- Blog
- Tin tức Crypto
- Solidly (SOLID) là gì? Toàn bộ về Dapp tiềm năng hiện nay
Solidly (SOLID) là gì? Toàn bộ về Dapp tiềm năng hiện nay
- 1. Solidly là gì?
- 2. Tại sao Solidly ra đời?
- 2.1 Defi ở trạng thái bão hòa
- 2.2 Layer 1 Narrative không thu hút được nhiều dòng tiền mới
- 2.3 Các dự án của Fantom đều không thông qua gọi vốn
- 3. Mô hình ve (3,3) là gì?
- 4. Solidly đã giải quyết những vấn đề gì?
- 4.1 Chưa tối ưu việc phân phát chi phí
- 4.2 Liquidity mining chưa bền vững
- 4.3 Gặp khó khăn ở nhiều dự án mới
- 5. Các đặc điểm nổi bật của Solidly
- 6. Một số tính năng cốt lõi của Solidly
- 7. Phương thức hoạt động của Solidly
- 7.1 SOLID và veSOLID
- 7.2 SOLID emission
- 7.3 Phân phối SOLID đến locker
- 8. Thông tin chi tiết về Token SOLID
- 8.1 Những chỉ số quan trọng của Token SOLID
- 8.2 Phân bổ Token SOLID
- 8.3 Lịch mở Token SOLID
- 9. Cách kiếm và sở hữu Token SOLID
- 10. Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác
- 11. Tương lai nào dành cho Solidly?
Solidly là gì? Solidly có những đặc điểm nổi bật nào? Phương thức hoạt động ra sao? BHO Network đã tổng hợp và phân tích một cách chi tiết về những thắc mắc mà mọi người đặt ra qua phần nội dung dưới đây. Hãy cùng theo dõi chi tiết nội dung dưới đây để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về thị trường tiền điện tử này nhé!
1. Solidly là gì?
Nhiều bạn sẽ có thắc mắc rằng Fantom là gì? Đây là một kiểu nền tảng smart contract, tương tự như Ethereum, BSC, Avalanche,... Nền tảng này sử dụng ngôn ngữ smart contract như Ethereum (Solidity) và có hỗ trợ EVM. Tuy nhiên, Fantom nhanh hơn khá nhiều và có gas fees cũng thấp hơn. Mỗi giao dịch chỉ cần một xác nhận để trở thành cuối cùng. Điều đó khác hoàn toàn với 12 trên Ethereum.
Hỗ trợ EVM là điều quan trọng khi phát triển nền tảng smart contract mới. Vì EVM cho phép “chuyển” các dApp dựa vào Ethereum sang các loại mạng khác. Avalanche, Polygon, BSC hay Harmony đều có hỗ trợ EVM. Điều thú về Fantom là mọi dApp được xây dựng trên nền tảng này đều chạy trên blockchain riêng. Các chains riêng lẻ này sở hữu quy tắc và quản trị độc lập nhưng lại có chung consensus engine – Lachesis.
Solidly là một trong những dApp được xây dựng trên hệ sinh thái Fantom
Solidly là một trong những dApp được xây dựng trên hệ sinh thái Fantom. Dự án được phát triển để thể hiện sự cải tiến dành cho nền tảng AMM nói riêng và những dự án DeFi nói chung. Solidly mang đến những giải pháp để tối ưu hoá những vấn đề quan trọng như:
- Việc phân phát phí kém tối ưu.
- Liquidity Mining chưa bền vững.
- Các dự án mới còn gặp khó khăn trong việc Bootstrap.
2. Tại sao Solidly ra đời?
Để trả lời cho câu hỏi nguyên nhân sự ra đời của Solidly là gì? Các bạn hãy theo dõi phần nội dung của các mục dưới đây. BHO Network đã tổng hợp và giải thích một cách chi tiết và dễ hiểu nhất.
2.1 Defi ở trạng thái bão hòa
Khi các dự án đang bắt đầu lỗi thời và không còn phát huy hiệu quả, dự án đó sẽ không có gì mới mẻ để thu hút thêm sự đầu tư. Vì thế, cả thị trường hiện nay cần có một sản phẩm mới hơn để thu hút dòng tiền cũng như sự chú ý để thu hút cộng đồng trở lại. Với bối cảnh dần đi vào thất bại của các Defi như hiện nay thì những ưu điểm của hệ sinh thái Fantom chính là một sự cám dỗ đối với nhiều người dùng.
2.2 Layer 1 Narrative không thu hút được nhiều dòng tiền mới
Các hệ sinh thái khác trên thị trường đều đang có những vấn đề nan giải. Trong khi đó, Fantom lại dễ dàng thu hút được sự tin tưởng từ người dùng bởi các đặc điểm:
- Phí rẻ, tốc độ nhanh.
- Tỉ lệ MC/TVL thấp dẫn đến định giá thấp.
- Nguồn Yield khá hấp dẫn.
- Nhận được sự ủng hộ từ nhiều nhà phát triển và cộng động.
- EVM-compatible tạo điều kiện thuận lợi để phát triển dự án.
Việc phát triển Solidly trên Fantom có thể xem như một điều tất yếu. Bởi lẽ, độ hype của dự án và hệ sinh thái đang tăng chóng mặt. Sự kiện này cũng được đánh giá là một bước tiến đáng chú ý cho các dự án DeFi và mở đầu một năm 2022 đầy hứa hẹn.
Sự ra đời Solidly được đánh giá là một bước tiến đáng chú ý cho các dự án DeFi
2.3 Các dự án của Fantom đều không thông qua gọi vốn
Các VC không có sự chi phối đối với phần lớn các Token được đưa đến cộng đồng Fantom. Vì thế các dự án dễ dàng thu hút được số lượng khá lớn nhà đầu cơ và đầu tư nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, mô hình Token mới lạ hứa hẹn là sẽ thay đổi cách thiết kế Token trong tương lai đến từ 2 vị Founder có sức ảnh hưởng đã khiến dự án này được chú ý đến và đặt niềm tin từ khi sản phẩm chỉ mới được lên ý tưởng.
Xem ngay: Votium là gì? Thông tin chi tiết về dự án dành cho vlCVX holders
3. Mô hình ve (3,3) là gì?
Ve (3,3) là cách mà Andrew Cronje gọi dự án trước khi công bố tên gọi Solidly. Ký hiệu (3,3) có xuất phát từ game theory. Ký hiệu đó đề cập đến một trò chơi ma trận với 3 chiến lược cùng 2 người chơi: giao thức và người dùng DeFi. Ý tưởng này được giới thiệu bởi OlympusDAO, nơi những chiến lược của người dùng là stake, bond hay sell.
Trong mô hình này, kết quả cao nhất cho mỗi người chơi là 3 điểm. Người dùng sẽ nhận được 3 điểm “satisfaction” khi staking hoặc bonding, khi selling cũng nhận 1 điểm, miễn là người khác stake và giá tăng.
Tuy nhiên, giao thức sẽ tốt hơn khi mà người dùng stake (3 điểm) và bonding là 1 điểm. Nhưng việc selling là xấu (-1 điểm – bạn không muốn người khác bán phá giá Token của mình). Tất cả mọi người đều stakes là tốt nhất. Cả người dùng và giao thức đều cùng nhận 3 điểm – do đó được có tên gọi (3,3).
Ve (3,3) là cách mà Andrew Cronje gọi dự án trước khi công bố tên gọi Solidly
Solidly không có bonding nhưng staking SOLID chính là chiến lược tốt cho Token holders và cả cho giao thức. Thực tế là ưu đãi gắn liền với phí làm nên một vòng phản hồi tích cực, nhiều Token bị khóa đồng nghĩa với thanh khoản nhiều hơn và ít slippage.
Mức slippage thấp sẽ thúc đẩy người dùng tìm đến DEX, tạo được nhiều phí hơn và nhiều phần thưởng hơn, thúc đẩy mọi người khóa nhiều Token hơn,... Mọi người đều sẽ thắng – do đó tạo nên (3,3).
4. Solidly đã giải quyết những vấn đề gì?
Dự án được phát triển để thể hiện sự cải tiến dành cho nền tảng AMM nói riêng và những dự án DeFi nói chung. Hoạt động dựa theo mô hình Ve(3,3), Solidly mang đến những giải pháp để có thể tối ưu hoá một số vấn đề quan trọng như:
4.1 Chưa tối ưu việc phân phát chi phí
Phát triển không bền vững: Các AMM hiện nay thường rơi vào tình trạng phát triển kém bền vững. Vì họ thường dùng incentive làm thưởng farming thay vì phí. Vì thế, Solidly và Ve(3,3) ra đời nhằm trao quyền quyết định pool nào được nhận emission cho Ve(3,3) lockers. Emission sẽ được tập trung ở những pool có số vote cao nhất (có khả năng tạo nhiều phí nhất). Khi ấy các locker sẽ nhận toàn bộ phí ở những pool mà họ vote.
Cách phân phát phí: Các dự án thường sẽ có xu hướng dùng phí để mua lại Token và phân phát cho LPs. Token của dự án có thể sẽ tăng trưởng nhờ cách làm này. Nếu giá Token tăng nhiều thì phí càng có giá trị. Tuy nhiên, nếu giá Token dump thì tất nhiên là phí sẽ bị giảm giá trị. Do đó, Solidly đưa ra giải pháp là phát chi phí bằng chính Token được trả ở giao dịch đó.
4.2 Liquidity mining chưa bền vững
Việc dùng Liquidity Mining làm chiến lược tăng trưởng sẽ làm lực bán và lạm phát lớn dần. Việc người dùng chốt lời sau khi farming cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của dự án. Do đó, lượng Token emission sẽ được điều chỉnh tỉ lệ thuận với circulating supply (số lượng Token trên thị trường), và tỉ lệ nghịch với số Token lock. Điều đó làm Token ngày càng khan hiếm. Giải pháp đang được kỳ vọng sẽ kiểm soát sự lạm phát của Token qua incentive.
Solidly giải quyết hai vấn đề về phân phát chi phí và khai thác thanh khoản
4.3 Gặp khó khăn ở nhiều dự án mới
Một dự án mới phát triển thường cần bỏ qua khoảng phí giao dịch để tương tác với những dự án khác nhằm thu hút thanh khoản và người dùng. Điều này khiến các dự án mới phát triển khó phát triển các sản phẩm của mình. Vì thế, khi tham gia Solidly, các pool và LP Tokens sẽ được chuyển trực tiếp về dự án gốc, từ đó giúp dự án gốc nhận toàn bộ lượng phí giao dịch ở trong pool và có khả năng phát triển sản phẩm thuận lợi hơn với nguồn doanh thu đó.
Xem thêm: Alpine F1 Team Fan Token (ALPINE) là gì? Tổng quan về dự án
5. Các đặc điểm nổi bật của Solidly
Solidly tập trung phát triển một số tính năng như Swap Token và Stable Assets, mức phí siêu nhỏ và có thể xem như bằng 0, hỗ trợ riêng để add Token và incentives của bên thứ 3. Bên cạnh đó, dự án còn có bộ giao diện tương thích với Uniswap V2, cho phép hỗ trợ mọi công cụ và giao diện phân tích đang có. Ngoài ra, Solidly còn có hỗ trợ các tính năng dành cho Ve(3,3) locker như:
- Các Ve(3,3) locker được quyết định pool nào nhận emission (phân phối, trả thưởng Token cho người cung cấp thanh khoản và farming).
- Các Ve(3,3) locker sẽ nhận toàn bộ phí ở những pool họ vote. Điều đó buộc người vote phải có sự nghiêm túc, khuyến khích vote ở những pool có nhiều giao dịch.
- Emission sẽ được tập trung ở những pool tạo ra nhiều phí nhất.
Solidly tập trung phát triển một số tính năng như Swap Token và Stable Assets, mức phí siêu nhỏ , hỗ trợ riêng để add Token và incentives của bên thứ 3
Theo quan điểm khách quan, Solidly có khả năng sẽ thừa hưởng nhiều ưu điểm nếu áp dụng ve(3,3) vào giao thức. Tiêu biểu là:
- Dễ dàng có Token incentive vào thanh khoản.
- Thuận tiện phát hành Token vào thanh khoản.
- Tối ưu phí để tạo thanh khoản.
- Có thể cung cấp thanh khoản.
Với các tính năng nổi bật vừa nhắc đến bên trên, Solidly là một mô hình rất bền vững và phi tập trung. Một làn sóng có sự đổi mới hơn so với các mô hình AMM từ trước đến nay.
6. Một số tính năng cốt lõi của Solidly
Vừa rồi, các bạn đã cùng BHO Network đi tìm hiểu về các đặc điểm nổi bật của giao thức. Nội dung dưới đây sẽ đề cập đến một số tính năng cốt lõi của Solidly.
- Hỗ trợ việc hoán đổi tài sản một cách ổn định.
- Phí giao dịch chỉ 0,01%.
- Giao diện có khả năng tương thích với Uniswap v2 (cho phép hỗ trợ mọi công cụ và giao diện phân tích đang có).
- Tạo pools dễ dàng.
- Hỗ trợ đối với Gauges & Bribes.
- Sử dụng emissions làm incentives thay cho thanh khoản.
- Hỗ trợ riêng để thêm mã thông báo cũng như incentives của bên thứ ba.
- ve(3,3) lockers được nhận mọi khoản phí cho các nhóm mà họ bỏ phiếu.
- ve(3,3) lockers tăng thêm lượng nắm giữ tỷ lệ thuận emissions, tránh pha loãng.
- ve (3,3) lockers bỏ phiếu về lượng emissions cùng nguồn cung tuần hoàn/
- ve(3,3) hỗ trợ việc uỷ quyền.
- ve(3,3) locks được biểu thị dưới dạng mã thông báo không thể thay thế (NFT) để cho phép sử dụng hiệu quả vốn bị khoá.
- Không DAO.
Một số tính năng cốt lõi của Solidly bao gồm hỗ trợ việc hoán đổi tài sản một cách ổn định và phí giao dịch chỉ 0,01%
Xem thêm: Marlin Protocol (POND) là gì? Toàn bộ kiến thức về POND coin
7. Phương thức hoạt động của Solidly
Một vấn đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm chính là phương thức hoạt động của dự án này và của Token SOLID là gì. BHO Network sẽ giải đáp về 3 nội dung chính như sau.
7.1 SOLID và veSOLID
SOLID là native Token thuộc về Solidvote-escrowed SOLID, tuy nhiên tỷ lệ không phải là 1: 1 như ở các giao thức thông thường. Thay vào đó, tỷ lệ sẽ phụ thuộc vào khoảng thời gian lock:
- 6 tháng: nhận 0.125 veSOLID ứng với 1 SOLID.
- 2 năm: nhận 0.5 veSOLID ứng với 1 SOLID.
- 4 năm: nhận 0.1 veSOLID ứng với 1 SOLID.
Đối với veSOLID, holders nhận được những lợi ích sau:
- Mọi khoản phí được tạo ra bởi các pools họ vote.
- Một lượng lớn SOLID emissions mới;
- Quyền vote về các AMM pools nên được khuyến khích
Lưu ý Solidly không phải DAO: veSOLID sẽ vote về các vấn đề nhất định nhưng họ sẽ không có quyền điều hành dự án. Quyền kiểm soát sẽ vẫn thuộc về đội ngũ người sáng lập. Đây là một hành động thận trọng của Cronje, xem xét rủi ro đối với việc tiếp quản các hostile DAOs. Điều này gần đây đã xảy đến với Build Finance.
7.2 SOLID emission
Bên cạnh SOLID và veSOLID, phương thức hoạt động của Solidly còn liên quan đến SOLID emission. Cụ thể:
- Mỗi tuần sẽ có thể phân phối tối đa là 20.000.000 SOLID.
- Tỷ lệ phát emission thay đổi phụ thuộc vào tỷ lệ SOLID bị lock. Công thức: (SOLID emission mỗi tuần) = 20.000.000 * ((tổng cung SOLID) – (lượng cung SOLID bị lock) / (tổng cung SOLID)).
20.000.000 USD mỗi tuần là một con số lớn nhưng càng nhiều người lock SOLID thì lượng emission sẽ càng chậm. Bên cạnh đó, Cronje đề cập rằng sự emission sẽ decay khi nó dần tiến tới cap.
Phương thức hoạt động của Solidly liên quan tới SOLID, veSOLID và SOLID Emission
7.3 Phân phối SOLID đến locker
Ý tưởng là các SOLID holders lock Token của họ sẽ không bị pha loãng. Nếu tổng cung Token SOLID tăng lên thì lượng nắm giữ của họ cũng như thế và với tỷ lệ tương tự. Nếu nguồn cung là 30M với 15M bị lock, thì lượng emission mỗi tuần là 1M SOLID làm tăng nguồn cung 3.125%. Trong đó lockers sẽ nhận về 15,000,000*0.03125=468,750 SOLID, hoặc gần một nửa số emission. Nếu cá nhân giữ 1.000 veSOLID thì sẽ nhận về 62.5 SOLID.
8. Thông tin chi tiết về Token SOLID
BHO Network mong rằng qua những nội dung trên, các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích khi tìm hiểu về SOLID Token. Nội dung dưới đây sẽ đề cập thêm những thông tin chi tiết để có thể giải đáp rõ hơn cho câu hỏi "Token SOLID là gì?".
8.1 Những chỉ số quan trọng của Token SOLID
Key metrics là các chỉ số quan trọng để đánh giá một dự án có thực sự thành công hay không. Dưới đây là các key metric của SOLID nhằm giúp mọi người có cái nhìn tổng quát về nền tảng được xây dựng trên hệ sinh thái Fantom này.
- Tên Token: Solidly Token
- Ticker: SOLID
- Blockchain: Fantom
- Loại Token: Utility Token (Tiện ích)
- Tiêu chuẩn Token: Đang cập nhật …
- Tổng nguồn cung: Đang cập nhật …
- Nguồn cung lưu hành: Đang cập nhật …
8.2 Phân bổ Token SOLID
Dự án hiện vẫn chưa phân bổ Token, tuy nhiên, lượng Token ban đầu sẽ được Airdrop đến top 20 dự án có TVL hàng đầu trên Fantom. Đáng chú ý, các dự án nhận được những Token này được sở hữu 25% doanh thu giao thức Solidly vĩnh viễn. Tỷ lệ phần trăm này sẽ là cố định.
Dự án hiện vẫn chưa phân bổ Token, tuy nhiên, lượng Token ban đầu sẽ được Airdrop đến top 20 dự án có TVL hàng đầu trên Fantom
8.3 Lịch mở Token SOLID
Token sẽ được chính thức phát hành sau 2 tuần sau khi khởi chạy giao thức.
Xem thêm: Aion Coin là gì? Thông tin chi tiết về tiền mã hóa AION
9. Cách kiếm và sở hữu Token SOLID
Người dùng có thể sở hữu Token SOLID qua một số sàn giao dịch, như: Jubi, BeethovenX và SpooolySwap.
Người dùng có thể kiếm và sở hữu Token SOLID thông qua sàn giao dịch
10. Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác
Andre Cronje: nhà phát triển phần mềm có những đóng góp vô cùng to lớn cho không gian DeFi. Cronje được biết đến với vai trò là nhà sáng lập của 2 giao thức DeFi nổi tiếng chính là Yearn.finance và Keep3rV1.
Andre Cronje
Daniele Sestagalli: có khoảng thời gian tham gia vào ngành công nghiệp Blockchain tương đối dài. Sestagalli đồng thời là nhà lãnh đạo của nhiều dự án tiền mã hóa cực kỳ nổi tiếng, ví dụ như Wonderland, Popsicle Finance và Abracadabra.
Daniele Sestagalli
11. Tương lai nào dành cho Solidly?
Andre Cronje xóa Twitter của mình chỉ vài ngày sau khi ra mắt Solidly mà không có bất kỳ lời tuyên bố nào được đưa ra. Nhiều người trên Twitter Crypto đã rất lo ngại điều này. Đặc biệt, Cronje đã thay đổi trang Linkedin để chứng tỏ sự kết thúc hợp tác giữa anh ấy với Fantom và Yean Finance. Tuy nhiên, không FUD phổ biến và giá của FTM hoặc SOLID cũng không bị ảnh hưởng nhiều.
Sự kiện bất ngờ này đã thực sự diễn ra vào ngày 6/3. Đối tác kinh doanh lâu năm của Andre và Anton Nell đã nói rằng cả hai người họ đều sẽ hoàn toàn rời bỏ DeFi và “terminating” 25 dApp sẽ bắt đầu từ ngày 3/4. Danh sách bao gồm những cái tên như Yearn (YFI), Multichain (MULTI), Keeper Network (K3PR) và Solidly (SOLID). Qua đó, cộng đồng nhận định rằng các dApp sẽ ngừng hoạt động dẫn đến một làn sóng FUD vô cùng lớn.
Cộng đồng đặc biệt sốc khi mà Cronje sẽ từ bỏ giao thức Solidly. Một dự án mới ra mắt chỉ được vài ngày và rõ ràng rằng là anh ấy đã bỏ nhiều công sức vào đó. Nhiều người đặt ra câu hỏi là tại sao anh ta bỏ cuộc? Hay đây có phải là rug pull? Với những sự không chắc chắn này, một đợt bán phá giá lớn chưa từng thấy đã xảy ra sau đó, SOLID mất đi một nửa giá trị chỉ trong vài giờ và toàn bộ hệ sinh thái Fantom mất đến hàng tỷ USD TVL.
Cronje và Nell sẽ ngừng đồng hành nhưng bản thân các dự án vẫn sẽ tiếp tục hoạt động
Vào ngày 7/3, ông Michael Kong, giám đốc điều hành của Fantom Foundation đã lên tiếng giải thích không có lý do gì để hoảng sợ. “Termination” nghĩa là Cronje và Nell sẽ ngừng đồng hành nhưng bản thân các dự án vẫn sẽ tiếp tục hoạt động.
Những bài viết liên quan:
- Starsharks là gì? Thông tin chi tiết về Starsharks và SSS token
- Protofi là gì? Thông tin chi tiết về tiền điện tử PROTO, ELCT
Trong bài viết trên, bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc về Solidly là gì và điểm nổi bật của Solidly. Hy vọng với các thông tin mà BHO Network mang đến đã giúp người dùng có được nhiều kiến thức bổ ích trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số. Chúc mọi người gặt hái được nhiều thành công khi tham gia vào sàn tiền điện tử. Nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào, hãy truy cập Website https://bho.network/ để đội ngũ Admin có thể giải đáp ngay nhé!
Xuất bản ngày 06 tháng 6 năm 2022
Chủ đề liên quan