logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Sidechain là gì? Tìm hiểu cách thức hoạt động của Sidechain

Sidechain là gì? Tìm hiểu cách thức hoạt động của Sidechain

  1. 1. Sidechain là gì?
  2. 2. Cấu trúc của Sidechain
  3. 3. Sidechain hoạt động như thế nào?
  4. 3.1 Bảo mật và đồng thuận
  5. 3.2 Khả năng tương tác
  6. 3.3 Thực thi
  7. 4. Những điểm nổi bật và hạn chế của Sidechain
  8. 4.1 Ưu điểm
  9. 4.2 Hạn chế
  10. 5. Vì sao cần sử dụng đến Sidechain
  11. 6. Một vài ví dụ của Sidechain
  12. 6.1 Polygon (MATIC)
  13. 6.2 Rootstock (RSK)
  14. 7. Một số dự án
  15. 7.1 Alpha
  16. 7.2 Plasma
  17. 7.3 Rootstock
  18. 7.4 POA
  19. 7.5 Liquid
  20. 8. Một số cách sử dụng Sidechain khác

Sidechain là gì? Có lẽ đây là thuật ngữ khá mới với những nhà đầu tư trên thị trường phái sinh. Sidechain là một trong những cách phổ biến giúp mở rộng quy mô cho Ethereum. Để hiểu rõ hơn về nền tảng này, ngay sau đây, hãy cùng BHO Network tìm hiểu cách hoạt động và một số ưu nhược điểm chính của ứng dụng trong bài viết dưới đây.

1. Sidechain là gì?

Sidechain là một trong những Blockchain riêng biệt và chạy song song cũng như hoạt động tách biệt với Ethereum Mainnet. Các Sidechain sử dụng những mô hình khá đồng thuận và thông số Block của riêng nền tảng để xử lý các giao dịch một cách nhanh gọn và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, ứng dụng thường cung cấp khả năng tương thích với Ethereum Mainnet thông qua Bridge hai chiều.

Trên thị trường hiện nay có một số Sidechain nổi bật mà bạn có thể biết như BNB Smart chain, Avalanche C-Chain, Polygon PoS Chain, Fantom,...

2. Cấu trúc của Sidechain

Sidechain có cách vận hành giống như những Blockchains nhỏ và độc lập. Điều khác biệt giữa ứng dụng này với các Mainchains là có xu hướng tập trung hơn, nhỏ hơn và nhanh hơn. Chức năng chính của nền tảng là xử lý và xác thực các dữ liệu cho chuỗi chính hoặc thêm một số chức năng, ví dụ như việc chạy các hợp đồng thông minh cho một số Blockchain không thể làm được.

Để có thể thực hiện được điều này, Sidechain sẽ giao tiếp với chuỗi chính theo một số cách như sau:

Thứ nhất: Chính là việc sử dụng chốt hai chiều, tạo ra những Sidechain được chốt. Ứng dụng có hai phần và sử dụng cách xác minh thanh toán đơn giản (SPV) để có thể đảm bảo quyền sở hữu tiền:

  • Locking Up: Chốt này sẽ được dùng cho sự di chuyển của tiền xu hoặc các Token từ những chuỗi chính sang Sidechain. Để thực hiện điều này, các Token sẽ được khóa trong một địa chỉ đầu ra để tránh sự có mặt của các Token miễn phí trên hai chuỗi.
  • Releasing: Chốt này được ứng dụng khi một cá nhân muốn lấy tiền hoặc Token từ Sidechain và mở khóa ở trong chuỗi chính. Đây là một quá trình có độ khó hơn việc khóa chặt.

Thứ hai: Chính là sự xuất hiện của một Federation, mặc dù điều này sẽ không có trong tất cả các chuỗi phụ:

  • Federation được xem như người trung gian chịu trách nhiệm khóa và giải phóng các chức năng giữa các Sidechain và Mainchain. Đôi khi nền tảng được coi là một mối nguy hiểm đối với việc tập trung hóa.
  • Federation sẽ đảm bảo rằng những Token đại diện được mint chính xác và khớp với các Token bị khóa trên chuỗi chính trước khi cho phép bất kỳ giao dịch nào hoặc việc phát hành bất kỳ Token nào từ chuỗi này sang những chuỗi khác.

Xem thêm: Sharding là gì? Những thách thức và rủi ro tiềm ẩn của Sharding

3. Sidechain hoạt động như thế nào?

Là một trong những Blockchain hoạt động riêng biệt, vậy thì Sidechain sẽ hoạt động như thế nào? Để hiểu rõ hơn mời bạn cũng BHO Network tìm hiểu trong các thông tin dưới đây.

3.1 Bảo mật và đồng thuận

Sidechain được hoạt động dựa trên giả thuyết bảo mật là “n Validators trong m Validators” tức là phải hoạt động một cách trung thực. Bên cạnh đó, các Sidechain cũng thường kết hợp với những cơ chế khuyến khích hay trừng phạt riêng để hạn chế tối đa hành vi gian lận, Toxic trên mạng xã hội. Một số cơ chế đồng thuận phổ biến được các Sidechain sử dụng như DPoS, PoS, PoA,...

Proof of Authority (PoA - Bằng chứng ủy quyền):

  • PoA là từ viết tắt của Proof of Authority. Giống với Delegated Proof of Stake (DPoS), PoA có lượng Validator Node giới hạn, thông thường sẽ giao động dưới 25 Validator. Điều này khiến các Blockchain có thể sử dụng đồng thuận PoA và có khả năng mở rộng dễ dàng. Một vài Blockchain nổi tiếng sử dụng PoA bao gồm như BNB Smart Chain, Ronin,...
  • Proof of Stake (PoS - bằng chứng cổ phần): Các Node trong Blockchain được yêu cầu Staking một lượng Native Token được định sẵn trên mạng lưới để có cơ hội trở thành Validator. Những người xác thực sẽ có trách nhiệm chính là xác thực tính hợp lệ của một số giao dịch đồng thời sắp xếp chúng vào những Block mới.
  • Thay vào đó, người tham gia sẽ nhận lại phần thưởng cho việc sản xuất ra các Block mới và phí giao dịch của nhà mạng. Trong một số trường hợp các Validator Node bị phát hiện là gian lận thì Native Token đã được sử dụng trong mạng sẽ bị Slashing.
  • PoS có số lượng Validator Node khá lớn, bởi vì để chạy Node người tham gia chỉ cần Staking một lượng Token với hạn mức tối thiểu (cùng ETH Beacon Chain với 32 ETH). Hiện nay, Beacon Chain của Ethereum có khoảng hơn 350,000 Node đang trong quá trình hoạt động.

Delegated Proof of Stake (DPoS):

  • DPoS là từ viết tắt của Delegated Proof of Stake. Đây là thuật toán đồng thuận được dùng trong khá nhiều Blockchain hiện nay. Trong đó, người nắm giữ Token sẽ chọn một số Node chuyên nghiệp để đại diện trong quá trình vận hành mạng. Thay vào đó, Token Holder sẽ được chia sẻ một phần Reward cho công việc đảm bảo an ninh cho mạng.
  • DPoS có lượng Validator Node giới hạn, con số này thường sẽ giao động từ vài chục đến hai trăm. Chính điều này giúp các Blockchain sử dụng đồng thuận DPoS sẽ có khả năng mở rộng dễ dàng.

3.2 Khả năng tương tác

Theo thường lệ các Sidechain sẽ cung cấp những khả năng giúp tương tác với Ethereum Mainnet thông qua một Bridge 2 chiều. Hai thiết kế chính được sử dụng là MPCs và Ligh Client And Relays. Các ứng dụng sẽ có độ khó trong xây dựng khác nhau, MPCs sẽ dễ xây dựng hơn nhưng sẽ có bảo mật kém hơn so với các Bridge được xây dựng theo kiến trúc Light Client And Realay.

3.3 Thực thi

Thực thi chính là một trong những điểm độc đáo của các Sidechain. Công cụ này sẽ thay thế cho việc tạo ra các ngôn ngữ lập trình hay các máy ảo riêng. Các Sidechain sẽ tận dụng lại ngôn ngữ lập trình sẵn có là Solidity và loại máy ảo của Ethereum chính là EVM.

Điều này đã giúp cho các Sidechain sẽ thường có độ tương thích khá cao với Ethereum Mainnet. Những ứng dụng trên Ethereum Mainnet có thể dễ dàng trong di chuyển qua các Sidechain một cách nhanh chóng hơn.

4. Những điểm nổi bật và hạn chế của Sidechain

Vậy thì Sidechain có đặc điểm nào nổi bật? Những hạn chế còn tồn đọng của nó sẽ là gì? Để hiểu rõ hơn về nền tảng này, mời bạn tham khảo các thông tin dưới đây.

4.1 Ưu điểm

Sidechain có rất nhiều ưu điểm nổi trội. Chính những ưu điểm này khiến cho nền tảng thu hút được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư. Cụ thể như sau:

  • Khả năng mở rộng cao: Việc thực hiện những giao dịch trên Sidechain có thể giúp giảm bớt những gánh nặng về tính toán và tắc nghẽn của Mainchain. Đồng thời điều này cho phép người tham gia thực hiện các giao dịch một cách nhanh hơn và hiệu quả hơn, trong khi vẫn duy trì được tính toàn vẹn của chuỗi chính.
  • Nhiều cơ hội được thử nghiệm và nâng cấp: Với những Blockchain lớn, việc sở hữu nhiều Nodes và cấu trúc cồng kềnh, sẽ rất khó khăn trong quá trình thử nghiệm hay nâng cấp. Chính vì vậy các Sidechain sẽ là một giải pháp tốt để triển khai các ý tưởng mới lạ và nếu có thất bại thì cũng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến Mainchain.
  • Đa dạng hoá: Nhờ việc chuyển đổi tài sản giữa Sidechain và Mainchain sẽ giúp nhiều người dùng hơn có thể được tiếp cận với công nghệ Blockchain. Các lập trình viên có thể triển khai dự án của mình trên Sidechain được đánh giá chi phí và tốc độ giao dịch của Mainchain.

4.2 Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm thì Sidechain có một số nhược điểm như sau:

  • Bảo mật kém: Đối với các Sidechain nhỏ, những cuộc tấn công lên đến 51% hoàn toàn có thể xảy ra bằng cách mua đủ thiết bị (với cơ chế PoW). Hoặc đủ tài sản để yêu cầu những cổ phần lớn (với cơ chế PoS). Nhưng, ứng dụng hoàn toàn có thể từ chối nhận bất kỳ Node nào không đáng tin cậy, điều này sẽ trái ngược với bản chất của Blockchain là những mã nguồn mở.
  • Khó khăn khi giao dịch: Ngoài những lợi ích to lớn mà Sidechain mang lại thì cũng sẽ có trường hợp phí trên Sidechain khá cao khiến người tham gia không thoải mái khi giao dịch. Việc chuyển qua lại tài sản giữa các Blockchain cũng sẽ gây ra khó khăn cho người dùng khi cần sử dụng tài sản trong thời gian gấp.

5. Vì sao cần sử dụng đến Sidechain

Sidechain ra đời để giúp Blockchain giải quyết những phần công việc mà những nền tảng trước đó không thể thực hiện được.

Chẳng hạn như Bitcoin, tuy Blockchain phi tập trung và rất an toàn nhưng nó lại không phải là Blockchain tốt nhất về mặt thông lượng. Bên cạnh đó thời gian chờ đợi lâu và phí gia tăng khi mạng bị tắc nghẽn là điểm trừ lớn đối với người dùng. Nếu như chỉ sử dụng dành cho các khoản thanh toán nhỏ như mua một cốc nước thì tốc độ của Bitcoin sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu tiện lợi, nhanh gọn cho người dùng.

Như đã giới thiệu thì Sidechain hoạt động giống như một Blockchain riêng biệt nên nền tảng sẽ không bị ràng buộc bởi những quy tắc giống nhau. Các nhà phát triển có thể thêm các bản nâng cấp không tồn tại trên chuỗi chính và tạo nên các khối lớn hơn và giúp việc thực thi giao dịch được thực hiện một cách nhanh chóng.

Điểm đặc biệt chính là ngay cả khi Sidechain có các lỗi khá nghiêm trọng thì ứng dụng vẫn không hề ảnh hưởng đến chuỗi bên dưới. Chính điều này sẽ cho phép sản phẩm được sử dụng làm nền tảng để thử nghiệm và triển khai các tính năng không đòi hỏi sự đồng thuận từ phần lớn các nhà cung cấp mạng lưới.

6. Một vài ví dụ của Sidechain

Để hiểu rõ hơn về cách vận hành, hoạt động của Sidechain thì bạn có thể tham khảo thêm các ví dụ sau đây.

6.1 Polygon (MATIC)

Polygon là một loại Sidechain của Ethereum, ứng dụng tập trung chủ yếu vào khả năng mở rộng của Ethereum. Polygon sẽ có khả năng thực hiện số lượng giao dịch ngang với Ethereum. Tuy nhiên với mức chi phí rẻ hơn khá nhiều khi thực hiện những giao dịch tương tự trên mạng lưới Ethereum. Thời gian tạo khối trên Polygon là 2s cũng nhanh hơn hẳn so với Ethereum - 10s.

Polygon được biết tới nhiều nhất, rất nhiều những nhà phát triển đã tận dụng điểm này để xây dựng nên những giao thức, ứng dụng mới với chi phí giao dịch rất rẻ cho người sử dụng. Tuy nhiên, bởi vì Polygon có những Node, Validator và cơ chế đồng thuận riêng nên sẽ đảm bảo tính bảo mật của Polygon không thể so sánh được với Ethereum.

6.2 Rootstock (RSK)

Rootstock là một loại Sidechain của Blockchain Bitcoin, sản phẩm này sẽ cho phép giao thức xây dựng các dApp. Mới đầu, Bitcoin sẽ chỉ được sử dụng để xử lý một số giao dịch, trong khi Ethereum cho phép xây dựng các Smart Contract và một số giao thức mới. Tuy nhiên, quá trình này được thực hiện bằng cách gắn Sidechain RSK vào Blockchain. Bitcoin hoàn toàn có thể ứng dụng RSK để sử dụng các hợp đồng thông minh, từ đó cũng sẽ mở rộng chức năng của Rootstock.

RSK về bản chất là thêm một lớp giống Ethereum vào giao thức Bitcoin. Tuy nhiên sản phẩm cũng có cầu nối Bitcoin để có thể chuyển giao tài sản giữa hai chuỗi. Quá trình này được thực hiện dưới sự giám sát của liên đoàn RSK hay còn gọi là RSK Federation), được hình thành từ 25 trong số các sàn giao dịch Blockchain lớn nhất trên mạng. Từ đó, Bitcoin có thể cải thiện khả năng cung cấp và khả năng mở rộng của sàn. Đồng thời có thể giúp duy trì tính bảo mật và không làm ảnh hưởng đến Blockchain của sản phẩm.

Xem thêm: Solidity là gì? Những thông tin cần biết về Solidity

7. Một số dự án

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Seachain đã thu hút được lượng lớn người sử dụng và có nhiều dự án lớn. Một số dự án nổi bật của Seachain mà bạn có thể biết như sau.

7.1 Alpha

Các hàm của Alpha giống như một Sidechain cho Testnet của Bitcoin. Cơ chế hoạt động chính của Alpha dựa trên bộ điều hợp của giao thức tập trung. Một điểm liên kết có thể kiểm toán người ký quản lý tiền bằng Testnet và chuyển giao cho các Sidechain.

Điểm liên kết cũng dựa vào đó để tạo ra các Block thông qua phần tử Block đã ký. Bằng cách sử dụng một số giao dịch bảo mật khác nhau, Alpha đã giúp khám phá ra các khả năng của chuỗi mới.

7.2 Plasma

Đây là một mô hình dự kiến của việc thực thi các Smart Contract. Plasma có thể mở rộng tới con số hàng tỷ cập nhật trạng thái chỉ trong một giây. Điều này sẽ giúp Blockchain đại diện cho một số lượng lớn những ứng dụng tài chính phi tập trung trên toàn thế giới.

7.3 Rootstock

Rootstock là một nền tảng Smart Contract giúp nguồn mở với một chốt hai chiều cho Bitcoin. RST sẽ cho phép các Bitcoin Miner tham gia vào các cuộc cách mạng hợp đồng thông minh bằng trao Rewards thông qua hợp nhất Minning. Dự án sẽ nhằm mục đích tăng thêm giá trị và chức năng cho mạng Bitcoin bằng cách cho phép người dùng thanh toán gần như ngay lập tức, tăng khả năng mở rộng cao hơn và các hợp đồng thông minh hoạt động.

Bitcoin thiếu Smart Contract hoàn chỉnh. Đây chính là một yếu điểm đáng kể đối với sự phát triển của Bitcoin. RST được tạo ra để cung cấp các nhu cầu kỹ thuật không có sẵn như là một Blockchain với một chốt gồm hai chiều cho Bitcoin. Bởi Sidechain không có Token riêng cho nên nền tảng không thể cung cấp sự cạnh tranh với Bitcoin.

7.4 POA

POA là một loại Sidechain mở của Ethereum với bằng chứng về sự đồng thuận của thẩm quyền đạt được bởi những nhà đánh giá độc lập. Mục tiêu hoạt động của dự án là xây dựng mạng lưới công cộng cho các Contract nhỏ, an toàn, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Cơ chế đồng thuận của nền tảng cho phép thời gian chặn rất nhanh, chỉ dưới 5s.

Một điểm đặc biệt khác của POA được xây dựng cho quản trị hỗ trợ bỏ phiếu. Tính năng này ở mức đồng thuận bằng cách cho phép xác nhận bỏ phiếu cho việc thêm hoặc xóa người xác thực trên dApp quản trị. Mạng cũng hỗ trợ một loại lớn các bằng chứng nhận dạng dApps và kết hợp các sản phẩm để chứng minh danh tính của người xác nhận.

7.5 Liquid

Liquid là loại Sidechain thương mại đầu tiên của Blockstream. Dự án này tạo điều kiện cho việc chuyển tiền ngay lập tức giữa các sàn giao dịch mà không phải chờ đợi bất kỳ sự trì hoãn xác nhận trong Bitcoin Blockchain. Liquid là có sẵn cho người tham gia của tất cả các sàn giao dịch Bitcoin.

8. Một số cách sử dụng Sidechain khác

Ngoài một số cách sử dụng mà BHO Network vừa giới thiệu ở trên thì Sidechain, còn một số cách hoạt động khác. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng Sidechain để làm nổi bật âm thanh: Tác dụng của hiệu ứng này là nhằm khiến cho một yếu tố âm thanh nhất định trở nên nổi bật hơn trong bản Mix. Điều này tương tự như khi DJ sử dụng Sidechain để nói đè lên phần nhạc nền. Bạn cũng có thể thực hiện phương pháp tương tự như vậy để phần Vocal của ca sĩ không bị chìm bởi phần Backing Track.
  • Sidechain có khả năng tách biệt những tần số nhất định: Nếu bạn có quyền truy cập vào Multiband Compressor (hầu hết những phần mềm như Logic hay Pro Tools và Ableton sẽ có sẵn) thì không nên sử dụng Sidechain cho toàn bộ Track âm thanh mà hãy sử dụng sản phẩm này vào những tần số nhất định trong Track âm thanh đó. Chẳng hạn như khi bạn chơi Funk Guitar và muốn dải nốt cao và Mid được nổi bật hơn.
  • Sử dụng những Sidechain Preset hoặc Plugin khác nhau cho các Track âm thanh khác nhau: Bạn có thể sử dụng 2 dạng Sidechain Compression khác nhau cho cùng một bản Mix. Loại Compression mà bạn dùng cho phần trống có thể sẽ khác so với loại Compression mà bạn dùng cho phần Bass.

Những bài viết liên quan:

*Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến Sidechain là gì? Qua các thông tin trên, hy vọng BHO Network đã cung cấp cho bạn thêm các thông tin bổ ích. Có thể thấy Sidechain là một nền tảng có nhiều tiềm năng khai thác. Tuy nhiên để sử dụng thì bạn nên có sự tìm hiểu kỹ nhu cầu và sự phù hợp với bản thân.

Xuất bản ngày 10 tháng 8 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare