- Blog
- Tin tức Crypto
- Retroactive là gì? Cách kiếm tiền từ hình thức Retroactive
Retroactive là gì? Cách kiếm tiền từ hình thức Retroactive
- 1. Retroactive là gì?
- 2. Tại sao Retroactive airdrop lại phổ biến
- 3. Các dự án lớn Retroactive thành công
- 3.1 Uniswap
- 3.2 1inch
- 3.3 dYdX
- 4. Các dự án Retroactive tiềm năng trong tương lai
- 4.1 MetaMask
- 4.2 OpenSea
- 4.3 Firefly
- 5. Cách tìm các dự án có khả năng Retroactive cao
- 6. Các công cụ hỗ trợ tìm kiếm Retroactive
Retroactive là gì? Retroactive là một khái niệm airdrop mới và độc đáo trong không gian DeFi. Cách kiếm tiền bằng hình thức này như thế nào? Hãy cùng với BHO Network tìm hiểu về Retroactive qua bài viết dưới đây nhé!
1. Retroactive là gì?
Retroactive là một sự kiện phân bố các token của một dự án cho những người dùng đã ủng hộ, sử dụng sản phẩm của mình từ những ngày đầu tiên bằng các hình thức như giao dịch, cung cấp pool… Phần thưởng của Retroactive thường là token của chính dự án đó.
Retroactive là sự kiện phân bổ các token của dự án cho những người đã ủng hộ dự án
Ngày 17/9/2020, sau sự kiện airdrop token UNI của Uniswap thuật ngữ Retroactive đã trở nên phổ biến. Uniswap thông báo sẽ tặng miễn phí token UNI cho những người dùng đã tương tác với nền tảng của mình bằng hình thức giao dịch hoặc cung cấp pool trước ngày 01/09/2020.
Mỗi người dùng nếu đáp ứng điều kiện trên có thể nhận được 400 UNI tương đương với 2.000 USD tại thời điểm đó. Vài giờ sau đó, hàng loạt sàn giao dịch lớn như Binance, OKX, Coinbase… cũng đồng loạt thông báo niêm yết và giao dịch token UNI, đẩy giá trị của đồng này tăng cao.
2. Tại sao Retroactive airdrop lại phổ biến
Retroactive rất quan trọng vì để người dùng đủ điều kiện nhận airdrop, họ phải ở trên nền tảng trước khi airdrop được công bố. Retroactive airdrop đã trở thành một cách phổ biến để khởi chạy thứ gì đó vì chúng đặt cược vào một số khía cạnh tiếp thị, bao gồm:
Tạo ra FOMO
“Fear of Missing Out” (FOMO) là một hiện tượng tiếp thị sử dụng khía cạnh của những hạn chế. Ví dụ, trong ngành thời trang, "giảm giá" được thực hiện để tung ra các mặt hàng quần áo hạn chế mà chỉ một số người có thể tiếp cận, điều này tạo ra nhu cầu cho mặt hàng cụ thể.
Trường hợp tương tự cũng áp dụng cho mã thông báo tiền điện tử. Khi airdrop hồi tố xảy ra, chỉ một số lượng hạn chế người có chúng và điều này thúc đẩy nhu cầu, tạo ra thị trường cho dự án. Điều này mang lại cho các mã thông báo một giá trị làm cho việc giao dịch trên chúng trở nên đáng giá và mang lại cho nó một vị trí trong ngành.
Thưởng cho người dùng sớm
Một trong những cách tốt nhất để đáp ứng việc ra mắt hoặc quảng bá sản phẩm là đưa ra phần thưởng. Các đợt airdrop hồi tố mang lại phần thưởng vì chúng phát các mã thông báo miễn phí; sau này, khi giá trị của chúng tăng lên, các nhà hảo tâm có thể trao đổi chúng để kiếm lời. Bằng cách này, những người dùng trung thành và sớm tin tưởng vào công ty có thể thu được lợi ích.
Xây dựng một nền văn hóa
Các đợt airdrop hồi tố xây dựng một nền văn hóa trong không gian tiền điện tử, nơi mọi người hiện đang tích cực “Farming” cho các đợt airdrop này.
Ý tưởng đằng sau nó là nếu người dùng phát hiện ra một giao thức DeFi đủ sớm và bắt đầu sử dụng nó, thì có khả năng cao sẽ được thưởng cho nó.
Tuy nhiên, nhược điểm là không phải tất cả các giao thức DeFi đều sử dụng airdrop, vì vậy bạn có thể tiêu tiền mà không nhận được phần thưởng nào.
Thu hút người dùng từ các dự án khác
Bằng cách sử dụng airdrop retroactive, mã thông báo có thể thu hút người dùng từ các dự án khác nhau đến dự án của họ. Một số người dùng có thể chọn một mã thông báo này thay vì mã thông báo kia do thiết kế tốt hơn, khả năng sử dụng hoặc thêm mã thông báo vào danh mục đầu tư của họ.
Chương trình khuyến khích này là một chiến lược tuyệt vời và về cơ bản là tiếp thị miễn phí vì hầu hết mọi người đều thích những thứ miễn phí.
Xem thêm: Proof of Work (PoW) là gì? Tầm quan trọng của PoW
3. Các dự án lớn Retroactive thành công
Retroactive đã thực hiện thành công nhiều dự án lớn khác nhau. Một số dự án phải kể đến như là Uniswap, 1inch, dYdX.
3.1 Uniswap
Uniswap là giao thức AMM và là một trong những sàn giao dịch phi tập trung (DEX) phổ biến nhất hiện nay. Vào ngày 17/09/2020, Uniswap bất ngờ công bố sẽ phân phối 15% token UNI so với tổng nguồn cung thông qua một đợt Retroactive Airdrop miễn phí cho những ai đã từng dùng Uniswap trước đây.
Mỗi tài khoản thông thường sẽ được tặng miễn phí 400 token UNI tương đương với 2,000 USD tại thời điểm đó. Sau đó vài giờ, hàng loạt sàn giao dịch lớn như Binance, OKEx, Coinbase,... thông báo niêm yết và giao dịch token UNI, đẩy giá của nó tăng lên 100%. Sự kiện này nhanh chóng trở thành tiêu điểm hot nhất của tháng.
3.2 1inch
Nhằm để cạnh tranh với Uniswap, 1inch Exchange thông báo chương trình Retroactive Airdrop kéo dài từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2021. Cụ thể:
- 4.8 triệu token 1INCH sẽ được airdrop cho 9.094 người dùng Moonswap, tức là mỗi người sẽ nhận được khoảng 527 token – trị giá khoảng 3,000 USD tại thời điểm đó.
- 3.57 triệu token cho 1,308 người dùng đã tham qua liquidity mining trên sàn từ đầu tháng 11/2020.
- 685,000 token cho những người dùng sử dụng các ví hợp đồng thông minh như Argent, Authereum, Gnosis và Pillar.
Bên cạnh đó, để tri ân người dùng, 1inch Exchange còn airdrop 6 triệu token cho người dùng Uniswap. Để nhận thưởng, người dùng phải sử dụng Uniswap ít nhất 20 ngày và thực hiện ít nhất 3 giao dịch trong năm 2021. Đồng thời chưa từng sử dụng 1inch Exchange và Mooniswap trước đó.
3.3 dYdX
dYdX là đợt Retroactive khủng trong thời gian qua. dYdX đã gây ngạc nhiên cho cộng đồng của mình khi thông báo sẽ dành ra 7.5% tổng nguồn cung để airdrop miễn phí cho những người dùng đã sử dụng dYdX trước đó.
Số lượng token mà mỗi người sẽ nhận được dựa trên mức độ hoạt động tích cực của họ trước đó trên nền tảng. Cụ thể, những người dùng hoạt động ít tích cực nhất( khối lượng giao dịch ít nhất 1USD) có thể nhận 310 token và người dùng hoạt động tích cực nhất (khối lượng giao dịch vượt trên 1 triệu USD) sẽ nhận được 9,529 token.
Theo ước tính, có hơn 64,000 địa chỉ ví đủ điều kiện nhận token trong đợt Retroactive này. Và đây chính là một trong những đợt airdrop lớn nhất trong lịch sử DeFi.
Lần Retroactive này được đánh giá là một trong nhưng đợt airdrop lớn nhất trong lịch sử DeFi
4. Các dự án Retroactive tiềm năng trong tương lai
Retroactive mang lại tiềm năng và lợi nhuận rất lớn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải dự án nào cũng có thể thực hiện Retroactive được. Hãy cùng tham khảo các dự án Retroactive tiềm năng trong tương lai dưới đây.
4.1 MetaMask
MetaMask là một ví điện tử được dùng phổ biến nhất hiện nay trên nền tảng Ethereum. Ngoài Ethereum, MetaMask còn được sử dụng để lưu trữ những token của nhiều blockchain khác nhau như Polygon, BNB Chain, Avalanche… Bên cạnh việc lưu trữ và quản lý khóa tài khoản, MetaMask còn cho phép người dùng theo dõi các giao dịch, trao đổi, swap, gửi và nhận tiền mã hóa.
Metamask cho phép người dùng theo dõi các giao dịch, swap, gửi và nhận tiền
MetaMask Swaps là sản phẩm DEX được tích hợp sẵn trong ví giúp tối ưu hóa các trải nghiệm với tiền mã hóa cho người dùng. Bạn có thể thử swap một vài lệnh để trải nghiệm, tăng sự gắn bó với nền tảng và nâng cao khả năng nhận được airdrop từ phía dự án.
4.2 OpenSea
OpenSea là sàn giao dịch NFT phi tập trung đầu tiên và lớn nhất trên thế giới. OpenSea cho phép người dùng tạo, thực hiện giao dịch hay đấu giá các các tác phẩm nghệ thuật, video, vật phẩm trong game…
Hiện tại, OpenSea có hơn 10 triệu lượt truy cập trang mỗi tháng. Đặc biệt, OpenSea còn là nền tảng cho ra đời những dự án NFT phổ biến nhất như Axie Infinity, CryptPpunks, CryptoKitties, Loot…
OpenSea còn thu hút sự chú ý và tham gia đầu tư của hàng loạt những doanh nhân nổi tiếng như Mark Cuban, Gary Vaynerchuk và Chamath Palihapitiya. Tuy nhiên, hiện tại OpenSea vẫn chưa có Token chính thức cho mình.
OpenSea là sàn giao dịch NFT phi tập trung lớn nhất thế giới
4.3 Firefly
Firefly là sàn giao dịch phái sinh phi tập trung được triển khai trên nền tảng Polkadot. Dự án hoạt động với mong muốn mang lại nguồn tài chính mở cho hàng triệu người dùng.
Firefly là dự án hoạt động với mong muốn mang lại nguồn tài chính mở cho hàng triệu người
Đặc điểm của dự án này là có độ trễ thấp, chi phí thấp của CeFi kết hợp với tính minh bạch, khả năng tổng hợp và tính mở của DeFi. Hiện tại, Firefly đang phát triển phiên bản testnet, vì thế bạn có thể đăng ký tham gia để có cơ hội nhận Retroactive trong tương lai.
5. Cách tìm các dự án có khả năng Retroactive cao
Làm thế nào để tìm được các dự án có khả năng Retoactive cao? Mỗi dự án sẽ có những cách cho khả năng Retroactive cao khác nhau. Các dự án thường xuất hiện khi giao dịch là dự án chưa có token, dự án đang tổ chức Testnet, dự án có nguồn tiền đổ vào, dự án đang có doanh thu. Hãy cùng tìm hiểu cách thức cho mỗi dự án dưới bài viết này nhé!
Dự án chưa có token
Mỗi hệ sinh thái blockchain đều được cấu từ nhiều mảnh ghép khác nhau như Wallet, Stablecoin, Lending, DEX, payment… Bạn có thể phân loại các dự án theo từng mảng và kiểm tra xem dự án nào chưa phát hành token cho riêng mình. Sau đó thực hiện so sánh chúng với các đối thủ cạnh tranh để đánh giá tiềm năng phát triển và có khả năng cho Retroactive cao trong thời gian tới không?
Bạn cũng có thể tự tìm hiểu xem dự án đó liệu trong tương lai có airdrop, Retroactive không bằng cách tham gia, tương tác trong các nhóm cộng đồng của họ tại Discord, Telegram, Twitter, Reddit…
Dự án đang tổ chức Testnet
Testnet là cách giúp các nhà phát triển kiểm thử sản phẩm của mình thông qua những phản hồi, góp ý của cộng đồng trước khi họ cho ra mắt sản phẩm mới chính thức. Sau khi testnet kết thúc, các dự án thường sẽ thực hiện Retroactive hoặc airdrop nhằm tri ân các đóng góp cũng như khuyến khích người dùng trải nghiệm sản phẩm của mình.
Testnet là cách giúp các nhà phát triển kiểm tra sản phẩm của mình trước khi tung ra thị trường
Cách đơn giản để tìm kiếm xem dự án nào đang tổ chức testnet mà nhiều người hay sử dụng đó chính là tìm kiếm từ khóa “testnet” hoặc hashtag “#testnet” trên Twitter. Twitter là mạng xã hội chính mà các dự án thường sử dụng để cập nhật, thông báo những tin tức mới nhất về dự án của mình cho cộng đồng được biết.
Dự án có nguồn tiền đổ vào
Việc xác định, dự đoán dòng tiền đang đổ về blockchain nào trong thị trường crypto cũng là một cách giúp bạn tìm kiếm được các dự án cho khả năng Retroactive cao. Khi một Blockchain bắt đầu phát triển và thu hút được dòng tiền từ thị trường, các dự án sẽ đẩy nhanh tiến độ ra mắt sản phẩm cũng như thực hiện nhiều sự kiện nhằm thu hút đông đảo người dùng, nhà đầu tư và xây dựng nên một cộng đồng sản phẩm của mình.
Santiment là một trong những công cụ để dự đoán dòng tiền đang chảy về blockchain nào trong thị trường
Một trong số đó là các airdrop và Retroactive. Bạn có thể sử dụng các công cụ, nền tảng phân tích dữ liệu on-chain như CryptoQuant, Santiment, DefiLlama, Messari… để xác định và dự đoán dòng tiền đang chảy về blockchain nào trong thị trường.
Dự án đang có doanh thu
Một dự án nếu có doanh thu rất lớn mà chưa có token thì khả năng rất cao là sớm hay muộn thì cũng sẽ có các chương trình Retroactive cho người dùng cũ. Những dự án có doanh thu mà đã có token thì cũng có thể có những chương trình Retroactive để kích thích người dùng tiếp cận hơn nữa với dự án.
6. Các công cụ hỗ trợ tìm kiếm Retroactive
Một số công cụ hỗ trợ tìm kiếm Retroactive giúp bạn có thể nhận được thông tin cập nhật thường xuyên về airdrop như:
- Etherscan Airdrop: Tại đây, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy tất cả các airdrop, bao gồm cả Retroactive Airdrop phổ biến hiện đang diễn ra.
- AirdropAlert.com: công cụ này cho phép bạn tìm thấy các thông báo về airdrop trên trang Twitter và trang diễn đàn Bitcoin của dự án nào đó mà bạn đang theo dõi.
AirdropAlert cho phép bạn tìm các thông báo về Airdrop trên các diễn đàn Bitcoin
- Coinairdrops.com: trang web này cung cấp cho bạn tất tần tật các thông tin về airdrop hiện nay.
- Defillama: công cụ này cung cấp thông tin về các dự án DeFi với các biến động cụ thể.
- Darren Lau (Lau, Lau): Đây là kênh thường xuyên chia sẻ các kèo được dự đoán sẽ có Retroactive trên twitter và hướng dẫn người dùng tham gia cụ thể.
Xem thêm: Dữ liệu On-chain là gì? Tầm quan trọng của dữ liệu On-chain
**Các câu hỏi thường gặp về Retroactive **
Chỉ cần tham gia retroactive là sẽ nhận được token đúng hay không?
Việc tham gia retroactive không có nghĩa là người dùng sẽ nhận được token từ nhà phát hành. Bởi vì, token được tặng chủ yếu là token quản trị. Sau khi tham gia retroactive người dùng cần thực hiện và đạt được các yêu cầu về mức độ tương tác, đóng góp đối với dự án thì mới có thể nhận được token.
Tỉ lệ nhận token được phân chia ra sao?
Tỉ lệ nhận token hoàn toàn phụ thuộc vào sự đóng góp của bạn dành cho dự án. Việc nhận token từ retroactive không có mức chia cụ thể như: 5%, 10%, 15%,... Vì vậy, bạn tương tác với dự án càng nhiều thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận được nhiều token.
Các loại ví nào có thể sử dụng để retroactive?
Khi sử dụng retroactive bạn có thể dùng ví chính hay ví phụ tham gia airdrop đều được. Tuy nhiên, bạn nên dùng ví riêng để sử dụng retroactive. Điều này sẽ giúp bạn bảo mật thông tin và tài sản của mình.
Những hạn chế khi tham gia retroactive là gì?
Nhược điểm lớn nhất khi tham gia retroactive đó là mất khá nhiều thời gian. Bên cạnh đó, bạn có thể tốn nhiều công sức để tương tác với dự án, tuy nhiên lượng token bạn nhận lại không tương xứng hoặc token có thể bị lừa đảo, cài mã độc,…
Những bài viết liên quan:
- ATH (All time high) là gì? Các lưu ý khi gặp ATH
- Venture Capital là gì? Những điều cần biết về Venture Capital
Như vậy, BHO Network đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về Retroactive là gì. Hầu hết những người có ít vốn thường đều thích retroactive và airdrop. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng thực hiện retroactive được nên bạn cần phải chuẩn bị cho mình một tâm lý sẵn sàng đối mặt với rủi ro.
Xuất bản ngày 24 tháng 8 năm 2022
Chủ đề liên quan