logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Hard Cap là gì? Đánh giá dự án qua Hard Cap & Soft Cap

Hard Cap là gì? Đánh giá dự án qua Hard Cap & Soft Cap

  1. 1. Hard Cap là gì?
  2. 2. Soft Cap là gì?
  3. 3. Tại sao lại cần Soft Cap?
  4. 4. Tại sao lại cần Hard Cap?
  5. 5. Đánh giá dự án ICO như thế nào thông qua Soft Cap và Hard Cap?
  6. 6. Quy trình huy động Soft Cap cho dự án
  7. 6.1 Xác định chiến lược và Soft Cap phù hợp
  8. 6.2 Thuê nhà tiếp thị, cố vấn và nhân vật có ảnh hưởng đến tiền mã hóa
  9. 6.3 Thiết lập mục tiêu Soft Cap thực tế
  10. 6.4 Xây dựng chiến lược mới để đạt được Hard Cap
  11. 7. Ngoài Soft Cap và Hard Cap thì cần chú ý yếu tố nào khi đầu tư dự án ICO?
  12. 7.1 Chủ dự án
  13. 7.2 Thông tin của dự án trên Bitcointalk.org
  14. 7.3 Phản ứng từ cộng đồng
  15. 7.4 Whitepaper

Hard Cap là gì? Khi bạn tham gia ICO, IEO hay IDO thì Soft Cap và Hard Cap là hai chỉ số trong hình thức gọi vốn của các dự án tiền mã hóa. Vậy hai nền tảng này có điểm gì khác biệt? Hãy cùng BHO Network tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

1. Hard Cap là gì?

Hard Cap là số tiền tối đa mà một dự án dự định huy động từ việc bán Token của họ trong giai đoạn (ICO) ban đầu hoặc sự kiện gây quỹ thay thế của họ

Trong các chiến dịch gây quỹ, khi đạt đến Hard Cap, các nhà đầu tư sẽ hiểu lượng Token được coi là đã bán hết trong vòng gọi vốn đó. Tương tự như với Soft Cap, đội ngũ các dự án cũng cần phải tính toán để tìm ra được chính xác chỉ số này. Họ cần phải cân nhắc giữa mục tiêu và sự khan hiếm của Token trên thị trường.

2. Soft Cap là gì?

Soft Cap được hiểu là một số vốn cần thiết cho một dự án tiền mã hóa được kêu gọi từ cộng đồng. Nếu một dự án không thể huy động được toàn bộ số vốn tối thiểu này, chúng sẽ xảy ra hai khả năng.

Khi lập kế hoạch cho bất cứ một dự án nào, đội ngũ phát triển sẽ lập kế hoạch về khoản phí cần thiết trước để khởi chạy và tạo ra sản phẩm từng giai đoạn cụ thể. Với mỗi giai đoạn sẽ ứng với một số vốn cần thiết để phát triển.

Một là họ sẽ phải trả lại toàn bộ số tiền cho các nhà đầu tư tiếp tục phát triển với số tiền đó và huy động thêm khoản vốn khác trong các vòng gọi vốn tiếp theo.

Về mặt lý thuyết, các dự án sẽ cần phải tính toán kỹ lưỡng để ra đúng chỉ số Soft Cap cần thiết. Thông thường, đội ngũ phát triển sẽ đưa ra một kế hoạch kèm theo lộ trình phát triển cụ thể để thông báo cho các nhà đầu tư lý do tại sao họ lại cần số tiền đó.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chỉ số này lại được các dự án xác định một cách tùy tiện. Điều đó là việc làm không nên, chúng ta cần phải loại bỏ.

Xem thêm: Peer to Peer là gì? Chi tiết về mạng ngang hàng Peer to Peer

3. Tại sao lại cần Soft Cap?

Khi lập kế hoạch cho một ICO (Initial Coin Offering) hoặc STO (Security Token Offerings), người dùng cần đánh giá các khoản chi phí để khởi chạy dự án và tạo ra một sản phẩm khả dụng tối thiểu.

Trong đó, MVP (Minimum Viable Product) là một sản phẩm mẫu có giá trị cốt lõi để các khách hàng sử dụng và review lại. Điều đó góp phần giúp đội ngũ phát triển hoàn thiện sản phẩm hơn nữa trong tương lai.

Các chi phí Soft Cap cần bảo đảm bao gồm chi phí phát triển và vận hành, tương tự như tiền lương nhân viên và chi phí tiếp thị. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dự trữ một khoản tiền để trả những chi phí không mong muốn. Bởi điều này chắc chắn sẽ xuất hiện ngay khi bạn bắt đầu đưa ra ý tưởng của mình vào trong thực tế.

Hiện nay, Soft Cap quá nhỏ để có thể làm hỏng dự án của bạn vì ICO sẽ thành công khi huy động đủ số tiền cần thiết. Nhưng sau đó bạn sẽ nhận ra mình đang không đủ tiền để chi trả vì Soft Cap quá nhỏ. Lúc này, một dự án thất bại, các nhà đầu tư sẽ tức giận và xuất hiện các vấn đề về pháp lý liên quan và độ uy tín của bạn sẽ giảm.

Tuy nhiên, Soft Cap quá lớn cũng là một sai lầm. Các quỹ mạo hiểm cũng như các nhà đầu tư có thể cho rằng dự án của bạn không bao giờ thu được nhiều tiền và họ sẽ hướng khoản tiền này cho các dự án khác có khả năng thành công hơn.

Tương tự như Soft cap, bạn cũng cần xem xét kỹ lượng khi quyết định lập Hard cap. Nếu người dùng chọn Hard cap quá nhỏ, họ cần tận dụng được hết ý tưởng của mình. Nhưng nếu đặt một giới hạn Hard cap quá lớn, có thể gấp đôi số tiền vốn có. Điều này cũng có thể gây nên rắc rối lớn.

Số tiền tăng thêm không cần thiết sẽ nằm trong ví của bạn hoặc nó sẽ được chuyển thành tiền thưởng cho những người phát hành và cố vấn. Đây không phải là một ý tưởng hay. Trong trường hợp này, cộng đồng sẽ cho rằng bạn đang lãng phí tiền của các nhà đầu tư.

4. Tại sao lại cần Hard Cap?

Trong các vòng ICO hay IEO, dự án Hard Cap được chú ý nhiều hơn so với Soft Cap bởi vì ba lý do sau đây:

  • Sự khan hiếm của Token: Nếu không có Hard Cap thì cơ chế sẽ mất kiểm soát, nghĩa là Token tạo ra không có giới hạn trên thị trường. Điều này dẫn đến việc lạm phát cực độ của Token và hậu quả cuối cùng là nó sẽ mất đi giá trị.

  • Hard Cap gắn liền với lộ trình: Khi huy động vốn thì đội ngũ phát triển phải nêu lên và khẳng định được kế hoạch phát triển của họ. Nếu lộ trình không cụ thể thì sẽ không thu hút được các nhà đầu tư và khó đạt mức Hard Cap.

  • Giá trị nội tại: Với một dự án đạt được Hard Cap và không đạt được Soft Cap thì đa số người dùng sẽ cảm thấy dự án Hard Cap đáng tin và được chú ý hơn từ cộng động. Điều này đã thể hiện được giá trị nội tại của dự án này.

5. Đánh giá dự án ICO như thế nào thông qua Soft Cap và Hard Cap?

Khi dựa vào hai chỉ số Soft Cap và Hard Cap, những nhà đầu tư có thể đánh giá được tiềm năng của dự án ICO. Cụ thể như sau:

  • Khi một dự án tiền mã hóa có chỉ số Soft Cap và Hard Cap quá thấp hay quá cao đều sẽ phát sinh vấn đề. Nó sẽ phản ánh được khả năng tính toán cũng như năng lực kêu gọi vốn của đội ngũ dự án.

  • Khi đã có được một lộ trình phát triển cụ thể, kèm theo đó là Soft Hard Cap, nhà đầu tư sẽ biết được khả năng góp vốn của các thành viên, biết được số tiền đó sẽ dùng được cho những việc gì. Điều đó cho biết tiến độ thực hiện dự án đó như thế nào.

6. Quy trình huy động Soft Cap cho dự án

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp mới trên thị trường đã huy động vốn cộng đồng với mức Soft Cap đặt ra khác nhau. Chính vì thế mà việc cạnh tranh rất cao, cùng với đó là những doanh nghiệp lừa đảo xuất hiện nhiều khiến các nhà đầu tư càng đòi hỏi yêu cầu khó hơn.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không thể huy động được vốn hoặc đạt được Soft Cap. Bạn chỉ cần điều chỉnh chiến lược gây quỹ Soft Cap cho dự án ICO sao cho phù hợp với thị trường và xu hướng hiện nay. Hãy cùng BHO Network tham khảo một kế hoạch huy động Soft Cap như sau:

6.1 Xác định chiến lược và Soft Cap phù hợp

Đạt được Soft Cap cho dự án ICO không phải là điều không thể nhưng nó cũng không hề dễ dàng. Vì vậy, trước khi bạn muốn mục tiêu thành hiện thực, hãy cùng bàn với các thành viên trong nhóm để đưa ra những quyết định chiến lược chung hiệu quả.

Trước hết, bạn hãy nói chuyện với họ về mục tiêu và thảo luận về ngân sách hiện tại của bạn cùng khả năng có thể làm được những gì với chúng. Sau đó lắng nghe ý kiến ​​và đề xuất của từng thành viên. Hãy luôn nhớ nhóm đồng sáng lập của bạn là tài sản quý giá nhất và họ sẽ biết được nên đặt mức Softcap như thế nào tốt nhất.

6.2 Thuê nhà tiếp thị, cố vấn và nhân vật có ảnh hưởng đến tiền mã hóa

Tại sao bạn cần thuê những nhà tiếp thị? Bởi họ sẽ giúp bạn quảng bá về dự án ICO và mức Soft Cap của bạn cùng khả năng nâng cao nhận thức của các nhà đầu tư. Ngoài ra, đại lý tiếp thị có thể giúp bạn tiếp thị nội dung trên các trang báo, blog, social media và video,…

Tuy nhiên, đừng quên các cố vấn và những người có ảnh hưởng bởi họ là những chuyên gia trong lĩnh vực này. Những người này sẽ giúp bạn cải thiện được ý tưởng của mình. Ngoài ra, những người có ảnh hưởng về tiền mã hóa còn đưa các dự án của bạn cùng mức Soft Cap ra mắt với những follower của họ.

6.3 Thiết lập mục tiêu Soft Cap thực tế

Bước này có nghĩa là bạn nên có suy nghĩ về thực tế, không nên đặt số tiền Soft Cap lên quá cao. Hãy tìm một mục tiêu dễ dàng đạt được và đặt tất cả sự nỗ lực của bạn vào đó.

Ngoài ra, bạn cần có thời gian để huy động thêm vốn với Hard Cap. Đối với giai đoạn đầu huy động Softcap, người dùng chỉ cần tham khảo cách thị trường phản ứng với dự án.

6.4 Xây dựng chiến lược mới để đạt được Hard Cap

Nếu đi được đến bước Hard Cap thì chúc mừng bạn đã đạt được Soft Cap cho dự án ICO của mình. Tiếp theo, hãy xây dựng một chiến lược mới hiệu quả để đạt Hard Cap cho dự án của mình nhé!

Xem thêm: Liquid Staking là gì? Tổng quan về Liquid Staking

7. Ngoài Soft Cap và Hard Cap thì cần chú ý yếu tố nào khi đầu tư dự án ICO?

Không chỉ riêng mỗi ICO mà trước khi quyết định đầu tư vào bất kỳ dự án nào, bạn cũng đều phải cân nhắc kỹ lưỡng tất cả các yếu tố, từ khả năng thành công, định mức rủi ro. Một dự án ICO cũng cần phải chú ý những yếu tố cơ bản để đầu tư đạt hiệu quả cao.

7.1 Chủ dự án

Trước hết, bạn nên tìm hiểu về những người tạo ra dự án ICO để đánh giá được trình độ và khả năng của họ. Từ đó có cơ sở để đo lường cụ thể về khả năng thành công của dự án đó.

Trong một dự án ICO, nhóm phát triển và cố vấn sẽ là những thành phần quan trọng, không thể thiếu. Nếu trong số đó có những người có tiếng tăm và thành công trên thị trường thì càng tốt hơn nữa.

7.2 Thông tin của dự án trên Bitcointalk.org

Bitcointalk.org là một diễn đàn lớn về tiền mã hóa với forum. Một dự án ICO tốt sẽ được giới thiệu và trao đổi trực tiếp trên diễn đàn này. Bạn cũng nên tìm hiểu trước cộng đồng đang đánh giá dự án ICO này như thế nào, xem có phản hồi tốt hay không tốt, rủi ro cao hay thấp và rút ra nội dung cần phải chú ý khi đầu tư,…

Bởi đây là thông tin đa chiều nên bạn phải kết hợp cả kiến thức của bản thân và khả năng phân tích trong quá trình tìm hiểu. Một mẹo mà chúng tôi chia sẻ tới bạn là tìm đọc đánh giá của những người nổi tiếng giới Cryptocurrency hoặc đánh giá độ tin cậy của thông tin dựa trên các cấp bậc và mức độ của người tham gia trong diễn đàn.

7.3 Phản ứng từ cộng đồng

Một dự án ICO tiềm năng sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ của cộng đồng lớn. Nhiều mạng xã hội hiện nay đã trở thành một cộng đồng hỗ trợ như Twitter, Facebook. Bạn có thể tìm hiểu dự án từ các nguồn thông tin khác như Reddit, Slack,.. để có thêm những đánh giá chất lượng nhất cho dự án ICO mà mình đang hướng tới.

7.4 Whitepaper

Whitepaper hay còn được gọi là website thông tin. Chúng giống như một bản cáo bạch của dự án ICO và cho biết những thông tin cơ bản và quan trọng của dự án đó. Khi tìm hiểu về Whitepaper, nền tảng này sẽ cho biết giá trị dự án ICO mà bạn đang hướng tới có thể mang lại được những gì.

Những bài viết liên quan:

Như vậy, BHO Network đã chia sẻ tới bạn những thông tin về Hard Cap là gì qua bài viết trên. Hy vọng rằng, bạn đọc đã có thêm kiến thức để thấy được tiềm năng phát triển của các dự án trong quá trình gây quỹ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua website nhé!

Xuất bản ngày 09 tháng 12 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare