- Blog
- Tin tức Crypto
- Covalent là gì? Những thông tin chi tiết về CQT Token
Covalent là gì? Những thông tin chi tiết về CQT Token
- 1. Covalent là gì?
- 2. Covalent cần giải quyết vấn đề gì?
- 3. Covalent có những tính năng nổi bật nào?
- 4. Phương thức hoạt động của Covalent
- 5. CQT Token là gì?
- 6. Thông tin của CQT Token
- 6.1 Các chỉ số quan trọng CQT Token
- 6.2 Phân bổ CQT Token
- 6.3 Các vòng mở bán CQT Token
- 6.4 Mục đích sử dụng CQT Token
- 6.5 Lịch trình phát hành CQT Token
- 7. Sàn giao dịch và ví lưu trữ CQT Token
- 7.1 Sàn giao dịch
- 7.2 Ví lưu trữ
- 8. Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư, đối tác
- 8.1 Đội ngũ phát triển
- 8.2 Nhà đầu tư
- 8.3 Đối tác
Covalent là gì? Đây là một nền tảng sẽ giúp bạn tiếp cận với tất cả các cổng dữ liệu Blockchain. Vậy chúng có những điểm gì thú vị? Hãy cùng BHO Network khám phá ngay dự án nổi bật này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Covalent là gì?
Covalent là một nền tảng cung cấp API hợp lý nhất, giúp hiển thị cho hàng tỷ điểm dữ liệu Blockchain. Nguồn dữ liệu Covalent API thì khá đa dạng, phù hợp cho Crypto Native hay các công ty dịch vụ về Crypto, chấp nhận làm phương thức thanh toán…
Cho phép lập những mục dữ liệu (Data Index), truy vấn và phân tích các dữ liệu như lịch sử giao dịch, số dư ví, ROI một cách đơn giản, dễ dàng. Hơn nữa, Covalent còn chức năng dự báo hoặc ước lượng thông số liên quan tới Blockchain cho một ứng dụng bất kỳ trên nền tảng này. Ngoài ra còn được nhiều người biết đến là một RESTful. CQT được thiết kế xung quanh các Main Resources có sẵn thông qua giao diện của website.
Covalent có thể hiển thị toàn bộ điểm dữ liệu Blockchain
2. Covalent cần giải quyết vấn đề gì?
Có thể nói, Blockchain có vai trò quan trọng giúp thay đổi thế giới. Nhưng nếu dữ liệu của Blockchain không thể truy cập được thì điều đó sẽ khó mà thực hiện.
Từ vấn đề này, dự án Covalent ra đời nhằm khắc phục, cung cấp một API (Application Programming Interface) phù hợp nhất, mang lại khả năng hiển thị cho hàng tỷ điểm dữ liệu Blockchain. Đây sẽ là một mạng lưới cung cấp đầy đủ cơ sở dữ liệu cho các project về DeFi hoặc NFTs.
Covalent ra đời nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu cho DeFi hoặc NFTs
3. Covalent có những tính năng nổi bật nào?
Hoàn thiện khả năng hiển thị dạng hạt:
- Covalent (CQT) đã lập chỉ mục và giải mã toàn bộ các Blockchain, giúp các nhà phát triển có thể sẵn sàng sử dụng một API thống nhất. Chúng có khả năng hiển thị được hàng tỷ điểm dữ liệu cho mọi đơn vị nhỏ lẻ.
Không cần giải pháp code:
- CQT cũng không yêu cầu nhà phát hành phải khai triển việc xây dựng code lập chỉ mục hoặc các sắc thái của cấu trúc dữ liệu Blockchain mà chỉ cần sử dụng API là có thể nắm bắt được các thông tin cần thiết.
- Từ đó, dự án này sẽ dễ dàng tiếp cận được với người dùng ngay cả những người không chuyên về mảng kỹ thuật cũng sẽ thực hiện được.
API đơn cho nhiều Blockchains:
- Thêm vào đó, dự án Covalent đã tối ưu hóa những Blockchain khác nhau bằng sự tổng hợp API. Vì vậy, các nhà phát triển không cần phải hiểu quá sâu những trạng thái phức tạp khi chuyển đổi sang một Blockchain đa chuỗi.
Công cụ chuyển đổi Primer:
- Với Primer, các nhà phát hành chỉ cần chọn các mục mà họ muốn và tổng hợp dữ liệu sao cho đáp ứng được nhu cầu của họ. Tất cả những điều này sẽ được thực hi ngay tại thời điểm truy vấn trong thời gian hiện tại.
Dữ liệu được giải mã đa dạng:
- Hiện nay, nhà phát triển đã được phép sử dụng Covalent ngay lập tức mà không cần phải tìm đến ABI hoặc viết mã, giải mã. Bởi các dữ liệu này đã được giải sẵn thành một định dạng vô cùng phong phú.
- Hỗ trợ rất nhiều Layer 1 và 2 khác nhau như BSC, Ethereum, Avalanche, NEAR, Polkadot, Polygon, Elrond,... Vì vậy mà người dùng có thể truy cập các Metadata, lịch sử giao dịch,... một cách chi tiết những Blockchain này.
Phần mềm trung gian lập chỉ mục phi tập trung:
- Mạng dữ liệu Covalent cũng sở hữu lớp tính toán và phần mềm lưu trữ phi tập trung hoàn toàn với mức phí khá thấp nhưng thông lượng cao.
Dự án Covalent sở hữu lớp tính toán và lưu trữ phi tập trung cao
Xem thêm: Dego Finance là gì? Mọi thứ về tiền mã hóa DEGO
4. Phương thức hoạt động của Covalent
Toàn bộ hoạt động của Covalent đều dựa vào “data sink”, chúng sẽ có khả năng "Index" toàn bộ lịch sử của Blockchain, giúp người dùng có thể truy cập để tìm kiếm hàng tỷ dữ liệu bất cứ lúc nào.
Để có thể cung cấp được quyền truy cập nhiều vào hơn các Blockchain thì Covalent cần có sự kết hợp của các yếu tố cơ bản sau:
- Validators (Trình xác thực): Đây là yếu tố có nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo đảm tính chính xác và trung thực của các dữ liệu trong Covalent tới người dùng.
- Block-Specimen Producers (Các nhà sản xuất mẫu khối): Các nhà sản xuất mẫu khối sẽ có nhiệm vụ cạnh tranh với nhau để thu thập các dữ liệu chính xác trên các Blockchain bằng cách khởi chạy một node.
- Indexers: Chức năng chính của Indexers là tìm kiếm, kiểm tra tính chính xác của dữ liệu và công bố kết quả trong dự án Covalent.
- Responders (Người trả lời): Người trả lời sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận các yêu cầu của dữ liệu và đưa ra phản hồi sớm nhất. Trong Responders lại được chia thành hai bộ phận, đó là:
- Storage Request Responders (Bộ phận trả lời yêu cầu lưu trữ): Bộ phận trả lời yêu cầu lưu trữ có nhiệm vụ tìm và cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của người dùng cuối trong Covalent.
- Query Request Responders (Trình phản hồi yêu cầu truy vấn): Bộ phận này thực hiện nhiệm vụ tương tự như trên nhưng thay vì sử dụng dữ liệu nội bộ, các node truy vấn lại chủ yếu xử lý các yêu cầu bên ngoài Covalent.
- Directory Service Nodes (Các nodes dịch vụ): Các nodes dịch vụ sẽ hỗ trợ khách hàng của Covalent tìm và lựa chọn nút mạng có mức giá phù hợp với yêu cầu xử lý dữ liệu.
Dưới đây là một số trường hợp được ứng dụng vào nền tảng Covalent:
- Gaming.
- DeFi Taxes.
- KYC.
- NFTs.
- Wallets.
Covalent có thể ứng dụng được vào nhiều nền tảng khác nhau
5. CQT Token là gì?
CQT Token là mã thông báo chính thống trên Covalent Network. Những người tham gia vào nền tảng sẽ nắm giữ CQT Token và có quyền được tham gia biểu quyết, đề xuất mạng lưới. Ngoài ra, CQT Token được sử dụng như một tài sản tiền kỹ thuật staking để thưởng cho những người xác thực trả lời truy vấn.
6. Thông tin của CQT Token
Ở trên bạn đã hiểu CQT là gì rồi, phần này chúng ta sẽ đi đến những thông tin cho tiết CQT Token. Hãy cùng BHO Network tìm hiểu chi tiết về chúng qua những nội dung dưới đây nhé!
6.1 Các chỉ số quan trọng CQT Token
- Token Name: Covalent Token
- Ticker: CQT
- Token Standard: ERC-20
- Token Type: Utility, Governance
- Contract: 0xd417144312dbf50465b1c641d016962017ef6240
- Total Supply: 1.000.000.000 CQT
- Lượng cung lưu hành: 505,870,038 CQT
Total Supply của CQT Token lên tới 1.000.000.000 CQT
6.2 Phân bổ CQT Token
- Seed: 10%
- Private Sale: 20,4%
- Private Sale II: 2,9%
- Public Sale: 3,4%
- Team: 14,4%
- Advisors: 2%
- Reserve: 18,9%
- Staking: 8%
- Ecosystem: 20%
Phân bổ CQT Token
6.3 Các vòng mở bán CQT Token
Trên đây là giá thành của một số CQT Token mà các bạn nên biết
6.4 Mục đích sử dụng CQT Token
CQT Token được dùng cho những mục đích sau:
- Yêu cầu dữ liệu cần phí.
- Validators có thể tính thêm phí quản trị khi người dùng ủy quyền quản lý cho họ.
- Staking nhận APR từ 3% - 20%.
- Quản trị dữ liệu.
6.5 Lịch trình phát hành CQT Token
- Bán Token: 36.5%, trong đó:
- Seed Sale: Đầu tiên, vesting trong 18 tháng, sau đó, tháng thứ 6 trả 25%, tháng thứ 12 trả tiếp 25%, tháng thứ 15 tượng tự và cuối cùng, tháng 18 trả nốt 25%.
- Private Sale 1: Sau đó, vesting trong 9 tháng, vì không có cliff nên trả 25% ở TGE, tháng thứ 3 trả 25% và tháng thứ 6, tháng thứ 9 trả tiếp 25%.
- Private Sale 2: Vesting 9 - 24 tháng, nhưng do dao động của vesting, nên thời gian trả 25% như ở các giai đoạn trên sẽ có chu kỳ từ 3 đến 6 tháng.
- Public Sale: Vesting trong vòng 0 - 24 tháng. Tier 1 không có vesting, Tier 2 vesting 12 tháng và cliff 1 tháng, Tier 3 vesting trong 24 tháng và ciff 1 tháng, cuối cùng, Tier VIP trả dần trong 6 tháng và 6 tháng cliff.
- Team: Vesting trong 36 tháng, 12 tháng trả đủ 25%.
- Advisors: Vesting trong 13 hoặc 24 tháng.
Lịch trình phát hành trong mảng Team, Advisors, bán Token
7. Sàn giao dịch và ví lưu trữ CQT Token
Hiện nay, CQT Token được thực hiện trong những sàn giao dịch nào và lưu trữ chúng ở đâu? Hãy cùng BHO Network tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.
7.1 Sàn giao dịch
CQT Token hiện có thể được thực hiện giao dịch trên các nền tảng như:
- Gate.io
- Kucoin
- OKEX
- Sàn Uniswap
- Sushiswap
- Sàn Bitfinex
- Sàn Huobi
- Sàn Coinex
- Sàn Pancakeswap
- Sàn Bybit
- Sàn Remitano
- Sàn Bingx
- Sàn Coinlist
- Sàn Mooniswap
CQT Token có thể giao dịch trên Sushiswap
7.2 Ví lưu trữ
Dự án Covalent phát hành Token dựa trên ERC-20 nên có thể lưu trữ ví:
- Metamask
- Trust Wallet
- Sollet Wallet
- Ví Bitcoin
- Ví Binance Smart Chain
- Ví Ethereum
- Ví Blockchain
- Ví Metamask
- Ví Sollet
Metamask là ví hỗ trợ CQT Token
Xem thêm: Gala Games là gì? Tổng quan về tiền mã hóa GALA
8. Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư, đối tác
Để Covalent (CQT) có thể phát triển theo lịch trình đã đặt ra, không thể thiếu sự dẫn dắt và hỗ trợ của đội ngũ phát triển, các nhà đầu tư, đối tác. Dưới đây là một số thông tin mà bạn có thể tham khảo.
8.1 Đội ngũ phát triển
Hiện nay, đội ngũ phát triển Covalent gồm có 30 thành viên và hai người dẫn đầu đều có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực công nghệ.
Đội ngũ phát triển dự án nhiều kinh nghiệm trong ngành Crypto
8.2 Nhà đầu tư
Dự án Covalent đã được hỗ trợ bởi hơn 20 nhà đầu tư lớn hiện nay, trong đó phải kể đến Binance, Coinbase, Hashed, Mechanism Capital, Woodstock, Alameda Research, Delphi Digital,...
Covalent được đầu tư bởi nhiều nền tảng lớn hiện nay
8.3 Đối tác
Dự án Covalent (CQT) hiện tại cũng đang hợp tác với rất nhiều cái tên lớn trong ngành Crypto như Coingecko, Authereum, AllianceBlock, Binance,... cũng như đang được hỗ trợ đa dạng các Blockchain phổ biến mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên.
Covalent nhận được lời mời hợp tác từ các nền tảng lớn hiện nay
Những bài viết liên quan:
- Genopets là gì? Tất tần tật về tiền mã hóa GENE
- DeFi Money Market (DMG) là gì? Tất tần tật về tiền mã hóa DMM
Vậy là BHO Network đã cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết nhất về Covalent là gì. Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi và đừng quên thường xuyên theo dõi website để cập nhật những kiến thức bổ ích về thị trường tiền mã hóa nhé!
Xuất bản ngày 10 tháng 8 năm 2022
Chủ đề liên quan