logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. BTC Hardfork là gì? Cách thức hoạt động của BTC Hardfork

BTC Hardfork là gì? Cách thức hoạt động của BTC Hardfork

  1. 1. Bitcoin Hardfork là gì?
  2. 2. Thông tin về Fork trên Blockchain
  3. 3. Fork được hình thành như thế nào
  4. 4. Lịch sử hình thành của BTC Hardfork là gì?
  5. 5. Phân loại Hard Fork
  6. 5.1 Hard Fork theo kế hoạch
  7. 5.2 Hard Fork cạnh tranh
  8. 6. Phân loại các Bitcoin Forks
  9. 6.1 Soft Fork
  10. 6.2 Code Fork
  11. 6.3 Merge Fork
  12. 7. Tại sao Bitcoin Hard Fork lại xảy ra?
  13. 7.1 Xung đột tầm nhìn
  14. 7.2 Lợi ích nhóm
  15. 7.3 Hard Fork có làm Bitcoin tăng giá không?
  16. 8. So sánh Hard Fork và Soft Fork
  17. 8.1 Tác động của Hard Fork
  18. 8.2 Tác động của Soft Fork

BTC Hardfork là gì? Những thông tin thú vị về Bitcoin Hardfork như thế nào? Đó chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều newbie khi bắt đầu tự tìm hiểu về thị trường Crypto hay Blockchain và các thuật ngữ trong Crypto. Vậy để có thể tìm được câu trả lời cho những thắc mắc ấy, mời bạn cùng BHO Network tham khảo nội dung bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn nguồn gốc và cách hoạt động của sự kiện này nhé!

1. Bitcoin Hardfork là gì?

Câu trả lời cho câu hỏi "BTC Hardfork là gì?" thì đó là sự kiện thay đổi những quy tắc của các giao thức Bitcoin làm cho các Block và Transaction cũ bị vô hiệu hóa. Khi Hard Fork xảy ra, tất cả người dùng và nodes buộc phải nâng cấp phần mềm Clients lên bản mới nhất.

Nếu một số node vẫn không thay đổi mà dùng quy tắc cũ thì sẽ xảy ra sự kiện Split Chain. Đây là sự chia tách chuỗi Block thành 2 chuỗi khác nhau với sứ mệnh và tầm nhìn khác nhau. Hầu hết, Hard Fork của Bitcoin đều bị tách Blockchain này nên có nhiều người nhầm rằng Hard Fork và Split Chain là một.

2. Thông tin về Fork trên Blockchain

VậyHardFork là gì? Hard Fork giống như một "tập hợp con" của Fork. Theo cấp độ đơn giản nhất, Blockchain như một tập hợp khổng lồ của nhiều Block dữ liệu. Khi dữ khối dữ liệu đổi liên kết với dữ liệu trước sẽ tạo thành chuỗi Blockchain vô hạn. Đây là quá trình được thiết lập qua khóa bảo mật an toàn.

Blockchain giống như một đường thẳng tạo từ nhiều đoạn. Mỗi đoạn tương ứng với một Block dữ liệu. Các khối có sự đồng thuận với nhau mới có thể liên kết với nhau. Vậy nên bất cứ sự thăng cấp nào cũng cần có sự đồng thuận các Block cùng hoạt động trên Blockchain. Nhưng điều đó khó xảy ra vì các khối thường đã liên kết với nhau qua bộ quy tắc chức năng bất biến.

Do đó, thay vì viết lại tất cả từ khối dữ liệu, trong Blockchain sẽ có một sự thay đổi qua ra các đợt Fork. Có thể hiểu là Fork xảy ra trên mỗi Blockchain nghĩa là quá sao chép lại phần mềm gốc nhưng sẽ có những cải thiện hơn so với phiên bản cũ.

Tham khảo: Cloud Mining là gì? Tổng hợp kiến thức về Cloud Mining

3. Fork được hình thành như thế nào

Vậy Hardfork được thực hiện như thế nào? – Đa số các Blockchain đều không thuộc quyền quản lý của bất kỳ cơ quan nào. Hầu hết các thành viên trong mạng Blockchain đều có quyền đề xuất thay đổi cải thiện mạng lưới. Nhờ đó, Blockchain tăng hiệu suất hoạt động tổng thể.

Trong mạng của Blockchain sẽ luôn có nhiều nhóm thành viên tham gia. Đó có thể là nhà phát triển, thợ khai thác, người dùng sở hữu. Các đối tượng trong mạng lưới đều có vai trò nhất định, một số ít có quyền biểu quyết cao hơn những người còn lại.

Đa số Blockchain hiện nay đều được xây dựng theo mã nguồn mở. Nghĩa người dùng nào cũng có được quyền truy cập và tham gia điều chỉnh. Mỗi bên tham gia trong hệ thống đều có những trách nhiệm nhất định. Vậy nên, sự hình thành của Fork phụ thuộc vào quyết định của từng bên.

Bên cạnh đội ngũ thợ đào thì nhà phát triển và người dùng cũng có vai trò không kém quan trọng trong các quyết định thay đổi. Các nhà phát triển sẽ giữ vai trò khởi tạo, cập nhật mã chạy. User thì giữ vai trò chủ chốt trong quá trình xác thực, kiểm toán, duy trì giao dịch của Blockchain.

4. Lịch sử hình thành của BTC Hardfork là gì?

Từ khi được Satoshi Nakamoto tạo ra đến nay, Bitcoin Hard Fork đã trải qua nhiều sự kiện Fork lớn nhỏ khác nhau. Nhưng nếu là gọi là Hard Fork đúng nghĩa thì thật ra chỉ có hai lần.

Tháng 08/2017, BTC Hard Fork đầu tiên của Bitcoin đã bắt đầu tại Block 478558. Yêu cầu thay đổi kích thước khối lên 8MB (hoặc 32MB). Tuy nhiên, sự thay đổi này không được nhiều nodes đồng ý. Khiến chỗi Bitcoin bị tách ra tạo nên đồng Bitcoin Cash (BCH). 10/2017, tại Block Bitcoin Gold (BTG) được hình thành sau khi Hard Fork xảy ra.

5. Phân loại Hard Fork

Sau khi hiểu được nền tảng BTC Hard Fork, BHO Network sẽ cùng bạn phân tích về hai loại Hard Fork cơ bản. Nền tảng được chia làm Hard Fork theo kế hoạch và cạnh tranh.

5.1 Hard Fork theo kế hoạch

Phiên bản nâng cấp hệ thống này sẽ được lên kế hoạch từ trước bởi bên phát triển. Loại Hard Fork này sẽ không gây chia rẽ cộng đồng nhiều. Bởi vì các quy trình được lên kế hoạch sẵn và có sự chuẩn bị nhất định. Một ví dụ cụ thể đó chính là: Đầu năm 2017, sự kiện mạng Monero diễn ra Hard Fork đã bổ sung tính năng giao dịch bí mật theo vốn lặp.

5.2 Hard Fork cạnh tranh

Hard Fork cạnh tranh xảy ra khi có sự bất đồng sâu sắc giữa những nhóm lợi ích cùng xây dựng Blockchain. Lúc đó, các người dùng thường có xu hướng chia làm 2 phe khác. Một phe ủng hộ Hard Fork nhằm hình thành mạng Blockchain mới mạnh mẽ hơn. Phe còn lại thì phản đối vì nếu Hard Fork xảy ra, gây ảnh hưởng đến những lợi ích.

6. Phân loại các Bitcoin Forks

Ngoài Hard Fork Bitcoin thì còn có nhiều loại Fork khác nhau nữa. Ví dụ như: Merge-Fork, Code Fork, Soft Fork... Vậy để hiểu hơn về các loại Bitcoin Forks này bạn hãy tham khảo các mục dưới đây nhé!

6.1 Soft Fork

Bitcoin Soft Fork là sự thay đổi phần mềm giao thức để làm mất đi hiệu lực của các giao dịch cũ. Bitcoin đã từng trải qua 16 cuộc Soft Fork từ trước đến nay. Soft Fork từng gây nhiều tranh cãi nhất của Bitcoin chính là Segregated Witness (2017).

Vào ngày 28/07/2010, Soft Fork đầu tiên của Bitcoin diễn ra với mục đích là vô hiệu hóa chức năng OP_RETURN. Lỗi này nghĩa là người dùng được cho phép có thể chi tiêu tất cả các Bitcoin nào trong mạng lưới.

6.2 Code Fork

Bitcoin Code Fork là những dự án dùng source code của Blockchain Bitcoin. Mục đích là để xây dựng nên một Blockchain riêng biệt. Dự án đầu tiên diễn ra vào năm 20110 là NameCoin. Tiếp đó là Litecoin (LTC), Dash và rất nhiều token khác.

6.3 Merge Fork

Merge Fork chính là những dự án kết hợp Source Code của Bitcoin với một Blockchain khác. Với mục đích tạo ra một Blockchain hoàn toàn riêng biệt. Điển hình vào năm 2018, Merge Fork là Bitcoin Private được Fork từ Bitcoin và ZClassic.

Tìm hiểu: Yield Farming Những kiến thức cần biết về Canh tác năng suất

7. Tại sao Bitcoin Hard Fork lại xảy ra?

"Tại sao Bitcoin Hard Fork?" đang được rất nhiều người dùng quan tâm. Vậy nên, trong phần nội dung dưới đây hãy cùng BHO Network tìm hiểu lý do nhé!

7.1 Xung đột tầm nhìn

Hard Fork xảy ra khi giao thức Bitcoin cần thay đổi luật lệ hoặc thêm chức năng mới trong những bản đề xuất BIP vào lưới. Việc Hard Fork là tốt cho các dự án Blockchain nền tảng nói chung cũng như mạng lưới Bitcoin nói riêng. Tất nhiên, không thể tránh khỏi những phản đối do không có chung tầm nhìn và lợi ích. Khiến Bitcoin Hard Fork bị chia tách tạo thành 2 chuỗi mới riêng biệt với nhau.

7.2 Lợi ích nhóm

Trước khi Hard Fork xảy ra, thường token được Fork ra từ Bitcoin sẽ airdrop cho người khác nắm giữ theo tỷ lệ nhất định. Nhiều dự án đã liên kết với sàn giao dịch. Mục đích để tạo ra token mới qua việc Hard Fork Bitcoin. Token này sẽ được hỗ trợ niêm yết trên sàn nhằm thu về số tiền lớn khi số token được xả ra.

7.3 Hard Fork có làm Bitcoin tăng giá không?

Dù nhiều người cho rằng nhận được airdrop qua cách nắm giữ BTC khi Hard Fork xảy ra sẽ làm cho nhu cầu tăng dẫn đến giá sẽ tăng. Tuy nhiên, từ trước đến giờ chưa có sự kiện Hard Fork nào có thể khiến cho Bitcoin tăng giá.

8. So sánh Hard Fork và Soft Fork

Khi bạn đã hiểu được BTC Hard Fork thì việc phân biệt sự khác nhau giữa Hard Fork và Soft Fork không còn là vấn đề nữa. Sau đây BHO Network sẽ giúp bạn hiểu hơn về các tác động của 2 Fork này nhé!

8.1 Tác động của Hard Fork

Hình thức phân tách này tồn tại những thách thức riêng. Vấn đề đầu tiên đó là tình trạng chia rẽ cộng đồng giữa các người dùng. Vì người dùng phải lựa chọn giữa ở lại với nhánh Blockchain chính hoặc đi theo nhánh mới hình thành.

Một vấn đề khác nữa chính là tình trạng chia sức mạnh băm khi bị Hard Fork trong mạng lưới Blockchain. Đây là tình trạng làm giảm đi khả năng xử lý cũng như bảo mật của toàn bộ hệ thống khiến cho mạng lưới rất dễ bị tấn công.

8.2 Tác động của Soft Fork

Soft Fork thường được cho là nhẹ nhàng hơn Hard Fork nhưng dạng Fork này lại dễ dàng bị lợi dụng bởi các nhóm đối tượng xấu. Với mục đích đánh lừa người dùng Full Node cũng như đội ngũ thợ đào nhằm xác định các Block giao dịch không hợp lệ.

User sẽ giữ nhiệm vụ giám sát Blockchain và duy trì bản sao hoàn chỉnh. Vai trò chính của người chơi là chắc chắn rằng tất cả các Block mới vẫn luôn tuân thủ theo đúng quy tắc cũ.

Khi phát hiện ra nhóm người đưa ra những quy tắc mới mà người dùng Full Node không biết thì đây là hành vi bị xếp vào nhóm vi phạm. Ví dụ như đối với mạng Bitcoin mang tính chất phi tập trung sẽ luôn được duy trì bởi Full Node là những người khai thác độc lập. Thợ đào đóng vai trò như là người xác nhận giao dịch đó có hợp lệ hay không để thêm vào Blockchain. Nhờ vậy, tình trạng lạm phát hay chi tiêu kép Bitcoin cũng bị ngăn chặn phần nào.

Nếu như kể xấu thành công trong việc đánh lừa người dùng Full – Node và hội hỗ trợ đào để giao dịch không hợp lệ được chấp nhận, Blockchain có thể đã bị hack. Hệ thống khi đó có nguy cơ sụp đổ. Để hạn chế thấp nhất rủi ro trên, hầu hết Blockchain thường cố gắng công khai toàn bộ Soft Fork.

Những bài viết nổi bật:

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn BTC Hardfork là gì? Nguồn gốc và cách hoạt động của Bitcoin Hardfork ra sao. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn khi tham gia vào thị trường crypto đầy thú vị và mới mẻ này. Hãy tìm hiểu kỹ về thị trường để lên kế hoạch cho việc đầu tư sinh lời từ hôm nay. Nếu người chơi còn bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với BHO Network thông qua website của chúng tối nhé!

Xuất bản ngày 04 tháng 2 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare