logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. OpenSea là gì? Hướng dẫn sử dụng sàn OpenSea

OpenSea là gì? Hướng dẫn sử dụng sàn OpenSea

  1. 1. OpenSea là gì?
  2. 2. Điểm nổi bật của OpenSea
  3. 3. Tiềm năng của OpenSea
  4. 4. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của OpenSea
  5. 5. Hướng dẫn sử dụng sàn OpenSea
  6. 5.1 Kết nối ví vào sàn OpenSea
  7. 5.2 Tạo Collections và thêm NFT
  8. 5.3 Cách mua NFT trên sàn OpenSea
  9. 5.4 Thiết lập giá bán cho NFTs
  10. 6. Phí OpenSea như thế nào?
  11. 6.1 Phí dịch vụ giữa OpenSea và một số sàn NFT khác
  12. 6.2 Mint NFT mà không cần tốn phí gas?
  13. 7. Những rủi ro tiềm ẩn khi giao dịch trên OpenSea
  14. 8. Dự án tương tự
  15. 9. FAQs về OpenSea
  16. 9.1 Phương thức thanh toán trên OpenSea như thế nào?
  17. 9.2 OpenSea hỗ trợ những loại tiền tệ nào?
  18. 9.3 Cần lưu ý gì khi mua NFT trên OpenSea?

OpenSea là gì? Gần đây, các thị trường chuyên cung cấp NFT xuất hiện ngày càng nhiều. Nổi bật trong số đó là OpenSea, nơi mà bạn có thể mua bán, giao dịch NFT một cách dễ dàng nhất. Vậy cách sử dụng sàn OpenSea như thế nào? Các bạn hãy cùng BHO Network tìm hiểu về những điểm nổi bật hay tiềm năng của OpenSea qua bài viết dưới đây nhé!

1. OpenSea là gì?

OpenSea là một sàn giao dịch các non-fungible token (NFT). Sàn OpenSea cho phép người dùng đăng bán, trao đổi và giao dịch NFT của mình thông qua smart contract trong công nghệ blockchain.

Người dùng có thể giao dịch NFT của mình tại OpenSea

Trên OpenSea, người dùng có thể tham gia trao đổi, mua bán bất kỳ các bộ sưu tập NFT, vật phẩm hoặc các nhân vật trong game, các video nghệ thuật,... Bên cạnh đó, hàng loạt các nghệ sĩ lớn trên thế giới như Lupe Fiasco, Kevin Kelly và gần đây họa sĩ người Việt Xèo Chu cũng thu về 23,000 USD từ bức tranh NFT của mình.

OpenSea được phát triển và thiết kế gần như phù hợp với xu thế thị trường hiện nay, tạo nên một nguồn thanh khoản lớn cho số lượng NFTs trong thị trường crypto và cả non-crypto.

2. Điểm nổi bật của OpenSea

Trong OpenSea các giao dịch sẽ được thực hiện trước tiếp bằng smart contract mà không cần phải thông qua trung gian một bên thứ ba nào cả.

Hạn chế được các vấn đề rủi ro có thể xuất hiện trên sàn bởi vì các tài sản của người dùng sẽ được lưu trữ trực tiếp trên ví của mỗi người. Người dùng có thể sở hữu 100% các NFTs đã mua ở trên sàn OpenSea.

Người dùng có thể tự do sáng tạo và các NFTs đó còn được công nhận trên các phiên đấu giá của sàn. Với giao dịch tự do, không ràng buộc người dùng và có một mức phí hợp lý.

Các giao dịch trong OpenSea được thực hiện trực tiếp qua smart contract mà không cần qua bên thứ ba

3. Tiềm năng của OpenSea

OpenSea là một sàn giao dịch cực kỳ tiềm năng bởi những lý do sau đây:

  • Về sự phổ biến và sự công nhận của người dùng dành cho tiền mã hóa.
  • NFT đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong hệ sinh thái của DeFi
  • Và trong tương lai sắp tới, nhu cầu về token hóa sẽ không chỉ còn dành cho các sản phẩm số mà còn có các sản phẩm vật lý. Do đó, NFT vẫn luôn có một chỗ đứng riêng trên thị trường.

4. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của OpenSea

Trên sàn OpenSea các giao dịch sẽ được diễn ra thông qua chương trình Smart Contract, điều đó đồng nghĩa là sẽ không có một công ty hay tổ chức nào được nắm giữ quyền quản lý các mặt hàng của người dùng. Mà thay vào đó, người dùng sẽ lưu trữ NFT của bản thân trong các loại ví được hỗ trợ như WalletConnect, Coinbase Wallet, Metamask hay Fortmatic.

Ngoài thị trường mua bán, OpenSea còn cho phép các nhà phát triển hay các nghệ sĩ có thể tự tạo ra các NFT cho riêng mình. Với các NFT được ra đời, người dùng sẽ quyền được giao dịch hay bán trên nền tảng đó.

Các giao dịch trên OpenSea không cần phải thông qua một bên thứ ba nào cả

Để giúp người dùng có một cái nhìn tổng quan và dễ dàng hơn trong việc tạo ra một NFT cho riêng mình trên blockchain. OpenSea đã có những hướng dẫn chi tiết từng bước cho các nhà phát triển tạo ra NFT.

Không những vậy, nền tảng OpenSea còn hỗ trợ một quá trình mang tên Lazy Minting. Có nghĩa là người dùng sẽ không cần phải bỏ ra một khoản phí gas bất kỳ nào để hiện thị các tác phẩm của mình trên thị trường.

Xem thêm: Serum là gì? Toàn bộ thông tin chi tiết về Token SRM

5. Hướng dẫn sử dụng sàn OpenSea

Để có thể giao dịch trên sàn OpenSea, người dùng cần phải có một chiếc ví (như: Metamask, WalletConnect, Coinbase Wallet,...) để kết nối với các phí thanh toán cũng như nhận được các khoản từ việc mua bán khác. Dưới đây, là một số hướng dẫn sử dụng sàn OpenSea.

5.1 Kết nối ví vào sàn OpenSea

Đầu tiên, người dùng truy cập vào website của OpenSea: https://opensea.io/

Giao diện Website của OpenSea

Cách 1: Bấm vào 'Create' → Sau đó, tiếp tục ấn vào 'Use a different wallet'.

Cách 2: Ngoài cách 1, người dùng có thể truy cập trực tiếp bằng cách bấm vào biểu tượng ví ở góc phải màn hình giao diện.

Lưu ý: Khi sử dụng sàn OpenSea, người dùng cần phải nạp vào ví một khoản ETH nhất định trước khi thực hiện giao dịch.

5.2 Tạo Collections và thêm NFT

Người dùng có thể sở hữu cho mình bộ sưu tập riêng còn được gọi là “My Collections”, ở đây là nơi lưu trữ các NFTs của người dùng và được sử dụng với mục đích mua bán hoặc sưu tầm. Để tạo cho riêng mình một collections, người dùng hãy tham khảo các bước sau đây:

Ấn vào 'Create' → 'Create a collection'. Trong đó, OpenSea sẽ đề xuất cho người dùng một vài số công cụ tạo NFT như là MintBase, Cargo, Mintable, Rarible hay Zora để người dùng có thể lựa chọn.

Giao diện My Collections

Trong “My Collections”, người dùng có thể tạo cho mình một hay nhiều collections khác nhau để lưu trữ các NFTs.

Dưới đây, là một collections cá nhân đã được tạo với tên gọi là “Men with coins”, tiếp đó người dùng ấn vào 'Add Item' để thêm các NFTs của mình. Giao diện item sẽ hiển thị ra màn hình như sau, người dùng chỉ cần điền thông tin đầy đủ và ấn 'Create' là có thể tạo NFT thành công.

Giao diện tạo new item

5.3 Cách mua NFT trên sàn OpenSea

Để mua NFT trên OpenSea, bạn phải nạp vào ví Metamask ETH để làm phí gas và tài sản. Ví dụ như USDT, BNB, BUSD,... tùy vào từng sản phẩm bạn mua chấp nhận thanh toán bằng Crypto nào.

Bước 1: Trước hết, bạn chọn Marketplace và nhấp vào mục bạn muốn xem. Trên OpenSea có rất nhiều lựa chọn về NFT như:

  • New: Tác phẩm mới được thêm vào nền tảng.
  • Art: Danh mục này chứa những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng.
  • Music: Những tác phẩm về âm nhạc được bày bán.
  • Domain names: Bạn có thể tìm thấy các tên miền(.crypto) hoặc ENS (.eth) được rao bán tại đây.
  • Virtual worlds: Là nơi trưng bày những thứ liên quan đến trò chơi thế giới ảo như Decentraland.
  • Trading card: Là những thẻ sưu tầm thuộc nhiều thể loại khác nhau.
  • Sports, Collections và Utility: Những lựa chọn khác thuộc các danh mục được đề cập ở trên.

Những lựa chọn về NFT trong Marketplace

Lưu ý: Bạn nên cân nhắc kỹ và xem qua một số thông tin như giá bán, ưu đãi, xu hướng tiền năng khi lựa chọn mua bất cứ NFT nào.

Bước 2: Trong bước này, bạn chọn 'Sort by' để tìm danh sách những sản phẩm mà NFT bán chạy, giá thấp nhất, cao nhất, sản phẩm được nhiều người xem hay được nhiều lượt thích.

Người dùng chọn Sort by để lọc những sản phẩm theo từng tiêu chí

Bước 3: Sau khi chọn được NFT mong muốn, bạn hãy chọn vào sản phẩm và nhấn vào 'Buy now'. Sau đó, bạn chấp nhận thanh toán số ETH đó bằng việc xác nhận trên Metamask.

Người mua có thể trả toàn bộ chi phí và chọn “Buy now” để sở hữu cho mình NFT ngay lập tức

5.4 Thiết lập giá bán cho NFTs

Sau khi người dùng tạo NFT, trên giao diện màn hình người dùng ấn chọn 'Sell' → 'Connect Wallet' để thiết lập một mức giá cho NFT của bản thân. Có một lưu ý, ở bước này người dùng phải chuyển Network trên ví sang mạng Ethereum và tiến hành bước điều chỉnh giá cho NFT.

Tiếp theo, cài đặt giá cho NFT và ấn chọn “Post your listing”.

Sau đó, trên màn hình giao diện ví MetaMask sẽ hiển thị lên để trừ phí listing (chiết khấu 2.5%/NFT)

Người dùng ấn 'Confirm' để xác nhận thanh toán.

Nếu người dùng sở hữu số lượng NFT nhiều thì có thể thêm theo bước phía trên, sau đó giao diện của Collections sẽ hiển thị như sau:

Lưu ý: Để không phải mất quá nhiều phí listing, người dùng phải canh thời điểm gas gwei phù hợp và ở mỗi NFT người dùng đều có thể tùy chỉnh giá theo mong muốn.

6. Phí OpenSea như thế nào?

Các sàn giao dịch trên thị trường hiện nay đều có một mức phí dịch vụ nhất định và OpenSea cũng không ngoại lệ. Với một cơ sở hạ tầng mượt mà để người dùng trao đổi các NFT thì mỗi khi trao đổi một NFT nào, người dùng đều phải bỏ ra 2.5% phí dịch vụ.

6.1 Phí dịch vụ giữa OpenSea và một số sàn NFT khác

Dưới đây, là mức phí dịch vụ của sàn OpenSea và của một số sàn NFT khác trên thị trường hiện nay:

  • OpenSea: 2.5%.
  • Ebay NFT: 5%.
  • SuperRare: 15%.
  • Nifty Gateway: 20%.
  • Rarrible: 2.5%.
  • Foundation: 15%.
  • Binance NFT: 1%.

Và có một điều đặc biệt đó chính là tác giả của mỗi tác phẩm NFT sẽ nhận được tiền bản quyền tối đa là 10% trên thị trường và chỉ riêng chợ Rarible sẽ cho phép tác giả đặt phí bản quyền có thể lên tới 50%).

6.2 Mint NFT mà không cần tốn phí gas?

Để giúp cho người sáng tạo có thể mint NFT mà không phải trả một khoản phí mạng nào, với sự ra đời của “Lazy mining” đã hoàn toàn xử lý được điều đó. Cơ chế hoạt động của Lazy mining là khi tác giả mint một NFT nhưng vẫn nằm ngoài chuỗi và NFT đó sẽ được thêm vào chuỗi khi mà có người mua đầu tiên.

Lazy mining giúp người sáng tạo mint NFT không cần tốn phí gas

Cả OpenSea hay Rarible đều đã được kích hoạt tính năng này. Nhưng người dùng vẫn sẽ phải trả phí gas khi đăng ký tài khoản OpenSea. Nếu người dùng muốn giảm bớt chi phí thì chọn mạng lưới Polygon để tạo tài khoản và đăng NFT. Người dùng sẽ phải chịu cảnh khách hàng ít hơn hay khả năng bán NFT cũng thấp hơn so với khi giao dịch trên Ethereum.

7. Những rủi ro tiềm ẩn khi giao dịch trên OpenSea

Khi giao dịch ở một trong các sàn nào sẽ đều có những rủi ro nhất định, và ở OpenSea cũng không ngoại lệ. Để giúp cho Trader có thể nhận biết điều được các rủi ro có thể ảnh hưởng đến tài sản hay lợi nhuận, dưới đây là sẽ nêu rõ các rủi ro có thể gặp phải:

  • Không bán được NFTs: Người dùng có thể dễ dàng tạo ra một NFT trên OpenSea nhưng để bán được các tác phẩm đó là một điều không hề dễ dàng. Khi người dùng đầu tư quá nhiều vào việc tạo NFT mà không thể bán được hay bán với một mức giá thấp thì khả năng hoàn vốn là rất khó và phải chịu lỗ khoản tiền đã đầu tư.
  • Giá tiền mã hóa giảm: Hiện nay, OpenSea chỉ hỗ trợ việc mua bán cho người dùng thông qua tiền mã hóa chứ không chấp nhận thanh toán bằng tiền được pháp định. Cho nên mức giá sẽ phù thuộc vào việc thị trường tiền mã hóa biến động và giá giảm xuống có thể người dùng sẽ phải chịu một khoản lỗ từ đó.
  • Bị hack acc: Để trục lợi và sở hữu cho mình một lượng tài sản lớn, vào tháng 02/2022 một trong những vụ tấn công giả mạo đã được xảy ra. Làm cho nhiều người dùng bị ảnh hưởng và trên 250 NFTs bị đánh cắp với giá trị nhỏ nhất là 1.7 triệu USD.

Khi giao dịch trên OpenSea sẽ có những rủi ro có thể ảnh hưởng đến tài sản và lợi nhuận

Xem thêm: My DeFi Pet là gì? Thông tin chi tiết về Token DPET

8. Dự án tương tự

Những dự án tương tự với OpenSea trên thị trường hiện nay:

  • Binance NFT Marketplace.
  • Rarible.
  • SuperRare.
  • Socks.

9. FAQs về OpenSea

Có rất nhiều câu hỏi về OpenSea và dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất về OpenSea mà có thể có nhiều bạn thắc mắc và muốn được giải đáp.

9.1 Phương thức thanh toán trên OpenSea như thế nào?

Vì các mặt hàng trên OpenSea đều đang được hỗ trợ bởi blockchain cho nên việc thanh toán cũng được thực hiện bằng các loại tiền đã được mã hóa dựa trên nền tảng blockchain. Token được sử dụng phổ biến nhất đó chính là ETH. Ngoài ra, OpenSea còn hỗ trợ nhiều loại token khác nữa.

ETH Token được sử dụng phổ biến nhất trên OpenSea

Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng tiền tệ ở trong trò chơi để phục vụ cho việc mua bán các mặt hàng trên sàn OpenSea, vì có một số cộng đồng hay dự án tự phát hành riêng token dành cho riêng họ.

9.2 OpenSea hỗ trợ những loại tiền tệ nào?

Hiện nay, OpenSea chuyển từ ETH sang WETH và có đến hơn 200 tùy chọn thanh toán. Người dùng có thể tùy chọn loại tiền mà bạn chấp thuận khi bán, bao gồm cả stablecoin.

OpenSea có hơn 200 tùy chọn thanh toán

9.3 Cần lưu ý gì khi mua NFT trên OpenSea?

Để hạn chế đi những rủi ro xuất hiện trong quá trình mua NFT trên OpenSea, người dùng sẽ phải cần lưu ý một số điều sau:

  • Tìm hiểu kỹ càng về người bán để có thể đảm bảo rằng họ là chủ nhân của tác phẩm, tránh các trường hợp bị giả mạo hay đánh cắp tài khoản của tác giả khác.
  • Kiểm tra những thông tin cần biết trên Smart Contract.
  • Chú ý kỹ đến những bộ sưu tập đã được đánh dấu tích xác thực.
  • Và cuối cùng là biểu tượng cảnh báo Mintable.

Những bài viết liên quan:

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết và cụ thể về OpenSea là gì? OpenSea là một trong những sàn giao dịch hiệu quả và tiện ích dành cho các người dùng. Hãy cùng theo dõi BHO Network để cập nhật thêm những thông tin mới nhất về OpenSea trong tương lai nhé.

Xuất bản ngày 20 tháng 9 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare