logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Mainnet và Testnet là gì? Top 5 dự án Mainnet hot nhất hiện nay

Mainnet và Testnet là gì? Top 5 dự án Mainnet hot nhất hiện nay

  1. 1. Mainnet là gì?
  2. 2. Testnet là gì?
  3. 3. Tại sao Mainnet và Testnet lại quan trọng
  4. 3.1 Mainnet
  5. 3.2 Tetsnet
  6. 4. Sự khác biệt giữa Testnet và Mainnet
  7. 5. Những bước cơ bản khi làm Testnet là gì?
  8. 5.1 Bước 1: Chuẩn bị ví và nhận Faucet Testnet
  9. 5.2 Bước 2: Trải nghiệm các tính năng khác nhau
  10. 5.3 Bước 3: Phản hồi ý kiến
  11. 6. Top 5 Mainnet hiện nay
  12. 6.1 Radix
  13. 6.2 Uniswap V3
  14. 6.3 Theta Mainnet 3.0
  15. 6.4 NEO Mainnet 3.0
  16. 6.5 Reef Finance
  17. 7. Mainnet Swap là gì?
  18. 8. Mainnet có làm Token tăng giá không?

Mainnet và Testnet là gì? Đây là 2 thuật ngữ mà nhà đầu tư thường gặp khi tham gia vào các dự án Blockchain. Để hiểu rõ hơn về Mainnet, Testnet cũng như tầm quan trọng và tầm ảnh hưởng của 2 thuật ngữ này đến giá token, hãy cùng BHO Network theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về các thuật ngữ trong Crypto nhé!

1. Mainnet là gì?

Mainnet (mạng chính thức) mô tả dữ liệu của giao thức blockchain đã chính thức được ghi lại trên chính blockchain đó - điều này có nghĩa là khi một dự án thực hiện Mainnet thì dự án đó đã có đồng coin và blockchain nền tảng riêng của mình chứ không phụ thuộc vào blockchain khác nữa.

Ngoài ra các giao thức được xây dựng trên blockchain nền tảng thứ 3 và chính thức sao lưu giữ liệu trên Mainnet của blockchain nền tảng đó cũng có thể gọi là Mainnet.

Ví dụ: CyberMiles, IoTeX, Theta, Uniswap V3,...

2. Testnet là gì?

Testnet (mạng thử nghiệm) là mô trường cho tất cả các dự án thử nghiệm các tính năng, bảo mật các giao thức blockchain an toàn trước khi tiến hành Mainnet.

Testnet là mạng thử nghiệm dữ liệu chưa chính thức được lưu lại trên blockchain nên có thể thay đổi hoặc chỉnh sửa linh hoạt nếu xuấ hiện các lỗi bảo mật, giao dịch không thành công,...

Ví dụ: giả sử bạn đang tạo một chức năng mới yêu cầu bạn truyền và nhận tiền bản địa. Các mạng thử nghiệm blockchain là bản sao hoàn hảo của giao thức ban đầu, sử dụng cùng công nghệ và công cụ để thực hiện các nhiệm vụ giống nhau.

Xem thêm: FOMO là gì? Toàn bộ kiến thức về FOMO mà nhà đầu tư cần biết

3. Tại sao Mainnet và Testnet lại quan trọng

Tại sao 2 mạng này lại quan trọng? Mỗi mạng đều có sự quan trọng của riêng nó để hiểu sâu hơn và nắm rõ hơn dưới đây là 2 lý do mà BHO Network đã tổng hợp được sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

3.1 Mainnet

Bằng chứng cho sự phát triển

Mainnet được coi là một dấu mốc đặc biệt đánh dấu sự phát triển vượt bậc của một cộng đồng token. Các token có thể trở thành một cộng đồng token độc lập và hoạt động giống token dựa vào Blockchain khác.

Bên cạnh đó, mạng chính thức còn cho phép User trải nghiệm mọi chức năng thuộc Blockchain và bạn tham gia vào mạng lưới ở mọi nơi. Tất cả rủi ro phát sinh đều không thể tác động đến quá trình vận hành bên trong chuỗi Blockchain.

Tạo dựng uy tín

Mainnet tương tự như một giao thức hoàn chỉnh có thể thực hiện tất cả giao dịch, người dùng liên kết được với nhau bằng token gốc. Nếu tham gia vào Mainnet, người dùng có thể chọn lựa trở thành một nút mạng bằng cách tải phần mềm riêng của giao thức.

Nếu một cộng đồng token chưa có hoặc ra mắt Mainnet chậm hơn dự kiến thì token này chưa có giá trị kinh tế. Dự án này vẫn phải phụ thuộc vào một Blockchain khác nên người dùng chỉ có thể tham gia ở mạng lưới thử nghiệm. Do đó, để có thể đánh giá một Blockchain khách quan nhất, các nhà đầu tư cần xem xét cộng đồng đó đã có Mainnet chưa và nếu chưa có thì Testnet đang diễn ra như thế nào?

3.2 Tetsnet

Ngăn chặn sự gián đoạn

Mạng thử nghiệm cho phép người kiểm tra giao thức, nhà phát triển ứng dụng và thậm chí cả nhân viên bảo mật kiểm tra các tính năng và chức năng của giao thức trong một cài đặt riêng biệt mà không phải lo lắng về việc can thiệp vào Chuỗi khối chính.

Không tốn phí dùng thử

Mainnet xử lý các giao dịch thực tế, trong đó các mã thông báo có giá trị phụ trợ, nhưng trong trường hợp mạng thử nghiệm, các mã thông báo không có bất kỳ giá trị nào được đính kèm.

Mạng thử nghiệm cung cấp một khu vực thử nghiệm cho các nhà phát triển mong muốn xây dựng các ứng dụng chuỗi khối hoặc thử nghiệm các khả năng cụ thể mà không cần đầu tư tiền thật. Việc thử nghiệm các tính năng của ứng dụng hoặc thực hiện nghiên cứu trên mạng chính sẽ khá tốn kém đối với các nhà phát triển.

4. Sự khác biệt giữa Testnet và Mainnet

Mục đích: Testnet là “Sandbox” thử nghiệm, trong khi mainnet là blockchain chức năng được phát hành.

Chi phí hoạt động: Trong mạng thử nghiệm, mã thông báo không giữ bất kỳ giá trị nào. Chi phí hoạt động trong mạng chính cao hơn. Mọi hoạt động được thực hiện trên chuỗi khối đều yêu cầu một khoản phí dưới dạng mã thông báo có giá trị nhất định. Ví dụ về các hoạt động này bao gồm chuyển giao giá trị, đặt phần thưởng hoặc triển khai Hợp đồng thông minh.

ID mạng: ID mạng giúp nhà phát triển xác định mạng. Mạng chính và mạng thử nghiệm có ID mạng khác nhau. Ví dụ: ID mạng chính Ethereum là 1, trong khi các testnet được sử dụng phổ biến nhất khác có ID mạng lần lượt là 3, 4 và 42 cho Ropsten, Rinkeby và Kovan.

Khối Genesis: Khối genesis là khối đầu tiên của mọi chuỗi khối. Cả testnet và mainnet đều có các khối genesis độc lập của riêng chúng.

Nút: Một testnet có ít nút hơn so với mạng chính.

Tần suất giao dịch: Tần suất giao dịch thấp đối với mạng thử nghiệm.

5. Những bước cơ bản khi làm Testnet là gì?

Testnet là một môi trường quan trọng, vừa giúp nhà phát triển tìm ra lỗi và giúp phân phối token của nhà phát triển đến những người muốn tham gia vào dự án. Để có một mạng thử nghiệm tốt, sau đây BHO Network sẽ chia sẻ đến bạn 3 bước cơ bản khi làm Testnet.

5.1 Bước 1: Chuẩn bị ví và nhận Faucet Testnet

Đầu tiên, người dùng cần chuẩn bị ví để liên kết với Testnet và nhận token hoặc token thử nghiệm của dự án thông qua Faucet Testnet. Tùy thuộc vào từng mạng lưới chính thức mà các dự án sẽ có yêu cầu ví khác nhau.

5.2 Bước 2: Trải nghiệm các tính năng khác nhau

Mỗi cộng đồng đều có những tính năng khác nhau để người dùng trải nghiệm. Vì vậy, mạng thử nghiệm của các dự án sẽ có những cách thực hiện khau nhau phụ thuộc vào từng lĩnh vực của dự án đó.

  • Đối với AMM, người dùng có thể thực hiện Swap và cung cấp thanh khoản tại Testnet.
  • Đối với Lending, bạn có thể gửi tiền để vay thử hay trở thành người cho vay trên Testnet.

5.3 Bước 3: Phản hồi ý kiến

Tại bước này, người dùng Testnet phải phản hồi các lỗi gặp phải, trải nghiệm khi sử dụng và góp ý xây dựng thêm tính năng cho cộng đồng. Tuy nhiên, không phải mọi Testnet đều có thưởng, người dùng cần lưu ý những điều sau để không phải hy vọng quá nhiều vào mạng lưới này:

  • Đôi khi cộng đồng token sẽ công khai Airdrop cho những người tham gia Testnet.
  • Một vài số khác có thể không công khai, tuy nhiên vẫn có kế hoạch Airdrop.
  • Phần còn lại thì dự án sẽ không có ý định Airdrop.

6. Top 5 Mainnet hiện nay

Đâu là những Mainnet được nhiều người sử dụng nhất hiện nay? Hiểu rõ được những thắc mắc của bạn, BHO Network đã tổng hợp được Top 5 Mainnet uy tín, chất lượng ngay tại nội dung sau đây.

6.1 Radix

Radix là một trong những Mainnet được mong chờ nhất. Vào ngày 28/4/2021 dự án này đã phát hành bản Betanet, chinh phục được thị trường DeFi với trị giá lên đến cả nghìn tỷ USD. Sau thành công này, Radix dự kiến triển khai hệ thống mạng riêng cho thị trường tài chính phi tập trung DeFi vào cuối quý II năm 2021.

Với nguồn vốn hơn 22 triệu USD, nhóm phát triển của dự án đã tạo ra hệ sinh thái ứng dụng thuật toán đồng thuận tiên tiến Cerberus. Đây được coi là phần cốt lõi của công nghệ mà Radix đang theo đuổi. Ngoài ra, Radix sẽ triển khai đầy đủ những phân đoạn đặc biệt với khả năng đáp ứng nhu cầu mở rộng giới hạn.

Radix sử dụng kết hợp thuật toán Cerberus cùng với ngôn ngữ lập trình Scrypto mới lạ, dự tính sẽ tạo được một môi trường DeFi có tính cạnh tranh cao. Phiên bản Mainnet này chính là bước đệm để nhà phát triển này phát triển token riêng biệt. Blockchain trên Radix có thể chống lại mọi sự tấn công nhắm vào quy trình khai thác và cải thiện tình trạng tắc nghẽn thường gặp.

6.2 Uniswap V3

Trong các sàn giao dịch phi tập trung DEX, Uniswap đang đứng ở vị trí đầu bảng. Vào năm 2020, số lượng người dùng tham gia Uniswap không ngừng tăng và có tổng giá trị tài sản khóa trên đây vượt mốc 1 USD. Dự kiến vào 5/5/2021, Uniswap sẽ ra mắt phiên bản Mainnet V3. Đây là bản được nâng cấp với vô số chức năng mới, hữu ích cho người dùng. Sau đó, Uniswap cũng sẽ tung ra bản Optimism L2.

Bản Mainnet V3 được đánh giá là sự ra đời của vị thế thanh khoản tập trung, được rất nhiều nhà đầu tư mong đợi nhất. Bởi phiên bản này cho phép nhà cung cấp thanh khoản có mọi quyền kiểm soát phạm vi giá mà người dùng mong muốn cung cấp. Hơn thế, Mainnet V3 còn khắc phục giảm phần nào phí giao dịch xuống.

6.3 Theta Mainnet 3.0

Bản Mainnet 3.0 của nhà phát triển Theta, người dùng và nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến 2 tính năng mới là đặt cược và đốt token TFUEL. Tuy nhiên, cách thức triển khai của Theta có thể làm tăng chi phí mạng lưới nhằm đích thân bằng nguồn cung TFUEL.

Bản Mainnet 3.0 trong lần nâng cấp thứ hai đã cho ra hệ thống nút Elite Edge. Những nút này sẽ giúp người dùng tối ưu thời gian khai thác hoạt động. Hệ thống này được coi là bước nhảy mới trong việc mã hóa bông không và độ khả dụng của internet. Bên cạnh đó, người dùng sử dụng những nút này sẽ dễ dàng kiếm thêm token TFUEL trong quá trình đặt cược và nâng cao hiệu suất hoạt động.

6.4 NEO Mainnet 3.0

Nhà phát triển NEO có chuỗi Blockchain mạnh và có nhiều dự án tiền mã hóa tốt. Mục tiêu của dự án này là tạo ra một mạng Oracle gốc để hỗ trợ cho những hoạt động thông minh. Đặc biệt, điều mà nhà đầu tư quan tâm nhất ở Mainnet 3.0 đó chính là sự hợp tác của 2 nhà phát triển NEO Foundation và NEO Global, tạo ra hệ thống dịch vụ và một nền tảng hoàn thiện, đáng tin cậy hơn.

Đặc biệt, trong lần nâng cấp Mainnet 3.0 nhà NEO còn tập trung khắc phục và cải thiện khâu quản trị. Phiên bản này cho phép một thành viên đua ra tiếng nói cụ thể trong việc khởi xướng hay biểu quyết một chủ đề nào đó. Theo kế hoạch, phiên bản Mainnet 3.0 sẽ được cho ra mắt vào cuối tháng 9/2021.

6.5 Reef Finance

Reef Finance tạo dựng mạng Blockchain riêng biệt cho phần mềm phi tập trung DeFi thế hệ tiếp theo. Theo kế hoạch, Reef sẽ cho ra mạng chính thức là Reef - Chain và đi vào hoạt động từ cuối tháng 5/2021.

Điểm thu hút của Mainnet này là có nền tảng Substrate. Đây là một nền tảng có độ bảo mật và cung cấp thông lượng cao, chi phí khi giao dịch cũng được giảm đáng kể. Ngoài ra, những ứng dụng dApps sẽ tùy chọn tổng hợp thanh khoản đến từ nhiều nguồn cung khác nhau. Hệ sinh thái này cũng cung cấp rất nhiều mức độ hỗ trợ cho hệ thống cộng đồng sẽ thực hiện.

7. Mainnet Swap là gì?

Mainnet Swaps là một quá trình chuyển đổi token trên Blockchain nền tảng lúc đầu sang Blockchain chính của giao thức. Ví dụ: Lúc đầu, Band Protocol hoạt động trên Blockchain của Ethereum, do đó token hiện nay của Band là BAND - ERC20. Tuy nhiên, trong tương lai nhà Band Protocol sẽ được chạy trên Mainnet Blockchain riêng là BandChain.

Khi nền tảng riêng của Band Protocol thành công, quá trình Mainnet Swap token sẽ diễn ra và swap mọi token BAND - ERC20 qua Native BAND hoạt động trên Band Chain. Đặc tính của swap là được quy đổi theo tỷ lệ xác định, chủ yếu là 1:1. Tuy nhiên, nếu dự án có tỷ lệ quy đổi cao hoặc thấp hơn 1:1 thì đều tác động đến giá token.

Xem thêm: Margin Trading là gì? Tất tần tật kiến thức về Margin Trading

8. Mainnet có làm Token tăng giá không?

Mainnet là một mạng lưới quan trọng của Blockchain, tuy nhiên mạng này có ảnh hưởng đến giá token hay không thì không ai dám chắc chắn 100%. Theo một thống kê nhanh 2020, BHO Network có thể khẳng đánh giá như sau:

  • Trong thời gian mới ra Mainnet, nếu bạn mua và nắm giữ token trong 31 ngày thì chắc chắn bạn sẽ có tấm vé giảm 40% - 60% tài khoản.
  • Nếu bạn mua token trước thời gian ấn định ra Mainnet khoảng 62 ngày, BHO Network đảm bảo rằng bạn sẽ có cơ hội tăng 50%- 60% tài khoản.
  • Số lãi gain mà bạn có được sẽ tùy thuộc vào market cap (vốn hóa) của token đó. Nói cách khác, các token có market cap nhỏ hơn mười triệu đô là những đồng mang lại mức gain cao nhất.

Mặt khác, theo thời gian thì những sự kiện của Mainnet cũng không còn quan trọng nữa. Do đó, giá token cũng không bị ảnh hưởng quá lớn ngay cả khi cho ra mắt Mainnet thì cộng động token đó còn chưa có token.

Những bài viết cùng chủ đề:

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc Mainnet và Testnet là gì, cũng như các vấn đề liên quan đến Mainnet token. Ngoài ra, BHO Network hy vọng các nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của hai mạng này đến giá token nói riêng và thị trường tiền mã hóa nói chung. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay BHO Network để được giải đáp nhé!

Xuất bản ngày 16 tháng 2 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare