- Blog
- Tin tức Crypto
- IOTA (MIOTA) là gì? Review về tiền mã hóa MIOTA
IOTA (MIOTA) là gì? Review về tiền mã hóa MIOTA
- 1. IOTA (MIOTA) là gì?
- 2. Nguồn gốc ra đời của dự án IOTA
- 3. IOTA cần giải quyết vấn đề gì?
- 4. Giải pháp của IOTA
- 5. IOTA có những điểm gì nổi bật
- 6. IOTA Framework
- 7. Token IOTA là gì?
- 8. Thông tin của Token IOTA (MIOTA)
- 8.1 Các chỉ số quan trọng của Token MIOTA
- 8.2 Phân bổ MIOTA Token
- 8.3 Bán MIOTA Token
- 8.4 Lịch trình mở MIOTA Token
- 9. Ví lưu trữ MIOTA Token
- 10. Lộ trình phát triển của MIOTA
- 11. Đội ngũ phát triển và đối tác
- 11.1 Đội ngũ phát triển
- 11.2 Đối tác
- 12. Đánh giá tiềm năng tương lai của dự án IOTA
- 13. Kênh thông tin cộng đồng
IOTA là gì? Cũng tương tự như các loại tiền mã hóa Bitcoin, Ethereum, Litecoin,... IOTA cũng là một loại tiền mã hóa nhưng được cải tiến và có tính vượt trội hơn. Vậy IOTA được ứng dụng ra sao trong các lĩnh vực. Hãy cùng BHO Network tìm hiểu cơ chế hoạt động của IOTA cũng như thông tin chi tiết của MIOTA Token trong bài viết sau.
1. IOTA (MIOTA) là gì?
IOTA là một biến thể của Blockchain (Tangle) được thiết kế và sử dụng với mục đích phục vụ cho mạng lưới Internet of Things, hoạt động dựa trên một giao thức sổ cái phân tán.
IOTA giải quyết các giao dịch và truyền dữ liệu mới dựa trên tính cách mạng cho Internet of Things.
IOTA là một biến thể của Blockchain
2. Nguồn gốc ra đời của dự án IOTA
Đầu năm 2015, ông David Sonstebo đã quyết định sử dụng công nghệ Tangle để tạo ra một nền tảng module có thể mở rộng cho phép người dùng thực hiện các giao dịch vi mô mà không cần bỏ ra bất kỳ một khoản phí nào. Ông đã viết một whitepaper cực kỳ chi tiết cũng như lên kế hoạch tuyển dụng các nhà phát triển hay kỹ sư giàu kinh nghiệm để bắt đầu khởi chạy dự án.
Dự án IOTA được tạo ra bởi ông David Sonstebo vào đầu năm 2015
Sau một thời gian chuẩn bị, Sonstebo gọi dự án của mình với cái tên IOTA Foundation và đã khởi động một ICO, qua đợt khởi động ICO này đã thu hút được 1337 BTC. Tuy con số đạt được vẫn khá khiêm tốn vào thời điểm này nhưng nhóm vẫn quyết định tiếp tục thực hiện dự án.
Sau đợt ICO, ông đã ra một quyết định lớn hơn đó là việc từ chối sử dụng công nghệ blockchain thông thường mà thay vào đó chuyển hướng đến công nghệ Tangle của mình.
3. IOTA cần giải quyết vấn đề gì?
Một số vấn đề của các dự án blockchain đang gặp phải mà IOTA cần phải giải quyết hiện nay là:
- Chi phí giao dịch cao.
- Khả năng mở rộng quy mô rất thấp.
- Tốc độ xử lý và giao dịch còn rất chậm.
- Nguồn tài nguyên rất lớn: Phần cứng và năng lượng tổn hao cao.
- Khả năng truyền dữ liệu qua các thiết bị chưa đảm bảo được sự an toàn.
Xem thêm: Kusama là gì? Thông tin chi tiết về mạng lưới Kusama (KSM)
4. Giải pháp của IOTA
IOTA là dự án được dựa trên nền tảng Tangle và công nghệ sổ cái phân tán để góp phần giải quyết sự thiếu hiệu quả của công nghệ blockchain hiện nay. Đây cũng là điểm liên kết còn thiếu dành cho IoT và Web 3.0. Nội dung dưới đây là một số tính năng của phương pháp trên:
- Khả năng mở rộng quy mô được cải thiện.
- Các chi phí giao dịch được miễn phí hoàn toàn.
- Giảm được thời gian giao dịch nhờ hoạt động mạng tăng lên.
- Yêu cầu nguồn tài nguyên rất nhỏ, dự án được thiết kế để các thiết bị nhỏ như cảm biến vẫn có thể tham gia.
- Tất cả dữ liệu đều được mã hóa tạo điều kiện cho việc truyền, lưu trữ dữ liệu của các thiết bị trở nên an toàn hơn.
- Có thể giao dịch ngoại tuyến mà không cần đến thiết bị kết nối mạng.
IOTA đảm bảo an toàn trong quá trình truyền và lưu trữ dữ liệu
5. IOTA có những điểm gì nổi bật
Điểm đặc biệt của dự án IOTA là công nghệ của nó. Đây là Token không sử dụng công nghệ blockchain, IOTA được xây dựng dựa trên công nghệ Tangle.
Phương hướng phát triển của IOTA dựa theo công nghệ blockchain nhưng với một phương thức hoạt động hoàn toàn khác, bằng cách thay đổi hoàn toàn hệ thống thuật toán của cuốn sổ cái với thuật toán Tangle. Đó là một sổ cái phân phối dựa trên nền tảng DAG (Directed Acyclic Graph). Người dùng còn có thể gọi nó là “ Blockchain không có Blocks và Chain”.
Tangle tạo ra sự khác biệt rõ rệt, điểm khác lớn nhất đó chính là sẽ không có sự phân chia giữa người dùng và thợ đào như các Token lớn khác. Trong IOTA, người dùng và thợ đào có thể đổi vế cho nhau.
Thuật toán Tangle còn được gọi là “Blockchain không có Blocks và Chain”
Một điều đặc biệt mà IOTA sở hữu chính là bất kỳ giao dịch nào cũng phải trải qua việc xác nhận hai giao dịch khác để có thể hoàn tất giao dịch. Ngoài ra, người dùng có thể giao dịch offline trên nền tảng này, đây là một lợi thế rất lớn cho việc cạnh tranh của IOTA so với các dự án blockchain khác.
Thay vì việc xác nhận đồng thuận sẽ được chịu trách nhiệm bởi một nhóm bao gồm thợ đào hoặc người sở hữu số lượng lớn Token, thì trên nền tảng này toàn bộ mạng lưới người tham gia hoạt động giao dịch sẽ có quyền chấp thuận giao dịch.
Điều đó giúp cho sự đồng thuận trong IOTA sẽ không tách khỏi quá trình tạo giao dịch. Đó cũng chính là lý do cho phép IOTA có quyền được mở rộng mà không cần tốn bất kỳ chi phí nào, một điều mà các dự án blockchain trước đây không làm được.
Trên IOTA người tham gia hoạt động giao dịch sẽ có quyền chấp thuận giao dịch
6. IOTA Framework
Một trong những phần quan trọng của IOTA là Framework. Các thành phần của IOTA Framework gồm có:
- Digital Identity: Thiết lập khả năng tương tác và sự uy tín giữa các cá nhân, tổ chức và thiết bị, đồng thời dựa trên mã nguồn mở để phát triển các giải pháp nhận dạng.
- Tokenized Assets: Cho phép mã hóa tài sản trong thế giới thực.
- Stream: Công cụ tổ chức để điều hướng dữ liệu một cách an toàn thông qua Tangle.
- Smart Contract: Lưu lại những bằng chứng về các hoạt động trên Block.Smart Contract giúp tiết kiệm tiền và thời gian cho các bên liên quan thông qua quá trình tự động hóa.
- Access: Xây dựng hệ thống kiểm soát việc truy cập cho các thiết bị thông minh, thiết kế để có thể hoạt động với các tài nguyên IoT khác.
- Stronghold: Phần mềm triển khai bảo mật với mục đích bảo vệ thông tin kỹ thuật số tránh sự tiếp xúc với các tin tức và rò rỉ ngẫu nhiên.
Các thành phần của IOTA Framework
7. Token IOTA là gì?
MIOTA là token gốc của nền tảng MIOTA được xây dựng trên Tangle. Token này được tạo ra để phục vụ trong hệ sinh thái Internet of Things mà dự án này muốn hướng tới. Do đó, MIOTA sẽ được dùng làm phí giao dịch cho mạng lưới IoT.
MIOTA là token gốc của nền tảng MIOTA được xây dựng trên Tangle
8. Thông tin của Token IOTA (MIOTA)
IOTA Token có những chỉ số quan trọng nào? Cách bán như thế nào hay mục đích sử dụng của nó là gì? Qua các phần dưới đây sẽ giải thích một cách chi tiết để bạn có thể hiểu hơn về Token IOTA.
8.1 Các chỉ số quan trọng của Token MIOTA
- Token Name: IOTA.
- Ticker: MIOTA.
- Blockchain: Tangle.
- Token Type: Utility.
- Total Supply: 2,779,530,283 IOTA.
- Circulating Supply: 2,779,530,283 IOTA.
8.2 Phân bổ MIOTA Token
MIOTA Token sẽ không được phân bổ như các dự án Token khác bởi vì đã có tất cả 2.779.530.238 MIOTA được ra đời cùng một lúc. Khoảng 5% số lượng ICO được bán ở trong đợt huy động vốn của dự án ICO diễn ra vào ngày 24/11/2015 - ngày 20/12/2015.
8.3 Bán MIOTA Token
MIOTA đã tổ chức dự án ICO vào ngày 24/11/2015 - ngày 20/12/2015.
- Giá ICO: 1 MIOTA = 0.00059 USD.
- Tặng kèm 15% cho người mua đầu tiên.
Sau dự án ICO, số vốn đã huy động được là 590.000 USD.
8.4 Lịch trình mở MIOTA Token
MIOTA Token sau khi ra đời sẽ được trả về cho các nhà đầu tư đã mua ICO ngay lúc đó. Bởi vì toàn bộ 2.779.530.238 MIOTA ra đời trong cùng một lúc không có kế hoạch sẽ trả Token.
Sẽ chỉ có 5% số Token MIOTA được phân phối dành cho các người dùng tham gia crowdsale như một lời cảm ơn từ team dev vì đã góp phần tài trợ vốn vào việc phát triển dự án.
9. Ví lưu trữ MIOTA Token
Hiện nay, MIOTA token có thể được lưu trữ qua ví 3S.
3S Wallet được thiết kế và xây dựng dựa trên trải nghiệm của người dùng với tính năng bảo mật cao và luôn được cải thiện dựa trên tiêu chuẩn của ba giá trị cốt lõi “Đơn Giản - An Toàn - Bảo Mật”.
Hướng dẫn lưu trữ MIOTA token trên 3S Wallet
- Bước 1: Tại giao diện chính của 3S Wallet, chọn Receive (Nhận).
- Bước 2: Nhập MIOTA token vào ô tìm kiếm.
- Bước 3: Sao chép địa chỉ ví MIOTA và gửi MIOTA token vào địa chỉ đó để lưu trữ.
Để hiểu rõ hơn về cách lưu trữ MIOTA token trên 3S Wallet, bạn có thể xem video hướng dẫn tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=7x6m2a6bBEg
10. Lộ trình phát triển của MIOTA
Hiện tại IOTA đang hướng đến phiên bản mới đó là IOTA 2.0.
Lộ trình phát triển của IOTA
11. Đội ngũ phát triển và đối tác
Để tạo ra được một dự án thành công thì luôn cần có một đội ngũ phát triển giỏi, các đối tác và các nhà đầu tư lớn mạnh. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những thế lực hùng mạnh đứng sau IOTA nhé.
11.1 Đội ngũ phát triển
IOTA ra đời vào năm 2015, bởi 3 doanh nhân cho rằng nền tảng blockchain không phải là phương tiện hiệu quả nhất trong việc tạo ra sổ cái phân tán. Đến năm 2017, IOTA Foundation đã được thành lập với nhiệm vụ giám sát việc nghiên cứu, phát triển và tiêu chuẩn hóa IOTA.
Danh sách các thành viên của đội ngũ phát triển như sau:
- David Sonstebo - Là doanh nhân, người đồng sáng lập IOTA Foundation. Trước đó, ông đã thành lập một công ty IP phần cứng tàng hình chuyên về phát triển bộ xử lý năng lượng thấp để sử dụng trong các thiết bị IoT.
- Dominik Schiener - Là người đồng sáng lập của IOTA Foundation và đồng chủ tịch trong Hội đồng quản trị. Trước IOTA, anh đã thành lập các công ty như Bithaus hay Fileyy.
- Giáo sư Serguei Popov - Thành viên sáng lập thứ 3 IOTA Foundation. Ngoài ra, ông còn là giáo sư toán học tại Đại học Campinas ở Sao Paulo, Brazil, tác giả của whitepaper IOTA token và là người đã tạo ra Tangle.
- Jakob Cech - Trưởng bộ phận kỹ thuật của IOTA. Anh ấy nắm giữ một lượng kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật viết. Ngoài ra, anh còn từng là giám đốc chương trình tại Microsoft.
- Lewis Freiberg - Trưởng bộ phận Hệ sinh thái của IOTA. Năm 2013, ông đã bắt đầu tham gia vào ngành công nghệ sổ cái phân tán và đã từng dành một thập kỷ cho ngành công nghiệp phần mềm thương mại.
- Holger Kother - Giám đốc đối tác của dự án IOTA. Anh đã từng dành 15 năm sự nghiệp cho nhiều dự án CNTT tại các công ty đa quốc gia.
Đội ngũ phát triển của dự án IOTA
11.2 Đối tác
Đến thời điểm hiện tại, IOTA đã hợp tác với rất nhiều tập đoàn, công ty lớn nhỏ trong các lĩnh vực khác nhau. Trong đó có sự xuất hiện của OutMore Ventures - một trong những tập đoàn hàng đầu trong việc đầu tư mảng blockchain của Châu u. Ngoài ra, IOTA còn hợp tác với 2 tập đoàn lớn là Microsoft và Samsung để xây dựng thị trường BigData dựa trên nền tảng công nghệ Tangle.
Những đối tác hàng đầu của IOTA (MIOTA)
Xem thêm: Polkastarter (POLS) là gì? Tìm hiểu tiền mã hóa POLS từ A-Z
12. Đánh giá tiềm năng tương lai của dự án IOTA
Được phát hành ra thị trường vào tháng 7/2016, IOTA đã trải qua nhiều năm phát triển. Hiện tại, IOTA Token vẫn đang là một trong những Token nổi bật trên DeFi hiện nay. Nhiều người đánh giá rằng tiềm năng IOTA trong tương lai sẽ phát triển rất mạnh mẽ bởi những yếu tố sau:
- Sự phát triển của Internet of Things: IoT là một trong các nền kinh tế mới nổi và đem lại rất nhiều lợi ích trong cuộc sống. Mục tiêu IOTA đang nhắm đến thị trường này bằng tiền mã hóa. Theo các dữ liệu từ Statista, đã có hơn 30 tỷ thiết bị IoT trên toàn thế giới được kết nối với nhau. Được dự đoán là con số sẽ tăng lên khoảng 75 tỷ vào năm 2025.
- IOTA sở hữu nhiều tính năng độc đáo: Cung cấp cho người dùng tốc độ giao dịch nhanh hơn so với bất kỳ công nghệ blockchain hiện nay.
13. Kênh thông tin cộng đồng
Bạn có thể cập nhật và theo dõi những thông tin mới nhất về dự án IOTA tại:
- Website: http://iota.org/
- Twitter: https://twitter.com/iota
- Reddit: https://reddit.com/r/Iota
- YouTube: https://www.youtube.com/c/iotafoundation
- Discord: https://discord.iota.org/
- Linked: https://www.linkedin.com/company/iotafoundation/
Những bài viết liên quan:
- Shibaswap là gì? Tổng quan về sàn giao dịch Shibaswap (SHIB)
- Sipher là gì? Thông tin chi tiết về Sipher & Sipher token
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được đầy đủ và chi tiết về IOTA là gì. IOTA Token cũng là một loại tiền mã hóa tiềm năng đáng để đầu tư và hứa hẹn một sự phát triển vượt bậc trong tương lai. Hãy theo dõi BHO Network để cập nhật những tin tức mới nhất về IOTA trong tương lai nhé.
Xuất bản ngày 04 tháng 9 năm 2022
Chủ đề liên quan