- Blog
- Tin tức Crypto
- Curve Finance là gì? Chi tiết về tiền mã hóa CRV
Curve Finance là gì? Chi tiết về tiền mã hóa CRV
- 1. Curve Finance là gì?
- 2. Curve Finance có điểm gì đặc biệt
- 3. Curve Finance giải quyết được vấn đề gì?
- 4. Curve Finance có đối tượng người dùng như thế nào?
- 5. CRV Token là gì?
- 6. Thông tin của CRV Token
- 6.1 Cập nhật tỷ giá CRV hôm nay
- 6.2 Các chỉ số quan trọng của CRV Token
- 6.3 Phân bổ CRV Token
- 6.4 Bán CRV Token
- 6.5 Lịch trình mở CRV Token
- 6.6 Mục đích sử dụng của CRV Token
- 7. Lộ trình phát triển
- 8. Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư, đối tác
- 8.1 Đội ngũ phát triển
- 8.2 Đối tác
- 9. Đối thủ cạnh tranh
- 10. Đánh giá tiềm năng của Curve Finance
- 11. Kiếm và sở hữu CRV Token ở đâu?
- 12. Sàn giao dịch và ví lưu trữ CRV Token
- 12.1 Sàn giao dịch CRV Token
- 12.2 Ví lưu trữ CRV Token
- 13. Kênh thông tin của dự án Curve Finance
Curve Finance là gì? Dự án này có đặc điểm nổi bật nào? Curve giải quyết được vấn đề gì? Trong bài viết ngày hôm nay, các bạn sẽ được giải đáp những thắc mắc đó một cách chi tiết. Bên cạnh đó, nhiều thông tin quan trọng về CRV Token cũng sẽ được cập nhật cho mọi người. Hãy theo dõi ngay nhé!
1. Curve Finance là gì?
Bạn có thắc mắc Curve Finance là gì? Curve Finance là một sàn giao dịch AMM phi tập trung trên Ethereum dành riêng cho các Stablecoin như USDT, USDC, DAI,... hoặc các tài sản tương tự nhưng được thể hiện dưới các hình thức khác nhau (renBTC, WBTC, pBTC,...).
Do cách thức hoạt động của cơ chế AMM, các tài sản trong Curve không được giao dịch dưới dạng sổ lệnh, mà được trao đổi trong một Pool thanh khoản theo công thức của hợp đồng thông minh.
Mặc dù là một DEX, Curve không Permissionless (không cần cấp quyền) giống Uniswap. Điều đó có nghĩa là người dùng không được tự do tạo các Pool thanh khoản như Uniswap. Pool thanh khoản trong Curve sẽ chỉ được tạo ra nếu mọi người ủng hộ đề xuất quản trị.
Curve Finance là một sàn giao dịch AMM
2. Curve Finance có điểm gì đặc biệt
Để có thể thu hút được người dùng, đội ngũ nhân sự của dự án đã bổ sung cho Curve Finance nhiều điểm đặc biệt như khả năng giảm thiểu trượt giá, tính năng tự động tạo cặp thanh khoản hay tính năng Synth Swap,... Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về điều này, hãy theo dõi nội dung sau đây:
Khả năng giảm thiểu trượt giá
- Trượt giá là sự chênh lệch giữa giá theo lý thuyết bạn sẽ nhận và giá thực tế bạn nhận được khi giao dịch AMM.
Ví dụ: Nếu bạn định giao dịch 1000u để mua 5 BNB với giá ($ 200 / BNB), đáng lẽ bạn phải nhận được gần 5 BNB sau khi trừ phí Protocol 0,2%. Nhưng do trượt giá (Slippage), bạn chỉ nhận được 4,7 BNB. Con số gần 0.3 BNB này là trượt giá.
Biểu đồ minh họa sự trượt giá
Ví dụ cụ thể: Hình ảnh sau đây cho bạn thấy rõ ràng ứng dụng của Curve Finance so với Uniswap. Khi giao dịch trên Uniswap, bạn sẽ chịu nhiều tổn thất do giá cả giảm xuống. Vấn đề trượt giá càng lớn khi giá trị giao dịch càng cao, vì vậy Curve là cầu nối không thể thiếu giúp bạn giảm thiểu mức trượt giá trong không gian DeFi.
- Uniswap: 10.000 USDT = 8.990 USDC.
- Curve Finance: 10,000 USDT = 9,997 USDC.
Giao dịch trên Uniswap có nhiều tổn thất hơn so với Curve Finance
Tính năng tự động tạo cặp thanh khoản bằng 1 token
- Thay vì phải chuyển đổi thủ công từ 1 Token sang nhiều Token cần thiết để cung cấp tính thanh khoản, Curve Finance sẽ tự động chuyển đổi cho bạn.
Ví dụ: Bạn có 1000 USDC và bạn muốn cung cấp thanh khoản cho một nhóm có tên “3Pool” với tài sản DAI / USDC / USDT với tỷ lệ 20/40/40. Curve sẽ tự động chia 1000 USDC thành 200 DAI / 400 USDC / 400 USDT để thêm vào 3Pool cho bạn.
Lending Pool
- Cốt lõi của dự án Lending Pool là Liquidity Pool Asset. Người cho vay chuyển các tài sản tiền mã hóa được hỗ trợ sang Pool thanh khoản và nhận lại lãi suất.
- Còn người vay cần gửi các tài sản làm tài sản thế chấp vào Pool thanh khoản và vay bất kỳ Token nào và sẽ trả lãi suất. Lãi suất được tính tự động theo công thức và phụ thuộc vào cung cầu của mỗi loại tài sản trong Pool.
- Curve Finance hợp tác với Compound để tạo ra một Pool cho vay cho phép người dùng tối ưu hóa thu nhập từ phí giao dịch Curve và lãi cho vay từ Compound.
Cốt lõi của dự án Lending Pool là Liquidity Pool Asset
Tính năng Base và Metapool
- Tính năng này cho phép đổi bất kỳ 1 Token nào trong các Token thành 1 LP Token.
Ví dụ: Bạn có 1000 UST và muốn chuyển sang Token của "3Pool". Tính năng Base và Metapool giúp bạn chuyển đổi 1000USDT thành 200DAI / 400USDC / 400USDT dựa trên giá trị và tỷ lệ của “3Pool”.
Cơ chế này giúp bạn giảm thiểu nhiều thao tác và quy trình nhưng vẫn tối ưu hóa kết quả đầu ra.
Tính năng SynthSwap
- Đây là tính năng ra đời nhờ sự hợp tác giữa Curve Finance và Synthetix. SynthSwap cho phép bạn giao dịch tập trung vào các khoản đầu tư Synthetix có mức trượt giá thấp. Đây là sản phẩm mở rộng thị trường ngách tiếp theo của dự án và sẽ được phát hành trong Curve v3.
- Vậy, Curve không chỉ là AMM cho các Stablecoin (USDC, USDT, DAI,...), mà còn là AMM cho các tài sản có thuộc tính tương tự (WBTC, renBTC,...) và tài sản Synthetix (sBTC, sETH,…).
Tham khảo: Voxies là gì? Tổng quan về dự án và Token VOXEL
3. Curve Finance giải quyết được vấn đề gì?
Ngày nay, Stablecoin đang đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong tài chính phi tập trung DeFi, đặc biệt là sau khi Yield Farming ra đời. Ngoài ra, nhu cầu đối với việc giao dịch các cặp Stablecoin cao hơn. Đó là lý do Curve Finance xuất hiện.
Tất nhiên, bạn cũng có thể giao dịch các Stablecoin này trên các sàn giao dịch CEX tập trung, nhưng điều đó có nghĩa là bạn sẽ mất nhiều phí hơn.
Dự án giải quyết nhu cầu đối với việc giao dịch các cặp Stablecoin ngày một cao
4. Curve Finance có đối tượng người dùng như thế nào?
Đối tượng người dùng của Curve bao gồm Liquidity Providers (nhà cung cấp thanh khoản), Traders và nhiều dự án.
- Liquidity Providers: Được nhận phần thưởng Token từ các dự án và nhận được khoản phí từ Pool, ngoài ra còn có lãi từ việc cho vay.
- Traders: Swap Stablecoin với sự trượt giá thấp, phí rẻ hơn rất nhiều so với CEX.
- Dự án: Muốn phân bổ Token, Bootstrapping nhu cầu cho Token dự án.
Đối tượng người dùng của Curve bao gồm Liquidity Providers, Traders và các dự án
5. CRV Token là gì?
CRV là Token gốc của dự án Curve Finance chủ yếu được sử dụng cho mục đích quản trị. Chủ sở hữu Token CRV có thể tham gia vào các quyết định của nền tảng. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng có thể giao dịch và kiếm lợi nhuận khi giá của Token này tăng lên.
Ngoài ra, Token cũng được sử dụng để làm phần thưởng cho những người có nhiều đóng góp tích cực vào hoạt động của nền tảng, chẳng hạn như cung cấp thanh khoản trên Curve.
CRV là Token gốc của dự án Curve Finance
Tham khảo: Mina Protocol (MINA) là gì? Thông tin chi tiết về giao thức Mina
6. Thông tin của CRV Token
Để hiểu hơn về CRV Token là gì, bạn cần nắm được những thông tin quan trọng về Token này. Trong nội dung dưới đây, các bạn sẽ được tìm hiểu về điều đó.
6.1 Cập nhật tỷ giá CRV hôm nay
Hiện tại, các bạn có thể xem giá CRV tại Coin98 Markets.
6.2 Các chỉ số quan trọng của CRV Token
Tương tự các tiền mã hóa khác, CRV Token sở hữu những chỉ số quan trọng sau đây:
- Token Name: Curve Finance.
- Ticker: CRV.
- Blockchain: Ethereum.
- Token Standard: ERC-20.
- Contract: 0xD533a949740bb3306d119CC777fa900bA034cd52
- Token Type: Utility & Governance.
- Max Supply: 3,303,030,299 CRV.
- Total Supply: 1,521,949,991 CRV.
- Circulating Supply: 358,709,181 CRV.
6.3 Phân bổ CRV Token
Tổng cung CRV Token sẽ được phân phối cho 4 đối tượng chính với tỉ lệ như sau:
- Liquidity Provider (62%): 2,047,878,785 CRV.
- Shareholders (30%): 990,909,090 CRV.
- Employees (5%): 165,151,515 CRV.
- Community Reserve (3%): 99,090,909 CRV.
Lượng cung ban đầu của CRV sẽ đạt khoảng 1.3 tỷ CRV (~43%) và được chia theo tỷ lệ như sau:
- Team & Investor (30%): Mở khóa trong vòng 2-4 năm.
- Liquidity Provider (5%): Mở khóa trong vòng 1 năm.
- Community Reserve (5%): Chưa có kế hoạch mở khóa cụ thể.
- Employee (3%): Mở khóa trong 2 năm.
Liquidity Provider sẽ được nhận 62% Token
6.4 Bán CRV Token
Curve Finance chưa mở bán Token dưới bất kỳ hình thức nào. Tất cả chỉ được phân phối theo cơ chế Farming.
6.5 Lịch trình mở CRV Token
Theo lịch trình, tổng cung của CRV Token sẽ được mở khóa hoàn toàn đối với mọi Allocation trong tháng 8/2026. Trong đó, cường độ mở khóa Token sẽ giảm dần vào khoảng đầu năm 2025, việc này giúp CRV Token không chịu quá nhiều áp lực bán như thời gian đầu.
CRV Token sẽ được mở khóa hoàn toàn đối với mọi Allocation trong tháng 8/2026
6.6 Mục đích sử dụng của CRV Token
Curve Finance đã có nhiều sự thay đổi với Tokenomics của dự án. Ngoài tính năng Liquidity Providing, các bạn không cần phải sử dụng veCRV Token. Tuy nhiên, để có thể sử dụng những tính năng khác như Staking, Voting và Boosting thì bạn cần phải sở hữu veCRV Token. veCRV được tạo ra khi CRV được khóa trên Curve theo những kỳ hạn khác nhau.
- Liquidity Providing: Cung cấp tính thanh khoản cho một số sàn DEX như Uniswap, Sushiswap,...
- Staking: Khi Staking CRV, người dùng sẽ nhận được phí giao dịch.
- Boosting: Nếu các bạn vừa nắm giữ veCRV vừa cung cấp tính thanh khoản trên Curve Finance, thì sẽ được nhận thưởng gấp 2.5 lần so với những người thông thường.
- Voting: Người sở hữu CRV được quyền đề xuất và biểu quyết.
7. Lộ trình phát triển
Curve Finance không có một lộ trình cụ thể cho các hoạt động trong tương lai. Nhưng đây là một trong những nhóm làm việc trong không gian DeFi được đánh giá cao trên thị trường nhờ cách họ xây dựng dự án.
Trong một thời gian rất ngắn, dự án đã có mặt tại Polygon và Fantom. Dù Curve Finance chưa tạo ra doanh thu lớn nhưng đã cho thấy tầm nhìn đi đầu trong bất kỳ hệ sinh thái nào. Trong tương lai, nền tảng này cũng sẽ tiến vào Polkadot với sự hỗ trợ từ Equilibrium.
Curve Finance không có một lộ trình cụ thể cho các hoạt động trong tương lai
Tham khảo: Hướng dẫn chơi Alien Worlds từ A-Z
8. Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư, đối tác
Thông tin về đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác của một dự án luôn nhận được sự quan tâm to lớn. Nội dung sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này:
8.1 Đội ngũ phát triển
Đội ngũ phát triển của Curve khá kín tiếng so với nhiều đội ngũ khác trên thị trường tiền mã hóa như Compound, Sushiswap,... Dưới đây là một số gương mặt tiêu biểu của dự án:
- Andre Cronje.
- Michael Egorov.
- Anton Nell.
Andre Cronje là một trong những người thuộc đội ngũ dự án
8.2 Đối tác
Hiện tại, một số đối tác đang phát triển cùng dự án gồm Fantom Ecosystem, Polygon Ecosystem và dự án Equilibrium. Ngoài ra, Curve Finance cũng là trung tâm thanh khoản và đóng vai trò nền tảng nền cho những dự án khác như Zapper, InstaDapp, Zerion, 1Inch Exchange, Paraswap,...
Equilibrium là đối tác quan trọng của Curve Finance
9. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh chính là những dự án có đặc điểm tương tự Curve và hoạt động trong lĩnh vực AMM dành cho Stablecoin như:
- Ethereum: mStable, Swerve,...
- Binance Smart Chain: Smoothy Finance, Nerve Finance,...
- Solana: Saber.
- Fantom: Froyo Finance.
Một trong những đối thủ của dự án là mStable
10. Đánh giá tiềm năng của Curve Finance
Tương lai của dự án phụ thuộc vào việc Curve nhận được nhiều doanh thu từ Protocol hay không.
Hiện tại, số tiền thu được từ phí giao dịch sẽ của nhà cung cấp thanh khoản (LPs) với phí giao dịch 0,04%. Trong tương lai, Curve sẽ tính phí giao dịch, tỷ lệ phần trăm sẽ được xác định bởi cộng đồng chủ sở hữu CRV thông qua một cuộc bỏ phiếu. Do đó, Curve cần tập trung vào việc tạo ra khối lượng giao dịch cao để tăng doanh thu.
Curve cần tập trung vào việc tạo ra khối lượng giao dịch cao để tăng doanh thu
Để làm được điều này, Curve có thể ảnh hưởng đến các yếu tố sau:
Nhà cung cấp thanh khoản:
- Để tăng Volume, Curve phải tăng số lượng LPs. LPs tăng lên, có nghĩa là thanh khoản nhiều hơn tạo ra trượt giá thấp hơn. Điều này dẫn đến việc nhiều Trader sẽ giao dịch trên Curve nhờ trượt giá nhỏ và từ đó tạo ra khối lượng giao dịch lớn hơn (doanh thu cao hơn).
- Khi khối lượng giao dịch tăng lên, LPs có nhiều doanh thu hơn và thu hút nhiều LP tham gia. Chu kỳ đó sẽ liên tục được lặp lại.
Projects/Holders:
- Khi khối lượng giao dịch tăng lên, các dự án bắt đầu được liệt kê trên Curve để cung cấp tính thanh khoản cho các Token của dự án. Nhiều nhóm đã được tạo ra để thu hút nhiều nhà giao dịch hơn. Khối lượng giao dịch tăng trở lại.
DEV:
- Khối lượng giao dịch tăng tạo ra nguồn thanh khoản cho các dự án layer và ứng dụng có thể tạo thanh khoản từ Curve.
Điều này không bao gồm các chương trình Liquidity Mining của các dự án khác kết hợp với Curve Finance, như trường hợp của yEarn Finance.
Tham khảo: Centrifuge (CFG) là gì? Tổng quan về dự án và đồng tiền điện tử CFG
11. Kiếm và sở hữu CRV Token ở đâu?
Hiện tại, bạn có thể kiếm và sở hữu Token CRV bằng cách mua trên các sàn đã niêm yết.
12. Sàn giao dịch và ví lưu trữ CRV Token
Sàn giao dịch và ví lưu trữ CRV Token là thông tin quan trọng dành cho các nhà đầu tư loại tiền mã hóa này.
12.1 Sàn giao dịch CRV Token
Hiện tại, CRV đang được hỗ trợ giao dịch trên một số sàn như Huobi Global, Binance, OKEx, Uniswap hay Sushiswap.
Bạn có thể giao dịch CRV Token qua Sushiswap
12.2 Ví lưu trữ CRV Token
CRV thuộc loại Token ERC-20 nên mọi người có thể tham khảo một số ví lưu trữ như sau:
- Metamask
- Myetherwallet
- Trust Wallet
- Coin98 Wallet
13. Kênh thông tin của dự án Curve Finance
Để có được những cập nhật mới nhất về dự án, bạn có thể truy cập vào website hoặc các trang mạng xã hội của Curve Finance.
- Website: https://curve.fi/
- Twitter: https://twitter.com/CurveFinance
- Telegram: https://t.me/curvefi
- Discord: https://discord.com/invite/9uEHakc
Một số kênh thông tin của dự án là website, Twitter, Telegram và Discord
Những bài viết cùng chủ đề:
- Gari Network (GARI) là gì? Tổng hợp thông tin về GARI Token
- Acala Network (ACA) là gì? Tổng hợp về tiền mã hóa ACA
Thông qua nội dung bài viết vừa rồi, bạn đã có thêm nhiều kiến thức xoay quanh “Curve Finance là gì?”. Curve Finance không chỉ là AMM cho các Stablecoin mà còn là AMM cho các tài sản có thuộc tính tương tự và tài sản Synthetix. Nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết về dự án này, hãy liên hệ BHO Network qua website nhé!
Xuất bản ngày 27 tháng 7 năm 2022
Chủ đề liên quan