- Blog
- Tin tức Crypto
- CeFi là gì? Sự khác biệt giữa Defi và Cefi
CeFi là gì? Sự khác biệt giữa Defi và Cefi
- 1. CeFi là gì?
- 2. Điểm nổi bật của CeFi
- 3. Sàn giao dịch CeFi hoạt động như thế nào?
- 4. Quá trình phát triển của CeFi
- 5. Các ưu điểm của CeFi
- 5.1 Thúc đẩy thị trường tiền mã hóa
- 5.2 Giao dịch chuỗi chéo Cross-chain
- 5.3 Hiệu quả trong hoạt động
- 5.4 Tối ưu trải nghiệm cho người dùng
- 6. Các nhược điểm của CeFi
- 6.1 Phí giao dịch cao
- 6.2 Tấn công tin tặc
- 6.3 Thiếu minh bạch
- 7. Các sàn giao dịch sử dụng CeFi
- 8. DeFi là gì?
- 9. So sánh CeFi và DeFi
- 9.1 Điểm tương đồng
- 9.2 Điểm khác biệt
- 10. Nên đầu tư vào CeFi hay DeFi?
CeFi là gì? Thị trường crypto được cấu thành bởi định chế “Tài chính tập trung” (CeFi) và “Tài chính phi tập trung” (DeFi). Vậy giữa CeFi và DeFi có điểm gì tương đồng và khác biệt nào? Để giải đáp thắc mắc đó, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của BHO Network nhé!
1. CeFi là gì?
CeFi (Centralized Finance) là nền tảng tài chính tập trung, trong đó bao gồm các thành phần như tổ chức, thị trường giao dịch hay các công cụ được quản lý tập trung.
Đặc điểm nổi bật nhất của CeFi chỉ gói gọn trong từ “custodial”, nghĩa là sự ủy thác. Trong giao dịch CeFi bất kỳ, tất cả các tài sản, sản phẩm, dịch vụ trong tài chính sẽ được uỷ thác cho một tổ chức nào đó.
Trong nền tảng CeFi, tất cả những thành phần như tiền tệ, sàn giao dịch, cổng thanh toán hay công ty bảo hiểm… đều hoạt động và tương tác với nhau thông qua một bên trung gian. Những hoạt động đó có thể là gửi tiết kiệm, các giao dịch, cho vay hoặc đi vay, các lệnh chuyển khoản, nợ lương, thanh toán hóa đơn,…
CeFi (Centralized Finance) là nền tảng bao gồm nhiều tổ chức, thị trường, công cụ
CeFi bao gồm cả một hệ thống tài chính trong đó người dùng tin tưởng gửi tiền của họ cho các tổ chức trung gian. Đó là những ngân hàng trung ương, định chế tài chính, chính phủ hay một thế lực lớn có đủ các tiêu chuẩn đạo đức cao.
CeFi là một công cụ phá vỡ các rào cản của các dịch vụ tài chính. Chúng phục vụ nhiều nhu cầu tức thời của người dùng, cho phép họ có thể tiếp cận nhanh hơn so với các dịch vụ thông thường.
2. Điểm nổi bật của CeFi
Về cơ bản, CeFi hoạt động tương tự như các mô hình tài chính hiện có trên thị trường. Điểm đặc biệt của CeFi là nền tảng này mở rộng và nâng cấp lên với các giao dịch tiền mã hóa. Có thể thấy, CeFi như một công cụ phá vỡ rào cản đối với các loại dịch vụ tài chính khi phục vụ nhiều nhu cầu tức thời của người dùng hiện nay.
Quá trình hoạt động, tương tác của toàn bộ những thành phần trong CeFi đều thông qua một bên trung gian, bao gồm ngân hàng trung ương, chính phủ hay một đơn vị, thế lực lớn nào đó. Các hoạt động trên nền tảng CeFi có thể là gửi tiết kiệm, cho vay, đi vay hoặc thực hiện giao dịch, các lệnh chuyển khoản, thanh toán hóa đơn,…
Ví dụ: Các sàn giao dịch CeFi nổi tiếng hiện nay có thể kể đến là Coinbase, Binance. Hầu hết, các Stablecoin như USDC từ nền tảng Coinbase và Libra do Facebook dẫn đầu đều là dịch vụ của CeFi.
Coinbase là một nền tảng trong sàn giao dịch CeFi
3. Sàn giao dịch CeFi hoạt động như thế nào?
Theo Coinbase, CeFi cung cấp khả năng tạo nên thu nhập thông qua các tài khoản dựa trên tiền mã hóa. Thực tế, chúng có thể so sánh với các tài khoản tiết kiệm ngân hàng thông thường nhưng mang lại lợi nhuận lớn đáng kể hơn.
Gửi tiền mã hóa không giống như các tài khoản tiết kiệm thông thường, chúng chưa được bảo hiểm FDIC hoặc SIPC của chính phủ. Vì vậy, chúng ta nên nhận thức được những nguy hiểm. Ý tưởng chính của dự án này là giữ một phần của tiền mã hóa trên một trong các trang website khác nhau cung cấp dịch vụ này.
Sàn giao dịch CeFi giúp người dùng có thể tạo nên thu nhập thông qua tiền mã hóa
Người dùng ở một số tiểu bang ở Hoa Kỳ hiện có thể đăng ký danh sách chờ trên nền tảng Coinbase để bắt đầu nhận được lợi tức hàng năm lên tới 4% khi sở hữu Token USD.
Các tài sản tiền mã hóa này được đưa vào hoạt động và có thể cho người khác vay. Người đi vay sẽ trả cho nhà cung cấp tập trung một mức lãi suất để vay và họ tập trung chuyển một phần lãi suất đó tới khách hàng.
4. Quá trình phát triển của CeFi
Hệ thống tài chính truyền thống đã có lịch sử hàng nghìn năm, thậm chí tài chính còn được hình thành trước khi có sự phát triển và phổ biến của đơn vị tiền tệ. Chúng ta có thể đơn giản hóa quá trình phát triển của lĩnh vực CeFi như sau:
Vay và cho vay:
- Yếu tố căn bản để tạo nên hệ thống tài chính hiện tại đó là việc vay và cho vay, khi trong nền kinh tế đó có nhiều cá nhân tích luỹ được nhiều của cải, đồng thời cũng có nhiều người dùng khác lại cần đến chúng để sản xuất.
- Có thể thấy, việc vay, cho vay đã tồn tại cách đây rất lâu. Từ những năm 3000 - 1900 TCN, việc vay nợ diễn ra và con người đã có thể sử dụng các tài sản thế chấp như đất đai, lương thực, nô lệ, … như một cách bảo vệ quyền lợi khi cho vay.
- Vay và cho vay tiếp tục được phát triển đến tận ngày nay với các khoản vay, mục đích vay hay các tài sản thế chấp trở nên phong phú hơn. Đồng thời, ngân hàng hay bên trung gian tài chính cũng ra đời để kết nối giữa người cho vay và người đi vay.
Trao đổi:
- Trong thời kỳ diễn ra nhiều cuộc viễn chinh, những thương nhân đã phát hiện ra việc tỷ giá tiền tệ ở các lãnh thổ không giống nhau. Vì vậy, họ đã thực hiện các thương vụ mua bán chênh lệch giá để kiếm lời (hay còn gọi là Forex Trading).
- Ngoài ra, do hệ thống tiền tệ thời đó còn chưa được phát triển nên việc thanh toán thường xuyên sử dụng các kim loại quý hiếm như vàng, bạc,… Việc vận chuyển một khối lượng hàng hoá lớn kèm rất nhiều vàng, bạc như vậy là sẽ tồn tại rất nhiều rủi ro và bảo hiểm cũng bắt đầu ra đời từ đây.
Thương nhân đã thực hiện Forex Trading khi phát hiện ra tỷ giá khác nhau
Chứng khoán ra đời:
- Từ ý tưởng có thể “giấy tờ hoá" và trao đổi như trên, họ đã áp dụng việc này vào rất nhiều thứ như các khoản vay, các loại hàng hóa, các công ty,… và từ đó chứng khoán ra đời.
- Chứng khoán hay còn được gọi là các loại giấy tờ có giá thực chất chúng được đứng sau bởi các tài sản như khoản vay, doanh nghiệp, hàng hoá,… ra đời với mục đích giúp cho việc giao dịch các tài sản đã nói trên trở nên dễ dàng hơn.
- Và từ đó, các sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên cũng được thành lập tại nhiều nơi trên thế giới vào khoảng giữa thế kỷ 15 - 17.
Các sản phẩm phái sinh:
- Thực chất, các sản phẩm phái sinh đã được người dùng sử dụng từ khi có sự xuất hiện của các sàn giao dịch chứng khoán.
- Các sản phẩm như hợp đồng tương lai hay hợp đồng quyền chọn,… đã được các thương nhân giao dịch nhằm hạn chế khả năng rủi ro giảm giá của hàng hoá.
Chứng khoán hoá và Structured Products:
- Nhìn chung, đây là các sản phẩm tài chính phức tạp đòi hỏi người dùng phải phối hợp với nhiều loại sản phẩm, đồng thời kết hợp nhiều tổ chức tài chính khác nhau trong hệ thống tài chính hiện đại như hiện nay. Một vài ví dụ mà bạn đọc có thể tham khảo như các quỹ đầu tư, các chỉ số chứng khoán (S&P500),…
Tóm lại, người dùng có thể thấy rằng, hệ thống tài tài chính truyền thống hiện nay được phát triển theo chiều dọc từ đơn giản đến phức tạp, dựa trên nền tảng Lending và các nhu cầu cần thiết liên quan đến các hoạt động kinh tế.
Xem thêm: Arbitrum là gì? Review giải pháp mở rộng Layer 2 hàng đầu
5. Các ưu điểm của CeFi
Hiện nay, dự án này có ưu điểm nổi trội gì? Hãy cùng BHO Network tìm hiểu về CeFi qua nội dung dưới đây nhé!
5.1 Thúc đẩy thị trường tiền mã hóa
Bản chất tập trung mà CeFi xây dựng lại đi ngược lại với ý tưởng ban đầu của tiền mã hóa. Tuy nhiên, CeFi được xem là một nền tảng có vai trò vô cùng quan trọng, chúng hỗ trợ thị trường tài chính được phát triển tốt hơn, mang lại giá trị cao hơn cho các đồng crypto.
CeFi là nền tảng hỗ trợ thị trường tài chính phát triển mạnh hơn
5.2 Giao dịch chuỗi chéo Cross-chain
Trong thị trường tài chính, người dùng thường sử dụng tiền mã hóa của họ để trao đổi với nhiều loại đồng crypto khác, tương tự như việc đổi USD để lấy EUR. Tuy nhiên, quá trình thực hiện giao dịch giữa hai loại tiền mã hóa này từ Blockchain khác nhau không hề đơn giản.
Người dùng không chỉ gửi Bitcoin trên Blockchain hệ sinh thái Ethereum là có thể đổi lấy Ether. Xét về bản chất, Blockchain Bitcoin hoàn toàn khác biệt so với Blockchain Ethereum nên chúng không thể tương tác được với nhau.
CeFi đã mang đến giải pháp hỗ trợ giao dịch chuỗi chéo Cross-chain
Tuy nhiên, CeFi đã mang lại nhiều giải pháp hỗ trợ đó là giao dịch Cross-chain. Nghĩa là người dùng có thể giao dịch bất cứ loại tiền mã hóa nào với nhau. Đồng thời, họ có thể mua tiền mã hóa dễ dàng bằng các loại tiền định danh như USD. Ngoài ra, CeFi còn có thể duy trì các sổ lệnh lớn, giúp mô phỏng giao dịch Cross-chain dễ dàng hơn.
Mặt khác, các giao dịch Cross-chain rất khó để thực hiện giao dịch với các dịch vụ của DeFi. Vì nhiều giao thức phi tập trung hiện nay cùng hoạt động trên một Blockchain nên chỉ chấp nhận các tài sản tiền mã hóa được hỗ trợ bởi Blockchain.
5.3 Hiệu quả trong hoạt động
Xét về nguyên tắc, CeFi hoàn toàn có thể đáp ứng hiệu quả mọi nhu cầu về giao dịch tiền mã hóa. Hiệu quả mà CeFi mang đến chính là việc dịch vụ tài chính tập trung sẽ không thực hiện mọi giao dịch đơn lẻ trên nền tảng Blockchain.
Do đó, các doanh nghiệp hay tổ chức CeFi có thể cung cấp tính thanh khoản và tốc độ giao dịch nhanh chóng hơn so với nền tảng DeFi.
5.4 Tối ưu trải nghiệm cho người dùng
Như đã đề cập ở phần trên, về thiết kế, CeFi được xây dựng khá giống với các không gian tài chính thông thường. Điều này đã mang đến sự thân quen, giúp người dùng có thể dễ dàng tiếp cận, đặc biệt là những nhà đầu tư mới gia nhập nền tảng này.
Có thể thấy, tiền mã hóa là một lĩnh vực vô cùng phức tạp và xuất hiện vô vàn những rủi ro không thể lường trước được. Do đó, việc đơn giản hóa và đưa thị trường crypto trở thành xu hướng chính thống trước khi tạo nên những điều khác biệt là việc làm vô cùng cần thiết.
Và nền tảng CeFi thật sự đã làm được điều này. Nhờ vậy, CeFi đã nhanh chóng thu hút và thuyết phục được nhiều người dùng mới tham gia vào tiền mã hóa.
CeFi đã thu hút nhiều người dùng mới tham gia vào thị trường tài chính
Phần lớn những người dùng mới gia nhập đều đã quen với trải nghiệm dịch vụ của tài chính truyền thống. Do đó, việc tìm đến một nền tảng mới hoàn toàn phi tập trung như DeFi sẽ khiến họ gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý tài sản của mình.
Như vậy, người dùng có thể trải nghiệm sự quen thuộc trong việc quản lý tài sản tiền mã hóa tại các dịch vụ của nền tảng CeFi như hiện nay.
6. Các nhược điểm của CeFi
Ngoài những ưu điểm nổi trội, CeFi hiện có những ưu điểm cần khắc phục nào? Mời bạn đọc tham khảo những nội dung sau:
6.1 Phí giao dịch cao
Bởi có một số trung gian có mặt trong CeFi nên phí giao dịch sẽ không ổn định và đôi lúc sẽ tự động tăng lên. Đây cũng chính là lý do mà nhiều người dùng đã từ bỏ CeFi và chuyển hướng sang mạng lưới phi tập trung Defi.
6.2 Tấn công tin tặc
Hệ thống tập trung luôn hấp dẫn hacker xâm nhập. Vì vậy, người tham gia sàn CeFi luôn nơm nớp lo sợ việc hacker có thể tấn công dữ liệu và lấy đi tiền của họ bất cứ lúc nào.
Người dùng CeFi sẽ lo sợ bị hacker xâm nhập bất cứ lúc nào
6.3 Thiếu minh bạch
Vì bản chất hệ thống CeFi là sự thiếu minh bạch. Vì vậy, các nền tảng trong khu vực Defi đều được điều chỉnh bởi công nghệ. Đặc biệt, chúng chú trọng vào các hợp đồng thông minh và mang lại sự minh bạch cho người dùng.
CeFi cần chú trọng mang lại sự minh bạch cho người dùng
7. Các sàn giao dịch sử dụng CeFi
- Coinbase: Đây là một sàn giao dịch hỗ trợ người dùng thực hiện các giao dịch ký quỹ, vay, cho vay, thanh toán các dịch vụ,…
- Libra: Đây là lớp cơ sở hạ tầng tài chính và tiền mã hóa trên toàn cầu.
- Celsius: Một nền tảng cho vay, đi vay hoặc có thể thanh toán các giao dịch bằng tiền mã hóa.
- Nexo: Đây là nền tảng vay và cho vay tiền mã hóa phổ biến hiện nay.
Celsius là một trong những sàn giao dịch sử dụng CeFi
8. DeFi là gì?
Tài chính phi tập trung DeFi (Decentralized Finance) là một thuật ngữ chỉ các ứng dụng tài chính được phát triển trên nền tảng Blockchain thông qua các hợp đồng thông minh.
Các lĩnh vực của nền tảng này bao gồm thanh toán, tín dụng, đầu tư và hợp đồng bảo hiểm đều được đưa vào Smart Contract để xử lý mà không chịu sự chi phối của bất kỳ cá nhân hay tổ chức tập trung quyền lực nào.
Không giống như nền tảng CeFi, ứng dụng và giao thức trong DeFi là các mã nguồn mở cho phép bất cứ người dùng nào cũng có thể tham gia. Mục đích chính của Decentralized Finance là có thể tạo nên một hệ thống tài chính công bằng, minh bạch và không cần sự cho phép.
DeFi muốn tạo nên hệ thống công bằng, minh bạch và không cần sự kiểm soát
Hiện nay, người dùng hoàn toàn có quyền kiểm soát tài sản kỹ thuật số của mình trong nền tảng DeFi. Điều này có nghĩa là không ai có quyền kiểm duyệt, di chuyển hoặc phá hủy tiền mã hóa mà không có sự cho phép của chính chủ.
Hiện tại, các nền tảng DeFi chủ yếu tập trung vào các chức năng như cho phép người dùng vay, mượn tiền hoặc xác định biến động giá bằng công cụ phái sinh, giao dịch tiền mã hóa… Một số nền tảng DeFi nổi tiếng hiện nay có thể kể đến như Aave, Compound, Yearn.finance, Uniswap, Serum, Polkadot, MakerDAO.
9. So sánh CeFi và DeFi
Vậy hai nền tảng CeFi và DeFi có điểm gì tương đồng và khác biệt nhau? Hãy cùng BHO Network tìm hiểu qua thông tin dưới đây nhé!
9.1 Điểm tương đồng
Có thể thấy, DeFi và CeFi có một số điểm tương đồng, đó là cả hai đều cùng bao hàm một số dịch vụ tài chính cụ thể. Đôi khi người dùng sẽ không biết “Liệu một dịch vụ crypto nào đó sẽ dựa vào cơ sở hạ tầng DeFi hay CeFi?”.
Hiện tại, cả CeFi và DeFi đều có cùng một nhóm dịch vụ tài chính hoạt động, bao gồm giao dịch ngay, giao dịch phái sinh, giao dịch ký quỹ, vay và cho vay, thanh toán, tạo Stablecoin.
Cả DeFi và CeFi đều có chung nhiều điểm tương đồng với nhau
Nói về vấn đề giao dịch, cả hai nền tảng CeFi và DeFi đều có thể tạo ra các giao diện trực quan để người dùng mới cũng có thể làm quen rất dễ dàng.
Thông thường, với cùng một người hay cùng một tổ chức đều có thể tham gia vào việc phát triển cả hai dự án CeFi và DeFi. Như vậy, cả hai xu hướng đều ủng hộ việc sử dụng chuỗi Blockchain và tài sản kỹ thuật số.
9.2 Điểm khác biệt
Tính ủy thác:
- DeFi: Tận dụng triệt để sức mạnh của Blockchain đó là tính minh bạch và phi tập trung, chúng còn loại bỏ các tổ chức trung gian. Vì vậy, chính phủ hoặc ngân hàng CeFi sẽ được thay thế bởi các Blockchain phi tập trung. Và tài sản của CeFi được thay thế bằng các Token.
- CeFi: Toàn bộ hoạt động hay các tổ chức, thị trường tài chính của CeFi luôn tồn tại và giao dịch thông qua bên trung gian hoặc tổ chức có quyền lực tập trung.
Sàn giao dịch:
- DeFi: Sàn giao dịch phi tập trung (DEX) được hỗ trợ bởi một hệ thống các hợp đồng thông minh lưu trữ phi tập trung, mã hóa bằng một tập hợp các hướng dẫn giúp người dùng thực hiện các lệnh trao đổi, giao dịch tự động. Nghĩa là chỉ người dùng của sàn giao dịch và hợp đồng thông minh mới có thể tham gia.
- CeFi: Sàn giao dịch tập trung (CEX) lại yêu cầu người dùng gửi tiền đến các sàn giao dịch khác để quản lý trong tài khoản nội bộ.
Tính minh bạch:
- DeFi: Với bản chất là mã nguồn mở trong các giao dịch của DeFi, chúng giúp tăng cường tính minh bạch.
- CeFi: Sự kiểm soát, quản lý của các tổ chức trung gian đã làm mất đi tính minh bạch cho các sàn giao dịch CeFi.
Giữa CeFi và DeFi có nhiều điểm khác biệt hoàn toàn như mức độ tin cậy,...
Mức độ tin cậy:
- DeFi: Người dùng có quyền xác minh việc thực hiện giao dịch của các dịch vụ DeFi đang hoạt động bằng cách kiểm tra mã hoặc sử dụng các công cụ bên ngoài như ứng dụng Etherscan.
- CeFi: Người dùng không thể kiểm soát tài sản của họ nên rất dễ xảy ra các cuộc tấn công, chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, các tổ chức trung gian của CeFi đều là những công ty lớn, đáng tin cậy với dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, chuyên nghiệp.
Khả năng truy cập của người dùng:
- DeFi: Người dùng có thể tham gia vào CeFi bất cứ nơi đâu, chỉ cần thiết bị của bạn có kết nối Internet. DeFi sẽ hỗ trợ mức phí giao dịch thấp, thậm chí có những nền tảng DeFi còn được miễn phí hoàn toàn.
- CeFi: Người dùng sẽ bị hạn chế tiếp cận các nguồn thông tin trên CeFi. Một số thông tin cho rằng, bạn không thể kiểm tra theo ý muốn. Đồng thời, mức phí giao dịch ở nền tảng này tương đối cao.
Dịch vụ chuỗi chéo:
- DeFi: Do sự phức tạp và độ trễ của việc thực hiện hoán đổi chuỗi chéo nguyên tử, vì vậy, các dịch vụ CeFi không hỗ trợ các loại Token này.
- CeFi: Hầu hết, các dịch vụ CeFi đều hỗ trợ các giao dịch như BTC, XRP, CHT và nhiều Token phổ biến khác phát hành trên các Blockchain độc lập. Trong khi các dịch vụ DeFi yêu cầu Token cần tuân theo các tiêu chuẩn của Ethereum thì CeFi lại khắc phục vấn đề này bằng cách lấy tiền từ nhiều Blockchain.
Xem thêm: MakerDAO là gì? Tổng quan về hệ sinh thái MakerDAO
10. Nên đầu tư vào CeFi hay DeFi?
Có những dự án rất hay đối với cả DeFi lẫn CeFi, nhưng DeFi hiện tại đang đứng đầu trên bảng xếp hạng trong thời gian gần đây. Từ quan điểm của một nhà đầu tư, bạn có thể tiếp xúc trực tiếp với các dự án CeFi bằng cách đầu tư vào các Token gốc của nhiều sàn giao dịch tiền mã hóa hiện nay.
Hiện tại, Token Binance (BNB), Crypto.com (CRO Token) và Huobi (HT Token) là những loại Token CeFi phổ biến nhất. Có thể thấy rằng, XRP là một thành phần của CeFi và Ripple là công ty tập trung của nền tảng đó.
Điều đó cho thấy rằng, DeFi có nhiều tùy chọn hơn ngay tại thời điểm này. Đặc biệt khi lĩnh vực DeFi vẫn còn ở trong giai đoạn sơ khai.
Việc lựa chọn đầu tư giữa DeFi hay CeFi vẫn đang là nỗi băn khoăn của nhiều người
Những bài viết liên quan:
- DPoS là gì? Tìm hiểu về thuật toán Delagated Proof of Stake
- SocialFi là gì? Tìm hiểu về các dự án SocialFi nổi bật
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về CeFi là gì mà BHO Network đã chia sẻ tới bạn. Qua bài viết này, dựa trên lịch sử của CeFi, chúng ta đã có thêm được góc nhìn về tiềm năng của DeFi trong tương lai. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua trang website nhé!
Xuất bản ngày 28 tháng 8 năm 2022
Chủ đề liên quan