- Blog
- Tin tức Crypto
- Metafi là gì? Xu hướng của Binance có gì đặc biệt?
Metafi là gì? Xu hướng của Binance có gì đặc biệt?
- 1. MetaFi là gì?
- 2. Tại sao lại xuất hiện MetaFi?
- 3. Cách thức hoạt động của MetaFi
- 4. Các ứng dụng phổ biến của MetaFi
- 4.1 Thế giới ảo (Virtual World)
- 4.2 Marketplace
- 4.3 Yield Farming NFT
- 4.4 Fan Token
- 4.5 Nền kinh tế làm chủ bởi cộng đồng
- 5. Hạn chế và thách thức hiện tại của MetaFi
- 6. Phương hướng khắc phục của MetaFi
- 7. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến MetaFi
- 8. Tiềm năng phát triển trong tương lai của MetaFi
MetaFi là gì? MetaFi là một sự thay đổi mô hình nhằm mang tới tiêu chuẩn hóa công nghệ Blockchain cho các ứng dụng quy mô lớn. Liệu trong tương lai nền tảng này có khả năng phát triển như thế nào? Qua bài viết này, BHO Network xin chia sẻ tới bạn đọc những lợi ích, thách thức cũng như cách thức hoạt động của MetaFi.
1. MetaFi là gì?
MetaFi là sự kết hợp giữa hai từ Meta (siêu dữ liệu) và Fi (DeFi). Nền tảng này là một sự thay đổi mô hình mới để phục vụ tiêu chuẩn hóa công nghệ Blockchain cho các ứng dụng có quy mô lớn Web 2.0 truyền thống.
Chúng bao gồm những kênh phổ biến như games, social media và Metaverse. Điều này cho thấy một tiêu chuẩn thống nhất giúp cải thiện được khả năng tương tác giữa các dự án.
MetaFi là nền tảng có sự thay đổi để phục vụ tiêu chuẩn công nghệ Blockchain mới
MetaFi là một khái niệm cung cấp nền tảng DeFi Infra tiên tiến và hiện đại cho tất cả các loại dự án khác nhau như Metaverse, GameFi, SocialFi, Web3, NFTs. Chúng đều được đặt chung một cái tên là MetaFi.
Điều này có thể được thực hiện nhờ siêu dữ liệu (gọi là metadata) để xác định quyền sở hữu nội dung. Ý tưởng của nhà phát hành về MetaFi là nhằm khai triển các chức năng của Blockchain vào một hệ sinh thái Meta để tương tác các tiêu chuẩn siêu dữ liệu sử dụng trên các nền tảng biến thể và Blockchain.
Để khai triển các chức năng của Blockchain thì MetaFi cần có các siêu dữ liệu MetaFi bao gồm sự kết hợp giữa các fungible và non-fungible Token cùng với khả năng quản trị cộng đồng như dự án DAOs. Mục tiêu của nền tảng này là xây dựng và thúc đẩy một hệ sinh thái mới dựa trên các thông số siêu dữ liệu đã được tiêu chuẩn hóa,
Thêm vào đó, chúng còn xây dựng dựa trên các tài sản kỹ thuật số và cho phép người dùng có thể áp dụng trong Web 3.0 và công nghệ Blockchain, đồng thời cung cấp tới các người chơi nhiều trường hợp sử dụng mới.
MetaFi xây dựng và thúc đẩy hệ sinh thái mới, các tài sản kỹ thuật số
Ngoài ra, sự kết hợp giữa các crypto khác nhau đã tạo nên một hệ sinh thái song song phục vụ đầy đủ nhu cầu của người dùng đến từ khắp nơi trên thế giới thông qua Blockchain.
MetaFi là sự kết hợp giữa meta và DeFi nhằm mục đích tạo ra các tiêu chuẩn cho siêu dữ liệu và các công nghệ khác trên mạng lưới. Ví dụ như tiêu chuẩn của metadata NFT và games.
Việc sử dụng Meta trong hoàn cảnh này có thể hiểu là “bao hàm tất cả” hoặc “một phương tiện để kết thúc” chứ không phải là từ viết tắt của Metaverse. Mặc dù nhiều ứng dụng chủ yếu được phát triển để sử dụng trong nền tảng này.
2. Tại sao lại xuất hiện MetaFi?
MetaFi ra đời nhằm mục đích kết hợp các tính năng của Blockchain vào một hệ sinh thái Meta nhất định. Những tính năng này sẽ tương tác với nhau thông qua nền tảng Defined Metadata Standards trên các Varian platform và Blockchain.
Hệ sinh thái MetaFi được tạo nên bởi các fungible và non-fungible Token, đồng thời, chúng còn được quản trị bởi nền tảng DAO. Có thể nói, MetaFi hướng đến việc cải tạo một hệ sinh thái mới thông qua các dữ liệu Meta đã được chuẩn hóa.
Dự án MetaFi được cấu thành bởi non-fungible và funfile Token
Thông thường, nhiều người cho rằng từ “Meta” là viết tắt của nền tảng Metaverse, nhưng thực tế không phải như vậy.
Trong bối cảnh phát triển của crypto như hiện nay, Meta được hiểu như một hệ sinh thái “bao hàm tất cả”. Ví dụ như MetaFi là một bức tranh được cấu thành từ nhiều mảnh ghép tiền mã hóa khác nhau, nhằm phục vụ người dùng thông qua Blockchain.
Xem thêm: CeFi là gì? Phân biệt giữa CeFi và DeFi
3. Cách thức hoạt động của MetaFi
Để cải thiện được khả năng tương tác giữa các ứng dụng, MetaFi đã tận dụng hầu hết các siêu dữ liệu từ trên Blockchain. Ví dụ: metadata của NFT thường sẽ chỉ chứa một địa chỉ duy nhất liên kết đến hình ảnh cho trước. Ngoài ra, người dùng cũng có thể thêm metadata vào giao dịch Bitcoin và nhập thêm thông tin dưới dạng NFT.
Hơn nữa, việc tạo ra các tiêu chuẩn siêu dữ liệu cũng có thể sử dụng trên bất kỳ Blockchain nào. Lúc này, các tài sản có thể đọc và phân loại được bằng máy dễ dàng.
Ví dụ: Một thị trường NFT có thể bắt đầu hiểu và trao đổi với các NFT từ nhiều Blockchain nếu tất cả chúng đều thể hiện theo phương pháp tương tự nhau.
MetaFi có thể tận dụng các metadata để mở rộng khả năng tương tác
4. Các ứng dụng phổ biến của MetaFi
Hiện nay, MetaFi bao gồm những ứng dụng tiện lợi nào? Hãy cùng BHO Network tìm hiểu qua những nội dung dưới đây nhé!
4.1 Thế giới ảo (Virtual World)
Thế giới ảo (Virtual Worlds) là một không gian kỹ thuật số nhằm phục vụ các môi trường như xã hội, công việc, thương mại hoặc trò chơi. Khi đại diện cho thế giới thực, chúng thường thể hiện dưới dạng một số yếu tố, ví dụ như đất đai khan hiếm có thể mua, giao dịch và xây dựng dựa trên cơ sở đó một cách dễ dàng.
Virtual World sẽ cung cấp cho bạn một thế giới để chơi, xây dựng hoặc gặp gỡ bạn bè và đồng nghiệp của bạn. Đối với các thương hiệu như Vans hoặc Converse, NFT có thể ở dạng một đôi giày kỹ thuật số hoặc một vật phẩm mà bạn có thể mang trong thế giới ảo như trong game hoặc trong project.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, NFT còn đi kèm với cả vật phẩm kỹ thuật số và quyền giao hàng thật trong tương lai. Chúng đóng vai trò như một loại vé có thể giao dịch cho sản phẩm ngoài đời thực.
Thế giới ảo (Virtual Worlds) sẽ cung cấp tới người dùng những vật phẩm kỹ thuật số
4.2 Marketplace
Marketplace (sàn giao dịch NFT) đây là nơi mà các nghệ sĩ, các nhà nghệ thuật có thể mua bán, giao dịch cũng như sưu tầm những sản phẩm nghệ thuật kỹ thuật số.
Ngoài ra, họ còn được tự do giao dịch và trực tiếp phát hành những loại NFT phổ biến như thiết bị đeo ảo, vật phẩm trong trò chơi, NFT nghệ thuật hoặc bất động sản,…Trong thế giới này, NFT được coi là tài sản tài chính và chi phối toàn bộ quyền sở hữu dành cho tất cả người tham gia.
Marketplace là nơi bạn có thể giao dịch, mua bán trực tiếp các loại NFT
4.3 Yield Farming NFT
Hiện nay, Yield Farming sử dụng NFT làm tài sản thế chấp để vay và sau đó tái đầu tư lại các khoản đã vay đó với tỷ lệ cao hơn. Một số NFT còn đi kèm với chức năng cho phép người dùng stake NFT để kiếm thêm lợi nhuận hoặc cho những ai muốn thuê thuê.
Yield Farming NFT thực hiện việc stake hoặc cho thuê để kiếm thêm lợi nhuận
Ví dụ: Những người cho vay đang tìm cách sử dụng nền tảng của Flowty để tạo ra thu nhập. Họ có thể chấp nhận các đề nghị cho vay từ những người vay đặt ra và cung cấp một số vốn được yêu cầu.
Người đi vay cũng có thể vay bằng cách sử dụng nền tảng của Flowty để mở khóa tính thanh khoản hoặc vốn trong thời gian ngắn vì nhiều lý do như tính kém thanh khoản của thị trường NBA Top Shot cao cấp hoặc để bảo vệ khoản đầu tư của họ.
4.4 Fan Token
Các Fan Token trong MetaFi vừa có thể thay thế, vừa cung cấp cho người sở hữu quyền truy cập vào các hình thức lợi ích khác nhau trong cộng đồng VIP hoặc các sự kiện đặc biệt. Ngoài ra, người dùng còn có quyền bỏ phiếu trong các cuộc bình chọn.
Các Fan Token của Socios được phát hành trên nền tảng Chiliz Chain Blockchain riêng của họ, tách ra từ hệ sinh thái ETH. Socios đã thông báo sẽ khai triển một Blockchain Chiliz thế hệ mới xây dựng trên nền tảng BNB Chain.
Blockchain mới này sẽ cho phép Socios mở rộng thêm các sản phẩm cung cấp đến các tổ chức thể thao và người hâm mộ, bao gồm Fan Token, NFT và nhiều tài sản kỹ thuật số khác.
Socios mở rộng thêm các sản phẩm thể thao tới người hâm mộ, trong đó có Fan Token
4.5 Nền kinh tế làm chủ bởi cộng đồng
Hiện nay, các cộng đồng này được phân chia và do chính chúng tự quản lý. Điều này sẽ mở ra một mô hình khá mới trong việc kiếm tiền từ kiến thức và kỹ năng sáng tạo.
Hơn nữa, mô hình “Create-to-Earn” cho phép người sáng tạo kiểm soát hoàn toàn các thể loại game và trực tiếp tham gia phát triển chúng. Điều này đã mang đến cho cộng đồng khả năng tạo ra tài sản NFT trong trò chơi và bán chúng trên các sàn giao dịch.
Đây là một cách làm khá mới nhưng mạnh mẽ mà nền kinh tế sáng tạo đang hình thành, nơi người chơi và lập trình viên có thể nêu lên ý tưởng của họ, cải thiện trải nghiệm trong trò chơi và kiếm tiền từ vốn sáng tạo của họ.
Cộng đồng này cho phép người chơi và lập trình viên thỏa sức sáng tạo
5. Hạn chế và thách thức hiện tại của MetaFi
Hiện nay, BNB Chain muốn xây dựng MetaFi để hướng tới một hệ sinh thái hoạt động hoàn toàn dựa trên metadata và đi kèm với hàng loạt yêu cầu về phần mềm lẫn phần cứng. Đây là một trong những thách thức lớn đối với các dApp và người tiêu dùng.
Ngoài ra, để thực hiện một cuộc cách mạng Blockchain hoá như vậy, BNB Chain cần phải nỗ lực hơn trong việc mở rộng và phát triển các lĩnh vực cốt lõi, giúp người dùng và lập trình viên dễ dàng tiếp cận hơn.
BNB Chain phải cải thiện, mở rộng các lĩnh vực cốt lõi để dễ dàng tiếp cận hơn
Ngoài ra, để có thể thao tác trên MetaFi dễ dàng hơn với mỗi người dùng, BNB Chain cần phải cải thiện các vấn đề khó khắc phục bằng cách giảm phí giao dịch, tăng khối lượng giao dịch lên và mở rộng quy mô các layer.
Cuối cùng là các vấn đề pháp lý liên quan đến việc quản trị và đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng. Ví dụ như việc trao quyền biểu quyết cho chủ sở hữu Token phải rõ ràng, cụ thể và minh bạch để công bằng cho những người tham gia.
6. Phương hướng khắc phục của MetaFi
Để hệ sinh thái MetaFi được định hình rõ nét hơn, BNB Chain cần có những chiến lược phát triển quy mô và nâng cấp thêm nhiều tính năng mới. Từ đó, người dùng và các nhà phát triển có thể tiếp cận gần hơn với các Blockchain, dApps để vận hành trên đó.
Ngoài ra, việc khám phá các tính năng hiện đại trên các công nghệ như layer 1 cũng là một điều thiết yếu. Hoạt động này có khả năng giảm chi phí giao dịch, tăng thông lượng, tối ưu hóa việc phát triển quy mô và giúp các ứng dụng chạy trên các Blockchain dễ dàng tiếp cận hơn.
Hiện tại, nền tảng DeFi và GameFi đang “làm mưa làm gió” trên thị trường. Vì vậy, một Tokenomics bền vững sẽ mang lại những lợi ích đáng tin cậy. Chúng chính là nhu cầu thiết yếu của người dùng.
Tokenomics mang lại những lợi ích bền vững, thiết yếu cho người dùng
Giải pháp cuối cùng cần thực hiện là tập trung vào cơ sở pháp lý của các hoạt động quản trị. Các hoạt động này bao gồm việc trao quyền cho người nắm giữ tham gia biểu quyết và kiếm lợi nhuận.
Do ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái và cộng đồng người tham gia nên các hoạt động quản trị cần phải rõ ràng, minh bạch để đảm bảo quyền lợi cho tất cả người dùng.
7. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến MetaFi
Chức năng của Marketplace trên MetaFi là gì?
Marketplace trên MetaFi đã tạo ra không gian giúp người dùng trao đổi, mua bán hoặc giao dịch các NFT.
Tại sao Binance lại đổi tên Binance Smart Chain (BSC)?
Nền tảng Binance đã đổi Binance Smart Chain (BSC) thành BNB chain nhằm tăng khả năng kết nối giữa BSC với BNB Token và hệ sinh thái Binance. Ngoài ra, việc đổi tên này còn là tiền để giúp phát triển dự án MetaFi.
Thành phần cốt lõi của MetaFi là gì?
Hiện nay, dự án MetaFi bao gồm các nền tảng như game, social media và Metaverse.
Hệ sinh thái mới của MetaFi phát triển như thế nào?
Hiện nay, MetaFi mong muốn tạo nên một hệ sinh thái mới dựa trên những nội dung sau:
-
Những thông số meta đã được tiêu chuẩn hóa dưới dạng Blockchain.
-
Những tài sản kỹ thuật số của dApps trong Web 3.0 và công nghệ Blockchain.
Xem thêm: Arbitrum là gì? Review giải pháp mở rộng Layer 2 hàng đầu
8. Tiềm năng phát triển trong tương lai của MetaFi
Tương lai của MetaFi đến giờ vẫn đang được hé mở, trong đó đã có một vài doanh nghiệp sẵn sàng được giới thiệu tới người dùng. MetaFi đóng một vai trò rất quan trọng.
Khi mà các hệ thống quản lý danh tính và quản lý danh tiếng phi tập trung có tác dụng cung cấp cho người dùng những quyền truy cập đơn giản vào tài sản kỹ thuật số của họ. Tuy nhiên, tất cả đều chỉ đang ở mức giai đoạn rất sớm và sơ khai.
Các dịch vụ được đặt tên là công cụ có thể giúp giải quyết những vấn đề còn tồn tại của địa chỉ ví loằng ngoằng và phức tạp. Thay vào đó, các dịch vụ này lại tạo ra những khả năng cho sai lầm của con người gây ra.
Tương lai của MetaFi vẫn còn chưa rõ ràng tuy đã có một vài doanh nghiệp sẵn sàng giới thiệu tới người dùng
Tất cả dịch vụ này cho phép bạn gửi Token của mình tới một địa chỉ ví đơn giản hơn. Ví dụ như nền tảng MatthewBSC.BNB, thay vì người dùng phải nhập một chuỗi địa chỉ BEP-20 dài dòng, giờ đây đã có thể gửi vào ví ngắn gọn hơn.
Nếu chúng ta muốn MetaFi thật sự trở thành một meta, BNB Chain cần phải phát triển nhiều tiêu chuẩn trên các Blockchain khác nhau, có thể là mạng lưới layer 0 hoặc layer 1. Bởi hiện nay, hầu hết các Blockchain không thể tương tác được với nhau 100%.
Việc làm này sẽ không thể thực hiện được nếu không có các dự án ổn định và có khả năng tương tác được với tính năng multi-chain và cầu nối. Những dự án này tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền tải một lượng khổng lồ về tài sản, dữ liệu.
Những bài viết liên quan:
- MakerDAO là gì? Tổng quan về hệ sinh thái MakerDAO
- DPoS là gì? Tìm hiểu về thuật toán Delagated Proof of Stake
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về thuật ngữ MetaFi. BHO Network hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc nắm được tổng quát MetaFi là gì cũng như hiểu hơn về tiềm năng phát triển của chúng trong tương lai.
Xuất bản ngày 28 tháng 8 năm 2022
Chủ đề liên quan