1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Liquid Staking là gì? Tiềm năng và cơ hội đầu với Liquid Staking

Liquid Staking là gì? Tiềm năng và cơ hội đầu với Liquid Staking

article banner image
  1. 1. Liquid Staking là gì?
  2. 2. Ưu điểm của Liquid Staking
  3. 3. Các rủi ro của Liquid Staking
  4. 3.1. Rủi ro tài chính
  5. 3.2. Rủi ro quản trị
  6. 4. Tiềm năng phát triển của Liquid Staking trong tương lai
  7. 5. Liquid Staking đem lại lợi ích cho các bên liên quan như thế nào?
  8. 5.1. Chia sẻ Protocol Fee
  9. 5.2. Governance
  10. 6. Những dự án Liquid Staking hàng đầu hiện nay
  11. 6.1. Ethereum
  12. 6.2. Kusama & Polkadot
  13. 7. Kinh nghiệm khi tham gia Liquid Staking
  14. 8. Cơ hội đầu tư đối với Liquid Staking
  15. 9. FAQs về Liquid Staking

Liquid Staking là gì? Đây là một cơ chế cho phép validator và người dùng cùng hưởng lợi với mức lãi suất lớn, đồng thời hỗ trợ cải thiện hiệu quả sử dụng vốn của nhà đầu tư. Vậy trong tương lai liệu Liquid Staking có phải là xu hướng phát triển mới? Hãy cùng BHO Network tìm hiểu các thông tin trong bài viết sau nhé!

1. Liquid Staking là gì?

Liquid Staking được dùng để mô tả các protocol (giao thức mạng). Tại đây cho phép tạo ra các Synthetic Asset (tài sản tổng hợp) dưới dạng fungible token. Chúng là những tài sản được stake nằm trong một mạng lưới phi tập trung.

Nói cách khác, người dùng có thể kiếm được một khoản lợi nhuận dựa trên số lượng tài sản mà họ đem stake.

Quá trình Liquid Staking được bắt đầu bằng việc một nhà đầu tư đem token đi stake vào một giao thức (protocol). Giao thức đó sẽ thay mặt họ và mint ra một loại token tương tự với tỉ lệ 1:1. Phần thưởng staking sẽ được tích lũy vào Liquid Staking token, tương tự như việc cung cấp thanh toán các khoản trên các sàn DEX.

Liquid Staking được dùng để mô tả các giao thức mạng

Các token đã stake có thể được hoán đổi hoặc đem ra sử dụng làm tài sản thế chấp vay tài sản. Trên thực tế, Liquid Staking token có thể chuộc lại ngay lập tức để các nhà đầu tư lấy lại token ban đầu stake và quá trình khôi phục này thường không mất quá nhiều thời gian.

Khi stake token để mint ra Liquid Staking token, các nhà đầu tư cũng có thể chọn cho mình những người xác nhận (validator) được cung cấp bởi giao thức sử dụng.

2. Ưu điểm của Liquid Staking

Lợi ích đối với validator cung cấp token Liquid Staking đó là số tiền staking tăng lên theo số người dùng quan tâm đến việc nắm giữ token của họ. Vì vậy, các validator sẽ có cơ hội trở thành validator khối và cũng có thể kiếm được nguồn lợi tức lớn hơn.

Người dùng thông qua đó cũng được hưởng một phần lợi vì những token này kiếm được lợi nhuận hàng năm gần với mức lợi nhuận stake mà blockchain phân phối mỗi năm. Điều này giúp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn vì người dùng có thể kiếm được nguồn lợi nhuận từ staking mà không bị khóa token của họ.

Số tiền staking tăng lên theo số người dùng quan tâm đến token

Điều đáng nói ở đây là những Liquid token này có thể được sử dụng bằng cách cho vay hoặc cung cấp ở dưới dạng thanh khoản. Phần thưởng từ phương pháp này sẽ thay đổi từ 5 đến 15% tùy thuộc vào blockchain.

Nhờ đó, người dùng có thể kiếm được nguồn lợi nhuận lớn hơn với các Liquid Staking token so với việc ủy ​​quyền và khóa token truyền thống, vốn sẽ bị giới hạn ở APY. Về mặt lý thuyết, nó cũng giúp bảo mật mạng vì càng có nhiều vốn trong các trình xác thực thì việc thực thể bên ngoài tấn công vào blockchain sẽ càng đắt do cần số tiền cổ phần lớn hơn.

Biểu đồ dưới đây sẽ cho bạn thấy tổng nguồn cung bị khóa với các trình xác thực của một số blockchain nổi bật nhất.

3. Các rủi ro của Liquid Staking

Liquid Staking có hai lớp rủi ro. Lớp dễ thấy nhất đó là rủi ro tài chính, lớp còn lại là rủi ro quản trị.

3.1. Rủi ro tài chính

Trong rủi ro tài chính lại gồm có 2 loại nhỏ hơn, đó là rủi ro thanh khoản và rủi ro hệ thống.

  • Rủi ro thanh khoản: Khi mua lại ngay lập tức Liquid Staking tokens có nghĩa rằng các giao thức phải duy trì một lượng token nhất định để đáp ứng mọi yêu cầu rút tiền sớm.

    Nếu thị trường xảy ra cú sốc đột ngột, kịch bản “ngân hàng tháo chạy” có thể xảy ra và khiến cho một số giao thức có khả năng gặp khó khăn về vấn đề thanh khoản.

  • Rủi ro hệ thống: Bởi Liquid Staking tokens có thể được sử dụng trên nhiều chuỗi. Do đó, sự sập đổ ở một trong những chuỗi này có thể gây ra tác động tiêu cực lan tỏa lên Liquid tokens của các giao thức khác và gây ra sự cố hệ thống.

Rủi ro thanh khoản là một loại của rủi ro tài chính

3.2. Rủi ro quản trị

Trong rủi ro quản trị bao gồm:

  • Staking tập trung (centralized staking): Liquid tokens cần có một mức độ hoạt động giao dịch/ vay mượn nhất định để triển khai tiềm năng lợi nhuận của chúng. Vì vậy, có khả năng là các giao thức Liquid Staking sẽ bị giới hạn về số lượng để thu thập càng nhiều tính thanh khoản càng tốt, từ đó duy trì Liquid tokens đã phát hành của họ.

    Do các nền tảng này đều chịu trách nhiệm ủy quyền tokens cho các validators, nên mật độ việc phát hành Liquid Staking quá lớn có thể dẫn đến việc stake centralization.

  • Rủi ro cắt giảm: nếu các validators gánh chịu trong thị trường bị đi xuống hoặc phải ký hai lần liên tục, phần thưởng staking của họ sẽ bị cắt giảm đi. Và do đó cũng gây ảnh hưởng đến các khoản lỗ do các nhà đầu tư đã ủy quyền tokens của họ.

    Điều này sẽ dẫn đến việc Liquid Staking tokens được hỗ trợ bởi một số lượng tokens cơ bản thấp hơn so với các token ban đầu. Trường hợp này vì thế cũng có thể gây ra rủi ro tiềm ẩn khi mua lại Liquid tokens.

  • Hành vi sai trái của các validators: Về mặt lý thuyết, các validators có thể “bán khống” các Liquid Staking tokens* của mình, sau đó thu về lợi nhuận một cách sai trái dẫn đến giảm giá trị của Liquid Staking.

Rủi ro cắt giảm là một loại rủi ro quản trị

Xem thêm: Binance Labs là gì? Tổng quan về quỹ đầu tư Binance Labs

4. Tiềm năng phát triển của Liquid Staking trong tương lai

Sau khi biết về thông tin Liquid Staking, người dùng sẽ có thể nhận ra được tiềm năng của nó trong tương lai.

Proof of Stake (PoS) hiện đã trở thành một tiêu chuẩn phổ biến để bảo mật các trang mạng phi tập trung. PoS có nhiều lợi thế hơn so với PoW - Proof of Work, ví dụ như thời gian tạo block nhanh hơn, thông lượng cao hơn, chi phí hoạt động thấp hơn, và tác động sinh thái thấp hơn,...

Vì thế, phần lớn các blockchain mới đều lựa chọn PoS, hoặc các tùy chỉnh của PoS để bảo mật mạng của mình.

Trong hầu hết các tùy chỉnh PoS và mạng PoS, native token thường được sử dụng làm tài sản thế chấp để xác định những người tham gia (validator) trong quy trình đồng thuận (staking).

Để đảm bảo tất cả các validator không gian lận trong việc xác nhận và xác thực giao dịch, các giao thức PoS sẽ luôn khóa số native token được staking, thậm chí tịch thu hoặc burn số token mà validator đã staking nếu phát hiện hành vi gian lận.

Phần lớn các blockchain đều lựa chọn PoS

Liquid Staking thường cho phép các validator hoặc các Delegator sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Khi người dùng deposit native assets vào các staking protocol, họ có thể tham gia bảo mật mạng, đồng thời nhận về phần thưởng khối.

Bên cạnh đó, người dùng còn có thể nhận lại synthetic assets dưới dạng fungible token tượng trưng cho staked token và sử dụng chúng để sử dụng trong các giao thức được hỗ trợ để kiếm thêm lợi nhuận.

5. Liquid Staking đem lại lợi ích cho các bên liên quan như thế nào?

Sau khi đi sâu vào tìm hiểu chi tiết Liquid Staking. Bạn có thể nhận ra được phần nào lợi ích mà Liquid Staking có thể đem lại cho các bên liên quan không? Cùng tìm hiểu trong phần dưới đây nhé!

5.1. Chia sẻ Protocol Fee

Phần lớn các dự án Liquid Staking đều tính protocol fee bằng cách tính một phần phí trên lợi nhuận mà người dùng thu được. Đây là cách tính phí hợp lý, dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi.

Thực hiện theo phương pháp này, dự án Liquid Staking hoàn toàn có thể chia sẻ tất cả hoặc một phần protocol fee cho những người giữ token hoặc stakers bằng phương pháp nào đó.

Dự án Liquid Staking có thể chia sẻ Protocol Fee

5.2. Governance

Vì các Liquid Staking Protocol nắm giữ một lượng token staking trong các mạng, do đó nó có quyền tham gia vào quá trình quản trị của dự án Layer 1 đó.

Giả sử các Liquid Staking Protocol trao quyền hạn này cho LDO holder thì mình nghĩ có thể đây là một use case nổi bật của nhóm dự án. Khi đó việc nắm giữ native token của Liquid Staking Protocol sẽ tương đương với việc có thể tham gia quản trị các hệ sinh thái liên quan khác.

Governance là một lợi ích khi bạn sử dụng Liquid Staking

6. Những dự án Liquid Staking hàng đầu hiện nay

Hiện nay, Liquid Staking có rất nhiều dự án đang phát triển, nổi bật nhất là hai dự án sau:

6.1. Ethereum

Ethereum được xem là “cái nôi đầu đời” của DeFi. Tới thời điểm hiện tại, đó cũng là một trong những nơi mà DeFi phát triển mạnh mẽ nhất và có tác động tới một số lượng lớn ETH bị khóa lại trong các DeFi Protocol.

Sự xuất hiện của dự án Liquid Staking giúp mở khóa không ít thanh khoản bị khóa ở mỗi giao thức DeFi & Staking trong PoS ETH 2.0. Qua đó giúp tạo điều kiện vận hành dòng vốn hiệu quả hơn.

Trên Ethereum, Liquid Staking phát triển mạnh nhất là Lido - một dự án được mở rộng theo chiều ngang khi hỗ trợ thêm Terra và trong thời gian sắp tới là Solana.

Ethereum là một dự án Liquid Staking

6.2. Kusama & Polkadot

Sự xuất hiện của dự án Tokenomic của Kusama & Polkadot đã khiến những dự án Liquid Staking khác cần thêm nhiều KSM và DOT để đấu giá “parachain slot” lại. Điều này làm cho Liquid Staking trở thành giải pháp vô cùng phù hợp cho hệ sinh thái Kusama & Polkadot.

Tuy nhiên, vì hệ sinh thái này vẫn tồn tại những điểm hạn chế về kỹ thuật nên các dự án Liquid Staking* vẫn chưa thể chạy mainnet trên relay-chain của nó. Dự kiến trong khoảng 6 - 12 tháng tới, Liquid Staking sẽ có thể sẽ tạo ra sức bật lớn hơn trong hệ sinh thái Kusama & Polkadot.

Có thể kể đến một số dự án giao thức Liquid Staking nổi bật chạy trên Kusama & Polkadot như: Bifrost, Stafi, Karura & Acala,…

Liquid Staking là giải pháp vô cùng phù hợp cho hệ sinh thái Kusama & Polkadot

7. Kinh nghiệm khi tham gia Liquid Staking

Mỗi nhà đầu tư khác nhau sẽ có những phong cách và khuynh hướng lựa chọn riêng của mình. Song, ba yếu tố quan trọng nên được xem xét trước khi tham gia bất kỳ dự án Liquid Staking nào bao gồm:

  • Nền tảng Blockchain cơ sở: Bạn cần ưu tiên hướng đến những dự án được xây dựng, tối ưu trên các hệ sinh thái Blockchain phát triển như Solana, Ethereum, Terra,…

  • Giá trị của dự án: Bạn phải tập trung phân tích và đánh giá những mục tiêu dự án hướng đến, vấn đề mà dự án muốn tập trung giải quyết, để từ đó xem chúng có gắn liền với nhu cầu hiện tại cũng như trong tương lai của thị trường hay không.

  • Khả năng kết nối và mở rộng: Nhà đầu tư nên cân nhắc về khả năng mở rộng, kết nối, tương tác của dự án với những hệ sinh thái khác thông qua tài sản tổng hợp (synthetic assets).

Nhà đầu tư cần ưu tiên những dự án có nền tảng Blockchain phát triển

8. Cơ hội đầu tư đối với Liquid Staking

Khi xem xét đầu tư một dự án thuộc Liquid Staking, bạn cần xem xét 3 yếu tố gồm có:

  • Hoạt động trên hệ sinh thái nào: Có phải là trên các hệ sinh thái DeFi phát triển mạnh mẽ như Ethereum, Terra, Solana,...

  • Cách dự án capture value cho native token: Xem xét các use case hiện tại và trong tương lai, cách capture value cho Native token.

  • Các synthetic assets được issue từ dự án được sử dụng trong các DeFi protocol và hệ sinh thái nào.

Cần xem xét nhiều yếu tố trước khi đầu tư vào Liquid Staking

Xem thêm: Metafi là gì? Tìm hiểu về Metafi và tiềm năng của Metafi

9. FAQs về Liquid Staking

Liquid Staking có thể phát triển trong tương lai không?

Liquid Staking có những ưu điểm vượt trội như giúp người dùng có thể vừa tham gia staking để bảo mật mạng lưới và nhận về phần thưởng khối, vừa tham gia vào DeFi (thị trường tài chính phi tập trung) để kiếm lợi nhuận thay vì chỉ chọn một trong hai như trước đây.

Đặc biệt, khi các nền tảng Blockchain đã và đang ưu tiên lựa chọn cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake thay vì Proof-of-Work, cơ hội để Liquid Staking phát triển hơn trong tương lai là quá rõ ràng. Vấn đề được đặt ra ở đây chỉ là câu chuyện liệu đội ngũ phát triển của từng dự án có thể khai thác tiềm năng này tới đâu.

Có nên tham gia vào các dự án Liquid Staking không?

Câu trả lời chúng tôi đưa ra là: Nếu bạn đang có một nguồn tiền nhàn rỗi và có mong muốn tối đa hóa lợi nhuận trong lĩnh vực Crypto. Vậy thì các dự án Liquid Staking chính là một sự lựa chọn mà bạn không nên bỏ qua.

Mặc dù vậy, trước khi tham gia, bạn cũng cần tìm hiểu chi tiết thông tin về dự án, nhất là giá trị cốt lõi, nền tảng cơ sở và khả năng mở rộng của dự án đó.

Những bài viết liên quan:

Trên đây, BHO Network đã tổng hợp cho bạn những thông tin hữu ích về Liquid Staking là gì. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã đưa ra ưu, nhược điểm cũng như cái nhìn tổng quan về tiềm năng phát triển trong tương lai để nhà đầu tư có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất cho mình. Hãy theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhé!

Xuất bản ngày 28 tháng 8 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare