logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Hashrate là gì? Tổng quan kiến thức về thuật ngữ này

Hashrate là gì? Tổng quan kiến thức về thuật ngữ này

  1. 1. Hashing & Hash rate là gì?
  2. 1.1 Hashing là gì?
  3. 1.2 Các hàm thuật toán Hash phổ biến hiện nay?
  4. 1.3 Hashrate là gì?
  5. 2. Cách thức hoạt động của hàm băm
  6. 3. Mối quan hệ giữa Hashrate với giá Bitcoin
  7. 4. Hàm băm có tầm quan trọng ra sao trong Crypto?
  8. 5. Hash Rate của Bitcoin
  9. 6. Đơn vị Hash Rate của Bitcoin
  10. 7. Theo dõi Hash Rate Bitcoin ở đâu?
  11. 8. Cách để xác định tỷ lệ băm
  12. 9. Lý do Hash Rate lại tăng?
  13. 10. FAQs về Hashrate

Hashrate là gì? Hàm băm hoạt động ra sao? Mối quan hệ giữa Hashrate với Bitcoin như thế nào? Nếu bạn là người đang bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu trên thị trường về đầu tư tiền mã hóa thì bạn chắc chắn đã nghe qua thuật ngữ Hashrate. Vậy hãy cùng BHO Network tìm hiểu ngay nhé.

1. Hashing & Hash rate là gì?

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những khái niệm cơ bản của thuật ngữ Hashing là gì? Cùng với các thuật ngữ liên quan tới chúng để bạn có nắm bao quát.

1.1 Hashing là gì?

Hashing là quá trình biến đầu vào là một nội dung có kích thước, độ dài bất kỳ rồi sử dụng những thuật toán, công thức toán học để biến thành đầu ra tiêu chuẩn có độ dài nhất định. Quá trình này được thực hiện bằng cách sử dụng các thuật toán Hashing.

1.2 Các hàm thuật toán Hash phổ biến hiện nay?

CRC32: gồm 8 ký tự, dùng thuật toán Cyclic Redundancy Check. Có ưu điểm là tính toán nhanh và độ dài ngắn.

MD5: gồm có 32 ký tự, dùng thuật toán Message Digest. Hiện nay thuật toán này được sử dụng khá phổ biến vì tính chính xác cao và không quá nhiều thao tác xử lý.

SHA-1:

  • SHA-1: gồm 40 ký tự, dùng thuật toán Secure Hash Algorithm một phần của dự án Capstone của Chính phủ Hoa Kỳ.
  • Các va chạm chống lại thuật toán SHA-1 đầy đủ có thể được tạo ra bằng cách sử dụng phương thức tấn công phá vỡ. Do đó, hàm băm này cho đến nay được coi là không đủ an toàn.

SHA-2: là một tập hợp các hàm băm mật mã được tạo ra bởi Cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA), được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2001. Chúng được xây dựng bằng cấu trúc Merkle–Damgård, chức năng nén một chiều của nó được xây dựng bằng cấu trúc Davies–Meyer từ một hệ mật mã khối chuyên dụng.

1.3 Hashrate là gì?

Hashrate hay còn gọi là tỷ lệ băm, là thông số đại diện cho sức mạnh tính toán, giải thuật toán của máy tính để mã hóa dữ liệu theo một hàm băm đã được sử dụng trong các mạng lưới. Với cơ chế đồng thuận Proof of Work như là SHA-256 của Bitcoin, Ethash của Ethereum, Equihash của Zcash,...

2. Cách thức hoạt động của hàm băm

Các kết quả đầu ra có kích thước nhau khi các hàm băm có sự khác nhau, nhưng về kích thước của các kết quả đầu ra có thể nhận được sẽ không đổi hoặc luôn cố định.

Ví dụ:

  • Các kết quả đầu ra có kích thước 256 bit được tạo ra bởi thuật toán SHA-256
  • Một kết quả đại diện có kích thước 160 bit được tạo ra bởi thuật toán SHA-1

Để minh họa cho ví dụ trên, có thể chạy các từ “Binance” và “binance” qua thuật toán băm SHA-256.

Nhìn vào hình ảnh, một sự thay đổi nhỏ (viết hoa chữ cái đầu tiên) đã dẫn đến một giá trị băm có kết quả hoàn toàn khác. Bởi vì chúng ta đang sử dụng SHA-256 nên các kết quả đầu ra luôn có kích thước cố định đó là 256 bit (hoặc là 64 bit), cho dù kích thước dữ liệu của đầu vào là bao nhiêu. Hai kết quả đầu ra vẫn giữ nguyên cho dù chúng ta chạy hai từ đó qua thuật toán này bao nhiêu lần.

SHA, viết tắt của Secure Hash Algorithms (Thuật toán Băm Bảo mật). Là một tập hợp các hàm băm mật mã hóa, gồm có các hàm băm SHA-0, SHA-1; các nhóm hàm băm SHA-2, SHA-3. Các hàm băm khác cùng với SHA-256, SHA-512 thuộc về nhóm hàm băm SHA-2. Chỉ có các nhóm SHA-2 và SHA-3 hiện nay được xem là các nhóm hàm băm bảo mật.

Xem thêm: BTC Dominance là gì? Tìm hiểu tầm quan trọng của BTC Dominance

3. Mối quan hệ giữa Hashrate với giá Bitcoin

Trong mạng lưới Bitcoin, để giải được thuật toán SHA-256 phải nói đến Hashrate của Bitcoin - tốc độ tính toán của máy đào (miner). Bên cạnh đó, nó còn được xem là sức mạnh băm (Hash power), băm trên giây (Hash per second) - thước đo hiệu suất của miner. Nó là đơn vị đại diện cho số lượng tính toán SHA-256 kép được thực hiện trong vòng một giây.

Có thể thấy rằng, nhiều người thường đồng ý với sự suy giảm của Hash Rate cũng như chứng minh các miner đã rời bỏ mạng. Qua đó dẫn đến giá BTC có sự sụt giảm và ngược lại.

Từ lúc ra đời đến thời điểm hiện tại Total Hash Rate có nhiều tương quan với giá BTC. Do đó, một số nhà phân tích on-chain đã quan sát sự tăng giảm của Total Hash Rate để có thể dự đoán được xu hướng giá của BTC.

4. Hàm băm có tầm quan trọng ra sao trong Crypto?

Các hàm băm truyền thống được sử dụng trong nhiều trường hợp, bao gồm cả tra cứu cơ sở dữ liệu, phân tích các tệp lớn và quản lý dữ liệu.

Hơn nữa, các hàm băm mật mã còn được sử dụng khá rộng rãi trong các ứng dụng bảo mật thông tin, có thể kể đến như xác thực thông điệp và dấu vân tay kỹ thuật số. Các hàm băm mật mã là một phần thiết yếu trong quá trình đào Bitcoin, ngoài ra, cũng góp phần tạo ra các địa chỉ và khóa mới.

Hàm băm là công cụ mạnh mẽ xử lý một lượng thông tin lớn khi cần thiết. Ví dụ, thông qua hàm băm chúng ta có thể chạy một tệp hoặc một tập dữ liệu lớn, sau đó sử dụng kết quả đầu ra để xác minh nhanh chóng tính chính xác cũng như tính vẹn toàn của dữ liệu một đầu ra ngắn gọn. Với kỹ thuật này, chúng ta sẽ không còn phải lưu trữ và “ghi nhớ” một lượng thông tin lớn nữa.

Hashing là một quy trình đặc biệt hữu hiệu trong công nghệ Blockchain. Trong Blockchain Bitcoin có một vài hoạt động sử dụng quy trình Hashing và hầu hết các hoạt động đó là trong quá trình mining. Gần như tất cả các giao thức cryptocurrency trên thực tế đều dựa vào Hashing để liên kết và qua đó rút gọn các nhóm giao dịch thành những khối đồng thời tạo ra các liên kết mật mã giữa mỗi khối.

5. Hash Rate của Bitcoin

Trong mạng lưới Bitcoin, để giải được thuật toán SHA-256 phải nói đến Hashrate của Bitcoin - tốc độ tính toán của máy đào (miner). Bên cạnh đó, nó còn được xem là sức mạnh băm (Hash power), băm trên giây (Hash per second) - thước đo hiệu suất của người khai thác (tốc độ mà người khai thác giải mã Bitcoin). Trong mọi loại tiền mã hóa sử dụng bằng chứng công việc có hiển thị tỷ lệ băm.

Trong các tính toán về tỷ lệ băm tổng thể của mạng lưới Bitcoin cũng sử dụng Hash per second. Nó được tính toán dựa trên thời gian giữa các khối, rất có ích khi được đo trong khoảng thời gian dài hơn.

6. Đơn vị Hash Rate của Bitcoin

Đơn vị Hash Rate:

  • H/s (Hash/giây)
  • kH/s (KiloHash/giây)
  • MH/s (Megahash/giây)
  • GH/s (Gigahash/giây)
  • TH/s (Terrahash/giây) và PH/s (Petahash/giây)

Các mệnh giá Hashrate:

  • 1 kH/s là 1.000 (một nghìn) hash mỗi giây.
  • 1 MH/s là 1.000.000 (một triệu) hash mỗi giây.
  • 1 GH/s là 1.000.000.000 (một tỷ) hash mỗi giây.
  • 1 TH/s là 1.000.000.000.000 (một nghìn tỷ) hash mỗi giây.
  • 1 PH/s là 1.000.000.000.000.000 (một nghìn tỷ) hash mỗi giây.
  • 1 EH/s là 1.000.000.000.000.000 (một nghìn tỷ) hash mỗi giây.

Các chuyển đổi tương ứng:

  • 1 MH/s = 1.000 kH/s
  • 1 GH/s = 1.000 MH/s = 1.000.000 kH/s
  • 1 TH/s = 1.000 GH/s = 1.000.000 MH/s = 1.000.000.000 kH/s

7. Theo dõi Hash Rate Bitcoin ở đâu?

Chúng ta có thể theo dõi Hash Rate Bitcoin với một số địa chỉ uy tín và chất lượng dưới đây:

  • Block.com: là một trang tổng hợp nhiều chỉ số Bitcoin trong đó có chỉ số Hash Rate thống kê theo tối thiểu 24h.

  • Cryptocompare: giúp cho miner định giá và tính toán số lượng BTC được mine theo các thông số Hash Rate đầu vào

    • Hashing Power: Tốc độ đào
    • Power consumption: Mức tiêu thụ điện
    • Cost per KWh: Chi phí kilowatt mỗi giờ
    • Pool Fee (%): Phí của Pool
  • Whattomine: các thông số mine được xác định trên giây so sánh được rất nhiều loại dữ liệu loại máy đào, các thuật toán đào,….

Xem thêm: Whitelist là gì? Tìm hiểu tầm quan trọng của Whitelist

8. Cách để xác định tỷ lệ băm

Để ước tính tỷ lệ băm/ sức mạnh băm thông qua từ số lượng khối BTC được khai thác và mức độ khó khai thác khối ở hiện tại. Chi tiết hơn, với lượng thời gian trung bình T giữa các khối được khai thác và độ khó D thì tốc độ băm ước tính trên giây, và H được đưa ra công thức như sau: H = 232 D/T.

9. Lý do Hash Rate lại tăng?

Trong thị trường tiền mã hóa giảm thì lợi nhuận của những thợ mỏ cũng giảm đi đáng kể, vì có cùng một khối lượng công việc cần thực hiện như nhau nhưng giá lại giảm.

Ví dụ như, độ khó không có sự thay đổi nhưng giá của Bitcoin lại giảm từ $30.000 xuống còn $18.000. Đồng nghĩa với việc này thì thợ mỏ chỉ có thể bán Bitcoin được tạo ra từ hoạt động chỉ với mức giá là $18.000 thay vì giá sẽ là $30.000 như trước đây nữa.

Bên cạnh đó, khi giá của Bitcoin có xu hướng giảm, các nhà đầu tư trên thị trường hy vọng rằng độ khó và Hashrate của mạng lưới Bitcoin cũng sẽ giảm theo. Và sẽ tỷ lệ thuận với xu hướng giá của thị trường.

Mặc dù giá thị trường vẫn đang đi xuống nhưng Hashrate (tỷ lệ băm) của mạng lưới Bitcoin thì vẫn đang tiếp tục tăng lên theo cấp số nhân trong năm 2018, và giá trị của đồng Bitcoin đã giảm hơn 78%.

Trong trường hợp khó khăn như thế này, bắt buộc các máy đào phải ngày càng trở nên mạnh mẽ và có năng suất hoạt động lớn hơn nữa. Vì lý do đó mà hiện nay có rất ít nhà đầu tư nhỏ và vừa có đủ nguồn vốn cũng như thiết bị để có thể cạnh tranh với những ông lớn trong ngành.

10. FAQs về Hashrate

Hashrate có phải là một yếu tố quan trọng trong việc kiếm lợi nhuận về cho “thợ đào”?

Như những gì đã đề cập ở trên, Hashrate là yếu tố quyết định để “thợ đào” thu nhận về lợi nhuận. Đồng thời, để đạt được lợi nhuận hiệu quả nhất cũng cần quan tâm đến những vấn đề ngoài lề khác như giá Bitcoin, xu hướng thị trường như thế nào hay là độ khó trong việc giải hàm băm.

Nên đào Bitcoin khi Hashrate vẫn tăng mạnh không?

Câu trả lời là có. Hãy yên tâm về đào Bitcoin vì lượng BTC đào được sẽ vẫn còn ngay cả khi giá của nó đột ngột giảm. Bạn cũng có thể đợi giá Bitcoin tăng lên rồi đem bán đi.

Những yếu tố như Hashrate, phần thưởng block và tính cạnh tranh trên thị trường có ảnh hưởng lẫn nhau trên nhiều khía cạnh. Ngoài ra, việc đào Bitcoin sẽ trở nên cạnh tranh hơn khi ngày càng có nhiều thợ đào tham gia mạng lưới. Vì vậy, Hashrate phải mạnh thì mới đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường khi tham gia vào cuộc đua đào block Bitcoin.

Hashrate, lợi nhuận khai thác và độ khó giải hàm Hash có mối liên kết với nhau hay không?

Với nhiều góc độ khác nhau thì chúng sẽ phụ thuộc vào nhau. Bất kì trường hợp nào độ khó của mạng Bitcoin tăng lên, Hashrate cũng phải tăng lên. Do đó, người khai thác kiếm được Bitcoin và chi phí giao dịch.

Số lượng người khai thác trong mạng Bitcoin sẽ làm tăng độ khó vì một người khai thác có thể tìm nhiều nonce hơn mỗi giây. Khi có nhiều người tham gia vào thì độ khó sẽ tăng lên và số Bitcoin tìm ra sẽ càng giảm xuống. Tuy nhiên, lợi nhuận nó phụ thuộc vào giá Bitcoin, giá tăng thì lợi nhuận tăng và ngược lại.

Vì sao giá Bitcoin giảm mà Hashrate vẫn tăng?

Theo như ông Yuriy Avdeev - CEO của nền tảng Blockchain CINDX cho rằng: “Lẽ dĩ nhiên, các máy đào Cryptocurrency sẽ không dễ dàng bán tháo bán đổ các đồng Crypto mà chúng bỏ công đào được, tức là chúng đang tích lũy đồng Crypto trong thời gian dài.”

Mức độ phức tạp sẽ tăng dần trong tình trạng hiện tại và giá Crypto vẫn còn giảm không ngừng. Các quốc gia có giá điện rẻ cũng như sẽ có lợi thế hơn có thể kể đến như Canada, Iceland, Nga hay là các vùng phía Nam. Họ có khả năng đào Token với chi phí thấp hơn và lượng Hashrate thậm chí sẽ không giảm mà còn gia tăng là vì lý do đó.

Những bài viết liên quan:

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Hashrate là gì. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm rõ tổng quan về Hashrate. Hãy theo dõi BHO Network để cập nhật thêm những tin tức mới nhất của nền tảng này trong tương lai nhé!

Xuất bản ngày 17 tháng 8 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare