logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Proof of History (PoH) là gì? Tổng quan về Proof of History

Proof of History (PoH) là gì? Tổng quan về Proof of History

  1. 1. Proof of History (PoH) là gì?
  2. 2. PoH được tạo ra để giúp Solana giải quyết vấn đề gì?
  3. 3. Cách thức hoạt động của Proof of History
  4. 4. Ví dụ về Proof of History và Solana
  5. 5. So sánh Proof of History với PoW, PoS, DPoS
  6. 5.1 Proof of Work
  7. 5.2 Proof of Stake
  8. 5.3 Delegated Proof of Stake
  9. 6. Đánh giá về ưu và nhược điểm của Proof of History
  10. 7. Tương lai của Proof of History có phải là sự đồng thuận?

Proof of History là gì có thể là vấn đề thắc mắc của nhiều người tìm hiểu về Blockchain. Đây là một trong những thuật toán đồng thuận của Solana đang xuất hiện dày đặc trên các diễn đàn liên quan đến Metaverse. Hãy cùng BHO Network tìm hiểu chi tiết hơn về cơ chế đầy tiềm năng này nhé!

1. Proof of History (PoH) là gì?

Proof of History (PoH) là một thuật ngữ Crypto dùng phương pháp đồng thuận mới giúp việc lưu trữ, truyền tải và bảo quản các dữ liệu Blockchain được xác thực của Solana. Phương pháp này có thể tạo ra các Block tiếp theo mà không cần phải phối hợp với tất cả các mạng trước. Dấu thời gian có thể giúp đồng bộ hóa dữ liệu trong việc xác minh tính hợp lệ của giao dịch.

2. PoH được tạo ra để giúp Solana giải quyết vấn đề gì?

Đầu tiên, Solana chính là nền tảng Blockchain mã nguồn mở có hiệu suất cao. Dự án có thể tạo Block mới với thời gian là 400ms tức 0.4s và hoạt động ở mức 5.000 TPS (khả năng mở rộng lên đến 700.000 TPS). Nhưng để mở rộng TPS lớn như vậy, sự đồng thuận về thời gian và trình tự các giao dịch cũng là một trong những thách thức lớn của Solana.

Đặc biệt là điều này xảy ra khi các Node không tin tưởng vào Timestamp nhận được từ các Node trong mạng. Proof of History của Solana được tạo ra để giải quyết vấn đề trên. PoH sử dụng SHA256 Hash function để làm tất cả các sự kiện hay giao dịch trên Solana đều được Hashing.

SHA256 sẽ nhận một đầu vào rồi tạo duy nhất một đầu ra. Đầu ra của giao dịch này sẽ được Solana dùng để làm đầu vào cho Hashing kế tiếp. Quá trình này sẽ tạo ra chuỗi giao dịch khiến Solana tin tưởng. Vì thế mà các Validator Node không cần quá trình thêm Timestamp một cách thủ công mà chỉ cần bổ sung các giao dịch vào một Block.

Tham khảo: Proof of Stake (POS) là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết về POS

3. Cách thức hoạt động của Proof of History

Cách thức hoạt động của PoH được kiểm chứng bằng việc tạo một sổ cái với đồng hồ. Kiểm chứng này đã đưa ra kết quả là các ghi chú trong mạng biết được thời gian hoạt động dù không có các Node khác.

Proof of History của Solana hoạt động dựa trên đồng hồ nội bộ của riêng nó. Các Node xác minh được các sự kiện/giao dịch và thời gian trôi qua ngay khi nhìn vào chuỗi Hashing.

Đặc biệt, việc này không cần xác thực thời gian với các node khác. Bằng chứng sử dụng một hàm VDF trì hoãn có thể xác minh được để băm các giao dịch đến và cũng ghi chú các giao dịch xảy ra.

4. Ví dụ về Proof of History và Solana

Nếu có ba giao dịch A, B và C. Solana thực hiện từng giao dịch này theo thứ tự thông qua Proof of History. Và được diễn ra như sau:

  • PoH (A, timestamp 0) sau khi được PoH băm thì tạo ra phiên bản mã hóa của A trên timestamp 0
  • PoH (B, timestamp 1) sau khi được PoH băm thì tạo ra phiên bản mã hóa của B trên timestamp 1.
  • PoH (C, time stamp 2) sau khi được PoH băm thì tạo ra phiên bản mã hóa của C trên timestamp 2.

Vì các giao dịch được cố định trong timestamp, điều này cung cấp một thước đo khách quan. Do đó nếu giao dịch B được nhập vào timestamp 0 thì toàn bộ chuỗi Blockchain sẽ bị ảnh hưởng. Với thuật toán này, việc kiểm tra giao dịch hoàn toàn không cần con người phải tham gia.

Nhờ vậy, việc xác nhận nhanh hơn Proof of Stake (PoS) và Proof of Work (PoW). Kết quả là Solana có thể đạt được tốc độ giao dịch lên đến 50.000 giao dịch mỗi giây (TPS), trong đó Proof of Work đạt được từ 5 đến 7 TPS và Ethereum đạt được 30 TPS.

5. So sánh Proof of History với PoW, PoS, DPoS

Proof of History của Solana được tạo ra với nhiều biến đổi vượt trội, xử lý được lượng lớn giao dịch trên mỗi giây. Nhìn chung phương pháp này có một tiềm năng rất lớn so với những nền tảng tiền nhiệm. Cụ thể, sự khác biệt giữa Proof of History và các cơ chế khác sẽ được làm rõ dưới đây.

5.1 Proof of Work

Đầu tiên, Proof of Work và Proof of History vẫn có một số điểm giống nhau. Ví dụ, cả hai đều dựa vào một chi phí xác định về việc tính toán để tạo ra các khối hoặc các chuỗi giao dịch.

Tuy nhiên, PoH giúp giải quyết thách thức của việc loại bỏ thời gian ra khỏi mạng lưới. Điều này còn làm Blockchain nhẹ và nhanh hơn nhiều so với việc sử dụng PoW. Bằng cách kết hợp với Tháp BFT, các cơ chế có thể được bảo vệ tốt hơn.

5.2 Proof of Stake

Để nhận thấy được sự khác biệt giữa PoH và PoS, đầu tiên bạn phải viết về PoS. Proof of Stake (PoS) là giải pháp mở rộng Ethereum. Tại PoS, những người tham gia mạng đóng góp Token để có cơ hội trở thành người khai thác khối tiếp theo và nhận phần thưởng liên quan.

Tuy nhiên, PoS đi kèm với một thách thức đáng kể được gọi là “nothing at stake”. Và khi triển khai PoH vào năm 2020, thách thức này được khắc phục bằng cách đưa ra một hình phạt đối với những người khai thác bỏ phiếu cho chuỗi không hợp lệ.

Ngược lại, PoH không ngăn chặn các tác nhân độc hại. Do đó, Solana triển khai Tháp BFT để đưa ra sự đảm bảo với những người tham gia mạng rằng các tác nhân xấu sẽ bị phạt bằng cách là stake của họ sẽ bị “slash” nếu họ thấy họ đang bỏ phiếu chống lại PoH.

PoS cũng dễ bị tấn công tầm xa, theo đó những người tham gia trước đó có thể chiếm quyền điều khiển chuỗi bằng cách tranh chấp các khối được tạo ra bởi những người tham gia sau đó. Tháp BFT ngăn chặn các cuộc tấn công như vậy bằng cách hợp thức hóa các khối đã nhận được phiếu bầu của hơn hai phần ba mạng.

5.3 Delegated Proof of Stake

Delegated Proof of Stake được sử dụng bởi EOS và một số người khác. Những người này sẽ ủy quyền sản xuất khối cho những người tham gia mạng khác để tăng thông lượng. Những người được ủy quyền này được bầu cử từ những bên nắm giữ Token.

Trong EOS, chỉ có 21 nhà sản xuất khối điều khiển mạng, có nghĩa mạng lưới được tập trung cao. Điều này có thể dẫn đến một rủi ro khác, các cử tri hợp lực với nhau và thao túng các cuộc bầu cử nhà sản xuất khối có lợi cho họ.

Trái ngược với vấn đề trên, Proof of History của Solana sẽ kết hợp với Tháp BFT để tăng cường độ bảo mật hơn dPoS. Cách này giúp ngăn chặn các tác nhân xấu bằng cách “slash” Stake của họ nếu họ bỏ phiếu chống lại giao thức đồng thuận này. Đây cũng có thể coi là giao thức đồng thuận được Blockchain chờ đợi.

Xem ngay: IDO là gì? Tổng hợp kiến thức cần có thu lợi nhuận "khủng"

6. Đánh giá về ưu và nhược điểm của Proof of History

Vì không có một thuật toán nào là hoàn hảo nên dù Proof of History là một cơ chế mới ưu việt, nền tảng vẫn sẽ tồn tại một số ưu điểm vượt trội đi kèm với một số nhược điểm về thiết bị như những phương pháp đồng thuận tiền nhiệm khác.

Ưu điểm: Nhờ áp dụng Proof of History mà Solana có thể thực hiện 50.000 giao dịch chứa 250 kb mỗi giây. Nếu dựa vào số dung lượng này, nếu tính theo 1 năm thì khối lượng dữ liệu có thể vượt mức 40 Petabyte. Đây sẽ là mà lượng dữ liệu khổng lồ mà chưa có tổ chức nào đủ khả năng lưu trữ cho đến thời điểm hiện tại.

Nhược điểm: Vì xử lý một khối dữ liệu cao đến như vậy thì các thiết bị mà Solana sử dụng phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt. Nếu không thỏa mãn yêu cầu thì dữ liệu sẽ bị loại ra khỏi cơ chế đồng thuận. Việc này dẫn đến sự khó phân quyền và tiêu tốn khá nhiều chi phí đầu tư phần cứng.

7. Tương lai của Proof of History có phải là sự đồng thuận?

Trong tương lai Proof of History được đánh giá là có tiềm năng rất lớn. Nhưng bất kỳ một thuật toán nào cũng đều có lỗ hổng và PoH cũng gặp phải.

Nếu bạn muốn tham gia với tư cách là người xác nhận tại Solana, bạn phải tìm hiểu thật kỹ thông số kỹ thuật. Nếu bỏ qua bước này bạn sẽ bị loại khỏi sự đồng thuận. Khi bạn nhìn vào trình xác thực Proof of Stake, bất kỳ thiết bị máy tính tiêu chuẩn nào cũng sẽ làm được, cho phép mọi người tham gia vào sự đồng thuận, do đó phi tập trung hơn nhiều.

Một lợi thế chính của Solana chính là tốc độ giao dịch nhưng chúng cũng là một trở ngại ở một khía cạnh. Hàng chục nghìn giao dịch tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ: 1 giao dịch khoảng 250kb, 50.000 TPS 250kb tương đương với khoảng 40 petabyte dữ liệu mỗi năm.

Đó là một lượng lớn dữ liệu và nhiều công ty chưa nói đến các cá nhân tư nhân, không thể lưu trữ lượng dữ liệu này. Vì vậy cần phải tìm ra giải pháp cho việc này trong tương lai.

Những bài viết cùng chủ đề:

Trên đây là những kiến thức mà BHO Network chia sẻ về Proof of History là gì và những thông tin liên quan đến thuật toán đồng thuận của Solana. Nếu bạn đang tìm hiểu về Proof of History thì có thể theo dõi các bài viết bổ ích của chúng tôi.

Xuất bản ngày 10 tháng 7 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare