logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. OpenOcean là gì? Những ưu điểm nổi bật của Token OOE

OpenOcean là gì? Những ưu điểm nổi bật của Token OOE

  1. 1. OpenOcean (OOE) là gì?
  2. 2. Điểm nổi bật của OpenOcean (OOE)
  3. 3. Thành phần chính của OpenOcean là gì?
  4. 4. Cách thức hoạt động của OpenOcean
  5. 5. Token OOE là gì?
  6. 6. Thông tin Token OpenOcean (OOE)
  7. 6.1 Những chỉ số quan trọng của OOE
  8. 6.2 Phân bổ Token OOE
  9. 6.3 Bán Token OOE
  10. 6.4 Lịch phát Token OOE
  11. 6.5 Mục đích sử dụng Token OOE
  12. 7. Cách kiếm và sở hữu OOE Token
  13. 8. Ví lưu trữ và sàn giao dịch OOE Token
  14. 8.1 Ví lưu trữ OOE Token
  15. 8.2 Sàn giao dịch Token OOE
  16. 9. Lộ trình phát triển
  17. 10. Đội ngũ dự án, nhà đầu tư, đối tác và đối thủ cạnh tranh
  18. 10.1 Đội ngũ dự án
  19. 10.2 Nhà đầu tư
  20. 10.3 Đối tác
  21. 10.4 Đối thủ cạnh tranh
  22. 11. FAQs về OpenOcean
  23. 11.1 Tương lai của OpenOcean
  24. 11.2 Có nên đầu tư vào OpenOcean không?
  25. 11.3 Cách OpenOcean tìm được giá tốt
  26. 11.4 Ai có thể swap trên OpenOcean?
  27. 11.5 Ai có thể thực hiện giao dịch Arbitrage trên OpenOcean

OpenOcean là gì? Nếu bạn đang tìm kiếm một giao thức tổng hợp toàn diện hay công cụ DeFi all-in-one hiệu quả với mức chi phí hợp lý thì bạn không nên bỏ qua OpenOcean. Vậy cách thức hoạt động của OpenOcean như thế nào? Mời các bạn hãy cùng BHO Network tìm hiểu tất tần tật về những ưu điểm nổi bật của OpenOcean và Token OOE ở bài viết này nhé!

1. OpenOcean (OOE) là gì?

OpenOcean (OOE) là một giao thức được tổng hợp đầy đủ đầu tiên được phát hành trên thị trường tiền mã hóa. Giao thức này được tích hợp khả năng cung cấp nguồn thanh khoản từ DeFi và CeFi. Ngoài ra, với OpenOcean, người dùng có thể được phép swap cross-chain.

Nhiệm vụ của OOE là tìm kiếm và tối ưu các tùy chọn giao dịch tốt nhất đối với các loại token khác nhau ở trên Public Blockchain. Giao thức có khả năng tự khắc phục những hạn chế thường gặp ở các DEX như: tính thanh khoản phân mảnh, phí giao dịch lớn và khả năng swap cross-chain.

OpenOcean có khả năng tự khắc phục những hạn chế thường gặp ở các sàn DEX

Bản chất của OpenOcean thực ra là một aggregator hoàn toàn miễn phí, có thể tương thích với các giao thức aggregator với khả năng tiết kiệm Gas fee. Cho nên, người dùng chỉ cần thanh toán Gas fee Blockchain và các phí swap cho các giao dịch thông thường được tính bởi các sàn giao dịch. Còn đối với OpenOcean, người dùng sẽ được miễn phí.

2. Điểm nổi bật của OpenOcean (OOE)

  • Trải nghiệm giao dịch đơn giản với mức giá tốt nhất trên DeFi và CeFi. Khi giao dịch bằng OpenOcean, người dùng sẽ không có bất kỳ khoản phí nào mà còn sẽ được hỗ trợ các khoản lỗ do trượt giá bằng các token của OOE. Khi người dùng giao dịch thành công, phí giao dịch sẽ tùy thuộc vào các sàn giao dịch DEX
  • Hỗ trợ giao dịch trên các sản phẩm khác nhau. Các sản phẩm sẽ được OpenOcean cung cấp:
    • Tổng hợp các thanh khoản từ sàn DEX.
    • Tổng hợp các thanh khoản từ sàn CEX.
    • Tổng hợp các sản phẩm phái sinh, yield, lending, bảo hiểm và tạo ra được lợi nhuận.
  • Tích hợp tính thanh khoản của DEX và CEX chính thống để cung cấp tính thanh khoản tốt hơn và tốc độ phản hồi nhanh hơn.
  • Hỗ trợ ví chính thống.
  • Cung cấp các công cụ như lệnh giới hạn và công cụ biểu đồ hình nến, cài đặt lãi và lỗ, theo dõi và cảnh báo theo thời gian thực, API và các công cụ giao dịch phái sinh.
  • Cung cấp giao diện người dùng được thiết kế để hỗ trợ chiến lược giao dịch của các nhà đầu tư tổ chức.

OpenOcean được tích hợp khả năng cung cấp nguồn thanh khoản từ DeFi và CeFi

3. Thành phần chính của OpenOcean là gì?

Thành phần chính của OpenOcean bao gồm:

  • Giao diện truyền thống: Với chức năng có thể swap khá phổ biến hiện nay như Uniswap, nhưng khi ở trên cùng một giao diện người dùng có thể kết nối nhiều chuỗi lại với nhau.
  • Phiên bản chuyên nghiệp:
    • CEX: Với CEX người dùng có thể đăng ký và thiết lập tạo tài khoản.
    • DEX: Với chức năng không cần xác minh danh tính, có thể giao dịch trực tiếp trên chuỗi, và cho phép thiết lập orderbook.

4. Cách thức hoạt động của OpenOcean

Trong OpenOcean, cơ chế tổng hợp được hỗ trợ bởi một mô hình thuật toán định tuyến thông minh, có thể cho phép nó tìm ra được các mức giá tốt nhất lẫn độ ổn định dành cho các Trader trên các sàn giao dịch tập trung và sàn giao dịch phi tập trung, mà không cần phải trả thêm khoản phí nào.

Giao thức OpenOcean được bắt nguồn từ các bản hợp đồng thông minh công khai chạy ở trên từng chuỗi công khai tổng hợp, cùng với đó là những công nghệ độc quyền như là thuật toán khám phá và định tuyến.

OpenOcean có cơ chế tổng hợp được hỗ trợ bởi một mô hình thuật toán định tuyến thông minh

Để có thể đạt tới mức tỷ lệ giao dịch cao hơn, OpenOcean đã sử dụng phiên bản tối ưu hóa của thuật toán Dijkstra (hay còn gọi là D-star) để phân chia định tuyến ở trên nhiều loại giao thức.

Ngoài những điều đó, OpenOcean còn cung cấp các công cụ khác như công cụ kinh doanh chênh lệch giá arbitrage API và SaaS cho phép người dùng có thể tận dụng được nhiều cơ hội giao dịch với mức giá chênh lệch một cách tự động.

OpenOcean cũng sẽ thực hiện trao đổi cho các sản phẩm phái sinh, yield, lending và bảo hiểm. Cùng với đó, dự án cũng sẽ đưa ra thị trường nhiều sản phẩm ký quỹ kết hợp của riêng mình và một dịch vụ quản lý tài sản thông minh.

Xem thêm: GuildFi là gì? Tổng hợp chi tiết về GuildFi & GF Token

5. Token OOE là gì?

Token OOE là một token quản trị, có thể cho chủ sở hữu được quyền biểu quyết trong cộng đồng của OpenOcean. Thêm vào đó, người dùng OpenOcean DEX còn được hưởng trợ cấp phí xăng và trượt giá tại các chiến dịch diễn ra trong tương lai.

Token OEE cho phép chủ sở hữu quyền biểu quyết trong cộng đồng của OpenOcean

Và một chương trình khai thác thanh khoản lúc ban đầu dự kiến sẽ hoạt động ngay sau khi phát hành nền tảng OOE. Vì mục đích trên, các pool ở các chuỗi khác nhau đã được tổng hợp như là: ETH, BSC, TRON,... bao gồm các cặp như: OOE/ETH, OOE/USDT, OOE/BNB,... sẽ được triển khai.

6. Thông tin Token OpenOcean (OOE)

Chắc hẳn những thông tin về Token OpenOcean (OOE) được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Phần nội dung dưới đây BHO sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về OpenOcean Token. Theo dõi tiếp nhé!

6.1 Những chỉ số quan trọng của OOE

  • Token Name: OpenOcean.
  • Ticker: OOE.
  • Blockchain: Ethereum, BSC
  • Token Standard: ERC20
  • BSC Contract: 0x9029fdfae9a03135846381c7ce16595c3554e10a
  • Polygon Contract: 0x9d5565dA88e596730522CbC5a918d2A89dbC16d9
  • Avalanche Contract: 0x0ebd9537A25f56713E34c45b38F421A1e7191469
  • Token Type: Utility
  • Total Supply: 1,000,000,000 OOE Circulating Supply: 150,00,000 OOE

6.2 Phân bổ Token OOE

Với lượng tổng cung lên tới 1.000.000.000 OOE, số lượng token sẽ được phân bổ theo sau:

  • Khai thác thanh khoản (34%): 340.000.000 OOE.
  • Phát triển hệ thống (29%): 290.000.000 OOE.
  • Team và cố vấn (18%): 180.000.000 OOE.
  • Nhà đầu tư và đối tác (10%): 100.000.000 OOE.
  • Hệ sinh thái (7%): 70.000.000 OOE.
  • Airdrop (2%): 20.000.000 OOE.

Biểu đồ sự phân bổ Token OOE

6.3 Bán Token OOE

Ở thời điểm hiện tại, OpenOcean vẫn chưa công bố những thông tin về việc mở bán token cho cộng đồng người dùng. Do đó, khi có bất kỳ thông tin nào BHO Network sẽ cập nhật sớm nhất cho bạn đọc.

Thông tin về các vòng mở bán token OpenOcean

Tuy chưa công bố thông tin, nhưng OpenOcean vẫn đã có nhiều đợt phân phối OOE như một phần thưởng cho người dùng, đừng bỏ lỡ cơ hội này nhé.

6.4 Lịch phát Token OOE

Lịch phát Token OOE sẽ được diễn ra như sau:

  • Khai thác thanh khoản (34%): Mở khóa dần trong 5 năm.
  • Phát triển hệ thống (29%): Mở khóa dần trong 3 năm theo roadmap của dự án.
  • Team và cố vấn (18%): Mở khóa dần trong 3 năm.
  • Nhà đầu tư và đối tác (10%): Mở khóa dần trong 2 năm.
  • Hệ sinh thái (7%): Mở khóa dần trong 3 năm.
  • Airdrop (2%): Được mở khóa ngay khi được phân phối.

6.5 Mục đích sử dụng Token OOE

Những mục đích sử dụng Token OOE:

  • Sẽ có quyền biểu quyết và đề xuất với các thay đổi hệ thống của OpenOcean.
  • Sẽ được giảm phí gas và được trợ cấp trượt giá.
  • Khai thác và cung cấp thanh khoản.
  • Có thể làm tài sản thế chấp để vay.
  • Nhận thưởng đối với phí giao dịch của người dùng.

Khi sử dụng OOE sẽ được giảm phí Gas và được trợ cấp trượt giá

7. Cách kiếm và sở hữu OOE Token

Mặc dù vẫn chưa có những đợt bán chính thức OOE token những OpenOcean cũng đã có những đợt phân phối OOE đến với cộng đồng bằng cách thông qua các chiến dịch khác nhau:

  • Vào 15/03/2021: Đã phân phối được 10.000.000 OOE airdrop cho người dùng trên nền tảng.
  • Vào 25/03/2021: Đã phân phối 200.000 OOE thông qua chương trình Trading Competition trên sàn OpenOcean.
  • Vào 03/04/2021: Đã phân phối 800.000 OOE thông qua chương trình Wallet Holder Offering (WHO) bằng ví SafePal.

8. Ví lưu trữ và sàn giao dịch OOE Token

Dưới đây, sẽ là danh sách những loại ví lưu trữ hay các sàn giao dịch dành cho Token OOE mà tất cả người dùng đều muốn biết rõ hơn.

8.1 Ví lưu trữ OOE Token

OOE token là một loại token hỗ trợ cho nhiều ví lưu trữ. Người dùng có thể chọn những loại ví như sau để sử dụng:

8.2 Sàn giao dịch Token OOE

Người dùng có thể mua Token OOE thông qua các sàn giao dịch sau: KuCoin, Gate.io, CoinEx, MEXC Global, LBank.

Sàn giao dịch Token OOE

9. Lộ trình phát triển

Dưới đây, là lộ trình phát triển của OpenOcean trong những năm vừa qua và trong tương lai:

Quý 3 - Quý 4 năm 2020:

  • Triển khai được Aggregator ở trên Ethereum, BSC và cả Ontology. Triển khai tính năng swap cross-chain.

Quý 1 năm 2021:

  • Tích hợp các thanh khoản từ sàn CEX.
  • Phát hành ra thị trường OOE token.

Quý 2 - Quý 3 năm 2021:

  • Triển khai thêm nhiều sản phẩm giao dịch phái sinh đối với cặp USD.

Quý 4 năm 2021:

  • Triển khai thêm nhiều sản phẩm giao dịch phái sinh đối với các cặp cryptocurrency khác nữa.

Quý 1 - Quý 2 năm 2022:

  • Ra mắt thị trường giao dịch Cross-exchange kết hợp với pool đòn bẩy.

Quý 3 - Quý 4 năm 2022:

  • Ra mắt thị trường “Yield Liquidity Mining”.
  • Kết hợp thêm được nhiều sản phẩm của DeFi/CeFi vào OpenOcean.

Quý 2 - Quý 3 năm 2023:

  • Ra mắt thị trường tính năng quản lý tài sản trên cả hai nền tảng DeFi và CeFi.

Lộ trình phát triển của OpenOcean

10. Đội ngũ dự án, nhà đầu tư, đối tác và đối thủ cạnh tranh

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về đội ngũ dự án, nhà đầu tư, đối tác và các đối thủ cạnh tranh của OpenOcean qua những thông tin dưới đây nhé.

10.1 Đội ngũ dự án

Dự án OpenOcean được xây dựng bởi một nhóm gồm các kỹ sư và các cựu nhân viên cấp cao từ các sàn giao dịch hàng đầu trong ngành cùng với đó là sự hỗ trợ đến từ các công ty công nghệ đa quốc gia như IBM, Intel hay HP.

10.2 Nhà đầu tư

Qua 2 vòng gọi vốn cùng với sự tham gia của nhiều quỹ đầu tư lớn trong thị trường giao dịch. Hiện tại OpenOcean đã được đầu tư hơn 2 triệu USD.

  • Private round: Round này bao gồm các nhà đầu tư như Altonomy, AU21, FBG, DAO Maker, LIAN Group, TRON Foundation, Asymmetries Technologies, Block Dream Fund.
  • Strategic round: Được dẫn dắt bởi Binance và còn có thêm sự tham gia của một số nhà đầu tư như Kenetic, Muliticoin, CMS hay LD Capital.

Các nhà đầu tư của OpenOcean

10.3 Đối tác

Đối tác chính của OpenOcean hiện nay đang là các sàn giao dịch DeFi và CeFi ở trên khắp mọi thị trường cryptocurrency như là Uniswap, SushiSwap, Balancer hay Binance. Điều này giúp cho việc thanh khoản của người dùng có một mức giá tối ưu nhất.

Thông tin mới nhất trong thời gian gần đây, đó là sự hợp tác giữa OpenOcean và ZenLink. Điều này đã giúp cho OpenOcean không còn giới hạn ở BSC hay trên Ethereum nữa mà đã được mở rộng sang cả Polkadot.

Các đối tác của OpenOcean

10.4 Đối thủ cạnh tranh

Một số đối thủ đang cạnh tranh với OpenOcean hiện nay là: 1Inch, Matcha,...

1Inch là một trong những đối thủ cạnh tranh của OpenOcean

Xem thêm: Project Galaxy (GAL) là gì? Tổng quan chi tiết về GAL token

11. FAQs về OpenOcean

Có rất nhiều câu hỏi về OpenOcean và dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất về OpenOcean mà có thể rất nhiều bạn thắc mắc và muốn được giải đáp.

11.1 Tương lai của OpenOcean

OpenOcean cung cấp cho người dùng một nền tảng giao dịch đa chuỗi cho phép trải nghiệm giao dịch AMM gần như một cách tức thì. Cùng với nhiều tính năng nổi bật như giao dịch cross-chain, order-book, lệnh ký quỹ hay các sản phẩm phái sinh được gói gọn trong một nền tảng duy nhất.

Cho đến bây giờ, OpenOcean đã khẳng định vị trí của mình là một nền tảng tổng hợp thị trường tối ưu với người dùng. Dự án đã được sự ủng hộ của rất nhiều người dùng khi lượng mua các địa chỉ ví hay khối lượng giao dịch diễn ra đều tăng hàng ngày.

OpenOcean là một nền tảng tổng hợp thanh khoản tối ưu với người dùng

OpenOcean vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu và công ty là người tiên phong trong lĩnh vực DEX/CEX tổng hợp. Với việc đã ra mắt thị trường phiên bản Pro và có tích hợp thêm sàn CEX, OpenOcean còn được thiết lập để tạo ra một tác động lớn đến không gian giao dịch tiền mã hóa.

11.2 Có nên đầu tư vào OpenOcean không?

Tính tới thời điểm hiện tại, OpenOcean đã có hơn 150.00 địa chỉ truy cập đến từ hơn 210 quốc gia và khu vực. Từ khi thành lập đến ngày 26/3/2021, OpenOcean đã có hơn 440.000 giao dịch và hơn 800 triệu USD khối lượng giao dịch.

OpenOcean đã được Dappradar đánh giá là ứng dụng được sử dụng nhiều đứng thứ 3/4 trong số tất cả các sàn giao dịch DEX về số lượng người dùng đang hoạt động. Bên cạnh đó, OpenOcean còn được xếp hạng là DEX aggregator số một trên Binance Smart Chain. Chính vì thế, việc đầu tư vào OpenOcean là việc hoàn toàn nên làm để kiếm thêm được nhiều lợi nhuận.

Việc đầu tư vào OpenOcean có thể mang lại lợi nhuận cao

11.3 Cách OpenOcean tìm được giá tốt

Điều quan trọng nhất khi muốn tìm được giá tốt đó là phải tiếp cận được với các sàn giao dịch có giá tốt nhất và có tính thanh khoản sâu. Để giúp cho người dùng tìm được giá tốt nhất, OpenOcean sẽ tìm kiếm một số DEX và CEX để tìm hiểu giá và tính thanh khoản, sau đó chia đơn hàng với các lộ trình khác nhau để có một giao dịch với mức giá tốt nhất.

DeFi đã tạo ra rất nhiều DEX và ở mỗi DEX sẽ có các nhóm và thanh khoản riêng biệt mà việc truy cập sẽ không tiện khi vào cùng một lúc. Vấn đề xuất hiện khi ở mỗi nhóm sẽ có một mức giá khác nhau và mức thanh khoản không đủ sâu ở mỗi lúc để có thể cung cấp mức trượt giá thấp, đặc biệt là khi có các giao dịch khối lượng lớn.

Cách OpenOcean tìm được mức giá tốt nhất

Để giải quyết được vấn đề đó, OpenOcean đã tìm các nguồn cung ứng, tối ưu hóa và chia nhỏ các tuyến thanh khoản trên các DEX khác để có thể tối đa hóa lợi nhuận tổng thể từ các giao dịch của người dùng.

Khi thực hiện việc giao dịch ở trên OpenOcean, thông thường sẽ có 3 bước sau:

  • Bước 1: Báo giá từ DEXes và CEXes.
  • Bước 2: Tối ưu hóa và tìm kiếm các tuyến giao dịch tốt nhất để có thể nắm được giá tốt nhất với mức trượt giá thấp nhất.
  • Bước 3: Báo giá cho người dùng và bắt đầu thực hiện giao dịch.

11.4 Ai có thể swap trên OpenOcean?

Bất kỳ một người dùng nào có ví đều sẽ có thể thực hiện được swap trên OpenOcean. Đây là nền tảng để có thể thực hiện các giao dịch hoán đổi và tự động tìm giá hoán đổi một cách nhanh nhất và tốt nhất với mức trượt giá thấp nhất ở trên thị trường.

OpenOcean có thể tìm giá hoán đổi nhanh và tốt nhất với mức trượt giá thấp nhất

11.5 Ai có thể thực hiện giao dịch Arbitrage trên OpenOcean

Những người có thể thực hiện giao dịch Arbitrage trên OpenOcean:

  • Tất cả các người dùng DEX.
  • Người dùng có tài khoản ở trên ví và cả CEX.
  • Các nhà đầu tư tổ chức và trader. OpenOcean cung cấp cho các dịch vụ và có một API được thiết kế riêng.
  • Người dùng muốn giữ một token cụ thể trong một thời gian và muốn kiếm lợi nhuận bằng cách giữ token đó cùng một lúc. Chuyên kinh doanh chênh lệch giá là một sự lựa chọn không thể xảy ra rủi ro dành cho họ.
  • Những người dùng nắm giữ tiền xu mới thường sẽ tìm thấy được những cơ hội kinh doanh chênh lệch giá lớn.

Những bài viết liên quan:

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cụ thể và chi tiết về OpenOcean là gì? Với những tiềm năng và lợi thế của mình, OpenOcean sẽ phát triển một cách mạnh mẽ trong tương lai. Hãy cùng theo dõi BHO Network để cập nhật thêm những thông tin mới nhất về OpenOcean trong tương lai nhé.

Xuất bản ngày 21 tháng 8 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare