logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Ontology (ONT) là gì? Tất tần tật về Token ONT

Ontology (ONT) là gì? Tất tần tật về Token ONT

  1. 1. Ontology (ONT) là gì?
  2. 2. Cấu tạo mạng lưới Ontology
  3. 3. Các tính năng của Ontology (ONT)
  4. 4. Cơ chế hoạt động của Ontology như thế nào?
  5. 5. Các ưu và nhược điểm của Ontology
  6. 5.1 Ưu điểm
  7. 5.2 Nhược điểm
  8. 6. Hệ sinh thái của Ontology
  9. 7. Token ONT là gì?
  10. 7.1 Các chỉ số chính của token Ontology
  11. 7.2 Phân bổ token
  12. 7.3 Bán token
  13. 7.4 Lịch phát hành token
  14. 7.5 Ứng dụng của token
  15. 8. ONG token là gì?
  16. 9. Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác của Ontology
  17. 9.1 Đội ngũ dự án
  18. 9.2 Nhà đầu tư
  19. 9.3 Đối tác
  20. 10. Lộ trình phát triển của dự án
  21. 11. Ví lưu trữ của token Ontology
  22. 12. Tiềm năng phát triển của token ONT
  23. 13. Các dự án tương tự

Ontology là gì? Ontology được biết đến là một hệ sinh thái tín nhiệm phân quyền và tập trung vào các khía cạnh tin cậy của Blockchain. Vì vậy, ngay khi Ontology được ICO đã gây được ấn tượng khá tốt với phần lớn các nhà đầu tư. Để nắm rõ hơn về dự án, hãy cùng BHO Network tìm hiểu chi tiết ở nội dung bài viết ngay dưới đây nhé.

1. Ontology (ONT) là gì?

Ontology là một nền tảng Blockchain được tạo ra với mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp, những người yêu cầu về quyền riêng tư và không muốn chia sẻ dữ liệu của họ trên một Blockchain.

Với trọng tâm hàng đầu là các vấn đề như bảo mật danh tính cũng như tính toàn vẹn của dữ liệu thì Blockchain Ontology nhằm mục đích giải quyết những vấn đề liên quan đến độ tin cậy của các dữ liệu trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ontology được tạo ra nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp

Ontology được xây dựng bởi một công ty công nghệ của Trung Quốc có tên là Onchain. Công ty đã tham gia vào phát triển kiến trúc mạng phân tán và những giải pháp Blockchain dành cho các doanh nghiệp từ năm 2017.

Onchain được thành lập bởi Da HongFei - Giám đốc điều hành và Erik Zhang - giữ vị trí CTO.

2. Cấu tạo mạng lưới Ontology

Mạng lưới Ontology được cấu thành bởi 3 lớp:

  • Scenarios: Xác minh tất tần tật các thông tin liên quan đến người dùng.

  • Modules & Protocol: Sau khi xác minh hoàn tất các thông tin, chúng sẽ được liên kết vào lớp modules này.

  • Ontology Network Chains: là lớp có chức năng cross-chain, cho phép các chain khác nhau có thể kết nối với nhau.

Cấu tạo mạng lưới của Ontology

3. Các tính năng của Ontology (ONT)

  • Hệ thống nhận dạng đa nguồn cho con người: Người dùng khi sử dụng Ontology có thể quản lý và thu thập dữ liệu về nhận dạng từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm ngân hàng, tổ chức, đồng nghiệp, doanh nghiệp, bạn bè và gia đình.

  • Hệ thống nhận dạng đa nguồn cho các đối tượng: Người dùng có thể đăng ký số nhận dạng của một vật thể vật lý bất kì. Sau đó khi chuyền vật thể vật lý đó đến người dùng có thể kiểm tra được đúng với sản phẩm mà mình đã mua hay không.

  • Trao đổi dữ liệu phân tán: Ontology có một hệ thống trao đổi dữ liệu phân tán cho tất cả các dữ liệu, tuy nhiên chỉ được thực hiện với sự đồng ý của chủ sở hữu. Dữ liệu có thể được phát hành và giao dịch sau khi đáp ứng tất cả các yêu cầu về quyền riêng tư của chủ sở hữu dữ liệu hay nhà sản xuất.

  • Hợp tác phân tán: Các cơ quan, doanh nghiệp và người tham gia hợp tác được minh bạch hơn nhờ có hệ thống trao đổi dữ liệu phân tán và tạo ra một môi trường hợp tác lý tưởng.

Những tính năng vượt trội của dự án Ontology

  • Quản lý vốn cổ phần phân tán: Các hệ thống quản lý vốn cổ phần phân phối cung cấp sự lưu thông an toàn hơn nhờ Ontology của nhiều bên và đánh giá dữ liệu.

  • Quản lý cộng đồng phân tán: Hệ thống cộng đồng phân tán cho phép kiểm duyệt dễ dàng các nội dung và người dùng.

  • Các dịch vụ tài chính phân tán: Nhờ sự tin cậy mà Ontology sẽ giúp bạn xây dựng một hồ sơ tín dụng mạnh hơn bên cạnh đó cho phép các cá nhân nhận được mức lãi suất bình đẳng từ các tổ chức tài chính.

  • Các dịch vụ khác: Gồm có thanh toán và mua hàng, phát triển phần mềm, phương tiện truyền thông, bảo hiểm, cơ sở dữ liệu sản phẩm, hệ thống chính phủ, các tiêu chuẩn sản xuất, chăm sóc sức khỏe,... người dùng có thể sử dụng Ontology.

Xem thêm: Kylin Network (KYL) là gì? Tìm hiểu về Token KYL

4. Cơ chế hoạt động của Ontology như thế nào?

Cơ chế hoạt động của dự án dựa trên một framework ứng dụng. Cho phép các dev xây dựng các ứng dụng phi tập trung và các framework sẽ bao gồm một “hệ sinh thái" dữ liệu cho phép tính toán và trao đổi an toàn.

  • Bước 1: Xác minh thông tin của người, tài sản, sự vật và các tổ chức.

  • Bước 2: Xác minh và tạo sự liên kết giữa các ứng dụng.

  • Bước 3: Xác minh và tạo sự liên kết giữa các module, các giao thức, các bộ phát triển và giao diện ứng dụng để tạo thành nhiều chuỗi khác nhau.

  • Bước 4: Liên kết các chuỗi với nhau.

Cơ chế hoạt động của Ontology

5. Các ưu và nhược điểm của Ontology

Chúng ta có thể tóm tắt tất cả các lợi thế và bất lợi của dự án công nghệ Blockchain Ontology như sau:

5.1 Ưu điểm

  • Dễ dàng để tích hợp cho doanh nghiệp: Ontology là lý tưởng cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô mà không yêu cầu phải có kiến ​​thức trước về công nghệ Blockchain.

  • Đội ngũ phát triển mạnh: OnChain - công ty đứng sau Ontology, đã có một thành công lớn trong ngành công nghiệp Blockchain với dự án NEO của họ.

  • Tiềm năng vô hạn: Số lượng các ngành công nghiệp sẽ được hưởng lợi từ ứng dụng của Ontology là vô tận.

  • Mô hình đồng thuận duy nhất: Mô hình đồng thuận duy nhất VBFT được sử dụng bởi Ontology, kết hợp cả tốc độ và an toàn. Với tiềm năng đạt đến tốc độ hàng ngàn giao dịch mỗi giây.

  • Cầu nối giữa thế giới thực và công nghệ: Blockchain của Ontology cho phép nền kinh tế kỹ thuật số kết nối với nền kinh tế trong thế giới thực, qua nhiều Blockchain.

Giao diện website của Ontology

5.2 Nhược điểm

  • Xuất xứ từ Trung Quốc – quốc gia không công nhận Crypto: Ontology hoạt động tại một trong những quốc gia nghiêm ngặt nhất về quy định tiền mã hoá đó là Trung Quốc. Điều này ít nhiều gây cản trở cho sự phổ biến của dự án.

  • Một dự án còn rất mới: Mặc dù token ONT có tiềm năng lớn, dự án vẫn còn trong những ngày đầu phát triển.

6. Hệ sinh thái của Ontology

Hệ sinh thái Ontology gồm các dự án nổi bật với nhiều chức năng để hỗ trợ lẫn nhau và cùng hỗ trợ cho việc tạo ra các ứng dụng phi tập trung Web 3.0. Các dự án trong hệ như sau:

ONT ID

ONT ID là một framework nhận dạng phi tập trung dựa trên W3C. Framework này sử dụng Blockchain và mật mã nhằm xác minh danh tính người dùng một cách nhanh chóng. Ngoài ra, ONT ID còn cho phép người dùng kiểm soát hoàn toàn dữ liệu, danh tính của họ cách dễ dàng và bảo mật cao.

Giao diện website của ONT ID

ONTO Wallet

Với slogan từ đội ngũ: “Quản lý danh tính, dữ liệu và tài sản của bạn - tất cả đều nằm trong ví cross-chain ONTO”.

Ví ONTO của người dùng sẽ được kết hợp với ONT ID. Người dùng sẽ được bảo vệ dữ liệu 100% thông qua mã hoá và sẽ được kiểm soát hoàn toàn bởi chính họ. Từ đó, quyền sở hữu tài sản trên Blockchain đến lịch sử giao dịch và ONTO sẽ cung cấp cho người dùng toàn quyền kiểm soát các “dấu chân crypto” của chính mình.

Giao diện website của ONTO Wallet

Wing Finance

Wing là nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi), dự án hỗ trợ tương tác cross-chain giữa các sản phẩm DeFi khác nhau. Bên cạnh đó, Wing còn sở hữu một mô-đun định giá tín dụng nhằm hỗ trợ mạnh mẽ cho các sản phẩm tín dụng DeFi trên nền tảng của mình.

Wing vừa là native token và cũng là token quản trị của Wing Finance. Một số use case của Wing:

  • Governance: WING được sử dụng để bỏ phiếu và xác định kết quả của các đề xuất cải tiến WING (WIP).

  • Staking: WING cũng được stake trong Wing’s Insurance pool để có thể cung cấp bảo mật cho giao thức. Các nhà đầu tư kiếm được phần thưởng stake từ giao thức.

  • Người dùng có thể mua WING trên các sàn giao dịch như Binance, OKEx, MXC và Gate.io.

  • Người dùng cũng có thể mua WING (ERC-20) trên SushiSwap, WING (OEP-4) trên OpenOcean và WING (KIP-20) trên KSwap.

Giao diện website của Wing

SAGA Protocol

SAGA là giao thức dữ liệu phi tập trung giúp người dùng mua và kiếm tiền từ dữ liệu một cách công bằng, an toàn và hợp lệ. Sự hợp tác giữa SAGA và Ontology dựa trên niềm tin tưởng vào một thị trường dữ liệu công bằng, an toàn cho tất cả mọi người. SAGA Protocol bao gồm 3 mảng nhỏ có tên là: SAGA Data Protocol, SAGA Data Market, SAGA Data Studio.

Giao diện website của dự án SAGA

7. Token ONT là gì?

Token ONT là token chính của Blockchain Ontology, được coi như một token quản trị và cũng được sử dụng với mục đích stake hoặc trao đổi trong những ứng dụng hỗ trợ nó. Từ đầu, Ontology (ONT) chạy trên nền tảng Blockchain của NEO theo tiêu chuẩn NEP-5 token. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành Mainnet vào ngày 30/06/2018, ONT chính thức chuyển sang chạy trên nền tảng Blockchain của Ontology.

ONT là token chính của Blockchain Ontology

7.1 Các chỉ số chính của token Ontology

Token Name: Ontology

  • Ticker: ONT

  • Blockchain: Ontology Blockchain

  • Contract: 0xFd7B3A77848f1C2D67E05E54d78d174a0C850335

  • Token Type: Utility

  • Total Supply: 1,000,000,000 ONT

  • Circulating Supply: 876,338,000 ONT (88/100%)

7.2 Phân bổ token

Phân phối tổng số token ONT

Tổng số token ONT sẽ được phân phối như sau:

  • Instituitional Partners: 28% - 280,000,000 ONT

  • Ontology Ecosystem: 25% - 250,000,000 ONT

  • Ontology Core Team: 15% - 150,000,000 ONT

  • Ontology Community: 12% - 120,000,000 ONT

  • NEO Council: 10% - 100,000,000 ONT

  • Community Rewards: 10% - 100,000,000 ONT

7.3 Bán token

Không giống với những dự án khác, Ontology không tổ chức [ICO](https://bho.network/vi/ico-la-gi) mà phát hành trực tiếp token ONT ra thị trường bằng cách Airdrop 1000 ONT cho những ai đăng ký sớm newsletter của họ.

7.4 Lịch phát hành token

Ontology token (ONT) sẽ được release với kế hoạch như sau:

  • Ontology Core Team: Mở khóa 3.75% (tổng 15%) mỗi năm trong vòng 4 năm

  • Instituition Partner: Mở khóa 7% (tổng 28%) mỗi 6 tháng trong vòng 2 năm

7.5 Ứng dụng của token

Một số ứng dụng của token ONT như sau:

  • Cung cấp thanh khoản cho các ứng dụng DeFi của Ontology như Wing

  • Đề xuất và biểu quyết trên các nền tảng của Ontology

8. ONG token là gì?

ONG Token viết tắt của Ontology Gas, là token tồn tại song song với ONT trong mạng lưới Blockchain của Ontology. ONG được sử dụng để thanh toán phí gas trong Ontology Blockchain.

9. Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác của Ontology

Với đội ngũ dày dặn kinh nghiệm và các đối tác của dự án đã giúp cho Ontology ngày càng phát triển hơn nữa:

9.1 Đội ngũ dự án

Đội ngũ phát triển dự án của Ontology

Phía trên là đội ngũ phát triển dự án của Ontology. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết về từng thành viên thông qua kênh LinkedIn của họ.

9.2 Nhà đầu tư

Ontology là dự án đã được đầu tư bởi: OnChain, NEO, Zhenfund, Sequoia Cappital, Hashed, Tembusu Partner, BlockVC, IOSG Ventures, 8 Decimal Capital, JLAB, Eden Block, DHVC,... với số vốn huy động không được tiết lộ cụ thể.

9.3 Đối tác

Với hơn 3 năm hoạt động trên thị trường, Ontology đã có cho mình nhiều đối tác bao gồm các ứng dụng DeFi, các sàn giao dịch và ví hỗ trợ ONT blockchain. Các bạn có thể xem chi tiết ở hình phía dưới đây.

Các đối tác trên thị trường của dự án

10. Lộ trình phát triển của dự án

Lộ trình từ năm 2017 đến năm 2021:

Lộ trình phát triển của dự án từ năm 2017 đến năm 2021

Ontology đã nhiều lần thay đổi roadmap nhằm phù hợp với tình hình thị trường. Mục tiêu của dự án cho năm 2022 là cải tiến và upgrade blockchain để phát triển các ứng dụng Web 3.0, ra mắt Máy ảo Ethereum (EVM) Ontology.

11. Ví lưu trữ của token Ontology

Trên thị trường Blockchain hiện nay, token ONT có thể được lưu trữ qua ví 3S.

3S Wallet được thiết kế và xây dựng dựa trên trải nghiệm của người dùng với tính năng bảo mật cao và luôn được cải thiện dựa trên tiêu chuẩn của ba giá trị cốt lõi “Đơn Giản - An Toàn - Bảo Mật”.

Hướng dẫn lưu trữ token ONT trên 3S Wallet

  • Bước 1: Tại giao diện chính của 3S Wallet, chọn Receive (Nhận).

  • Bước 2: Nhập token ONT vào ô tìm kiếm.

  • Bước 3: Sao chép địa chỉ ví ONT và gửi token ONT vào địa chỉ đó để lưu trữ.

Để hiểu rõ hơn về cách lưu trữ token ONT trên 3S Wallet, bạn có thể xem video hướng dẫn tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=7x6m2a6bBEg

Xem thêm: RAMP Defi (RAMP) là gì? Tổng quan về Token RAMP

12. Tiềm năng phát triển của token ONT

Với mục đích trở thành mạng lưới tin cậy phân tán toàn diện, Ontology tập trung vào việc kết nối các thực thể thế giới thực, truyền thống với khung công tác Blockchain phi tập trung.

Để thể hiện điều đó bằng cách cung cấp một số tính năng mới cải tiến được hỗ trợ bởi kiến trúc sổ cái phân tán tiên tiến về mặt kỹ thuật. Ngoài ra, Ontology cung cấp một bộ các dịch vụ và mô-đun kỹ thuật số cho các nhà phát triển và doanh nghiệp.

Cùng với sự tiến bộ đáng kể trong những năm qua về mật mã và các giao thức phi tập trung, một làn sóng nền tảng mới đã nổi lên như các cải tiến tiềm năng so với nhiều hệ thống hiện có. Ontology đóng vai trò như một cơ hội sâu sắc để tận dụng những phát triển này có thể mở rộng hiệu quả và giúp thúc đẩy bản chất không trung thực và phi tập trung của Internet.

Tiềm năng của Ontology là tập trung vào việc kết nối các thực thể thế giới thực

13. Các dự án tương tự

Trên thị trường có không ít những blockchain platform tương tự Ontology có thể kể đến như:

Những bài viết liên quan:

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Ontology là gì. Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ, bạn đọc có thể nắm rõ hơn tổng quan về Ontology. Hãy theo dõi BHO Network để cập nhật thêm những tin tức mới nhất của nền tảng này trong tương lai nhé!

Xuất bản ngày 01 tháng 9 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare