1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Mirror Protocol là gì? Tổng quan chi tiết về token MIR

Mirror Protocol là gì? Tổng quan chi tiết về token MIR

  1. 1. Mirror Protocol là gì?
  2. 2. Cơ chế hoạt động của Mirror Protocol
  3. 3. Ưu và nhược điểm của Mirror Protocol
  4. 3.1 Ưu điểm
  5. 3.2 Nhược điểm
  6. 4. Điểm nổi bật của Mirror Protocol
  7. 4.1 Trader
  8. 4.2 Minter & Shorter
  9. 4.3 Liquidity Provider
  10. 4.4 Staker
  11. 4.5 Oracle Feeder
  12. 5. Chi tiết về Token MIR
  13. 5.1 Token MIR là gì?
  14. 5.2 Thông tin chi tiết của MIR Token
  15. 5.3 Phân bổ MIR Token
  16. 5.4 Bán MIR Token
  17. 5.5 Lịch mở khóa MIR Token
  18. 5.6 Ứng dụng của MIR Token
  19. 6. Cách tìm kiếm và sở hữu Token MIR
  20. 7. Ví lưu trữ Token MIR
  21. 8. Lộ trình phát triển
  22. 9. Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác của dự án
  23. 10. Các sản phẩm của Mirror Protocol
  24. 11. Các dự án tương tự
  25. 12. Thông tin cộng đồng của dự án

Mirror Protocol là gì? Mirror Protocol là giao thức DeFi cung cấp và cho phép phát hành các Token để phản ánh giá của các tài sản thực tế. Vậy nền tảng này hoạt động theo cách thức nào? Chúng có đặc điểm gì nổi bật? Hãy cùng BHO Network tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

1. Mirror Protocol là gì?

Mirror Protocol là một giao thức DeFi được cung cấp bởi các Smart Contract trên mạng lưới Terra, cho phép người dùng tạo ra các tài sản tổng hợp được gọi là Mirrored Assets (mAssets hay tài sản nhân bản).

Theo đó, mAssets sẽ mô phỏng hành vi giá của tài sản tại thế giới thực và cung cấp cho các nhà giao dịch ở bất cứ đâu trên thế giới với khả năng tiếp cận mà không cần phải sở hữu hoặc giao dịch chính tài sản thực đó.

Mirror Protocol là giao thức DeFi cung cấp những hợp đồng thông minh trên Terra

Việc mint mAssets sẽ được thực hiện theo hướng phi tập trung bởi những người dùng trong toàn mạng lưới bằng cách mở một vị trí và ký quỹ. Qua đó, Mirror sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo luôn có đủ tài sản thế chấp trong giao thức và quyền quản lý thị trường cho mAssets bằng việc niêm yết chúng theo cặp với UST trên Terraswap.

Nói chung, Mirror Protocol là một dự án được phát triển và chỉ đạo bởi chính cộng đồng của chúng. Cụ thể, thị trường sẽ được duy trì bởi những người dùng thông qua các ưu đãi MIR và giao thức phát triển với những ý tưởng mới lạ thông qua hoạt động quản trị dân chủ.

2. Cơ chế hoạt động của Mirror Protocol

Khái niệm về giao thức Mirror Protocol khá đơn giản, nó phản ánh các tài sản trong thế giới thực bằng việc tạo nên các tài sản tổng hợp là các Token tiền mã hóa có thể được giao dịch theo cách phi tập trung trên nền tảng. Sau đây là các quy trình cơ bản, cần thiết cho mọi hoạt động của giao thức:

Mint:

  • Chỉ người dùng mới có thể mint hoặc tạo ra mAsset trên nền tảng bằng cách khóa tài sản thế chấp trong UST hoặc mAsset khác. CDP phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tối thiểu, tức là 150% giá trị của mAsset được mint bằng UST hoặc 200% đối với mAsset được ký gửi.
  • Một ví dụ đơn giản là việc mint mAsset với một cổ phiếu trị giá 100 USD sẽ yêu cầu một khoản ký quỹ thế chấp là 150 USD hoặc 200 USD trong một mAsset khác.

Đốt bỏ:

  • Để đốt bỏ mAsset, nhà phát triển cần đốt số lượng mAsset đã phát hành ban đầu để nhận tài sản thế chấp là Stablecoin đã bị khóa. Ngoài ra, tài sản thế chấp bị khóa sẽ tự động được thanh lý nếu giá tài sản thực cao hơn giá trị của Stablecoin đã được ký gửi.

Mua bán:

  • mAssets có thể được giao dịch giống như một cổ phiếu thông thường trên AMM, hiện trên các Blockchain công khai như Terra (Terraswap), Ethereum (Uniswap) và Binance Smart Chain (Pancakeswap).

Cơ chế hoạt động của Mirror Protocol

Xem ngay: NEM (XEM) là gì? Tìm hiểu về token NEM (XEM)

3. Ưu và nhược điểm của Mirror Protocol

Hiện nay, dự án Mirror Protocol có những ưu điểm nổi bật và nhược điểm cần khắc phục gì? Mời bạn đọc theo dõi những nội dung dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

3.1 Ưu điểm

Truy cập không biên giới:

  • Bất cứ ai tới từ bất kỳ đâu đều có thể truy cập và giao dịch vào các cổ phiếu hàng đầu trên nền tảng Mirror mà không cần lo lắng về các quy định và sự chấp thuận của nhà nước. Các cổ phiếu như Netflix, Google, Amazon, Tesla đều có thể được mua và bán dễ dàng thông qua việc sử dụng tài sản tổng hợp.

Không yêu cầu KYC:

  • DeFi có nghĩa là sự riêng tư. Vì vậy, nền tảng này không có yêu cầu KYC và không cần xác minh. Tất cả những gì người dùng cần làm là kết nối với ví của mình và thực hiện các giao dịch hoặc có thể mua mAsset.

Mirror Protocol không yêu cầu KYC

Quyền truy cập trước IPO:

  • Các nhà đầu tư bán lẻ sẽ được tiếp xúc trực tiếp với các cổ phiếu như mPre-IPO Asset sắp được niêm yết trên sàn giao dịch. Ngoài ra, chúng sẽ cho phép tiếp cận sớm các cổ phiếu tiềm năng được dành cho những công ty cổ phần tư nhân và VC trước khi niêm yết trên các sàn giao dịch.

Cơ sở Nhà đầu tư Mở rộng:

  • Theo quan điểm của phía công ty, chúng sẽ giúp họ tiếp cận toàn cầu thông qua việc cho phép cổ phiếu được giao dịch dưới dạng mAssets trên các nền tảng. Do đó, dòng vốn nhiều hơn vào hệ thống mà trước đó đã bị các cơ quan quản lý hạn chế.

Không có người trung gian:

  • Nền tảng này được điều hành bởi cộng đồng và hoạt động mà không có sự can thiệp của bên trung gian. Điều này làm cho toàn bộ hệ thống minh bạch và có thể dự đoán được việc giảm chi phí và tăng hiệu quả giao dịch.

Chuỗi liên kết:

  • Mirror Protocol là một giao thức liên chuỗi. Ngoài Blockchain Terra, nó có sẵn trên các Blockchain công khai hàng đầu như Ethereum (Uniswap) và Binance Smart Chain (sàn giao dịch Pancakeswap), giúp chúng có khả năng hiển thị và tiếp cận rộng rãi hơn cùng một lúc.

Mirror Protocol có sẵn trên sàn Binance

3.2 Nhược điểm

Áp lực quy định:

  • Toàn bộ ngành công nghiệp tiền mã hóa đang chịu áp lực từ chính phủ. Cuộc tranh luận về việc cấm sử dụng tiền mã hóa vẫn chưa được giải quyết. Sự tê liệt quyết định này có thể dẫn đến sự trì hoãn phát triển của Mirror Protocol.

Đang trong quá trình phát triển:

  • Dự án đã đưa ra các phiên bản V1 và V2. Tuy nhiên, hệ sinh thái vẫn đang trong quá trình phát triển. Chúng có những thay đổi cần được thực hiện và hệ thống yêu cầu cải tiến liên tục trước khi hoàn toàn trở thành tự chủ.

Môi trường cạnh tranh:

  • Mặc dù ý tưởng này mới và vô cùng độc đáo trong ngành công nghiệp tiền mã hóa. Chúng có thể phải đối mặt với một số mối đe dọa nghiêm trọng từ các đối thủ cạnh tranh với túi tiền sâu có thể mở rộng khả năng cung cấp cổ phiếu và công suất tương tự như được cung cấp bởi Mirror Protocol.
  • Ngoài ra, những người tham gia truyền thống như NYSE, BSE có thể gây áp lực pháp lý nếu họ nhận thấy sự thay đổi lớn từ các nhà giao dịch sang nền tảng này của họ. Tuy nhiên, chúng không phải là sắp xảy ra mà là một khả năng.

Môi trường cạnh tranh cao là một trong những nhược điểm của Mirror Protocol

4. Điểm nổi bật của Mirror Protocol

Tại Mirror Protocol, người dùng có những vai trò nổi bật sau, bao gồm: Trader, Minter & Shorter, Liquidity Provider, Staker. Ngoài ra, giao thức Mirror còn đặc biệt tích hợp thêm khả năng Oracle Feeder để hỗ trợ cho các cơ sở hạ tầng, giúp bảo vệ nền tảng một cách hiệu quả hơn.

4.1 Trader

Trader có thể tham gia vào việc mua bán hoặc trao đổi với cặp giao dịch mAssets gắn với UST, thông qua nền tảng Terraswap. Việc làm này sẽ giúp các trader có thể hưởng lợi trực tiếp khi tiếp xúc với giá của mAssets.

Trader có thể mua bán trực tiếp với cặp giao dịch Mirrored Assets

4.2 Minter & Shorter

Minter là một người dùng tham gia vào Collateral Debt Position (CDP) để có được các Token mới từ Mirrored Assets. Cụ thể, CDP có thể chấp nhận các tài sản thế chấp dưới dạng UST, mAssets hoặc tài sản thế chấp đã được niêm yết trên nền tảng whitelist.

Mặt khác, họ cũng phải duy trì được tỷ lệ tài sản thế chấp trên mức tối thiểu của Mirrored Assets với tỷ lệ phí bảo hiểm cho mỗi loại tài sản thế chấp, chúng được thiết lập bởi quản trị.

Minter là một người dùng tham gia vào Collateral Debt Position

Ngoài ra, Shorter là những người dùng tham gia cùng CDP nhưng mục đích chính là bán các Token mint và nhận Token sLP mới mint. Theo đó, Token sLP sẽ được tham gia staking để kiếm reward MIR dựa trên phí bảo hiểm và giá của Terraswap và Oracle.

Điều này có nghĩa là những shorter sẽ có lợi thế hơn trong việc bán tài sản. Như vậy, tài sản thế chấp dư thừa có thể rút, miễn là tỷ lệ tài sản thế chấp của CDP vẫn được duy trì đạt trên mức tối thiểu mà hệ thống yêu cầu.

Bên cạnh đó, Minter có thể điều chỉnh tỷ lệ tài sản thế chấp của CDP bằng cách burn Mirrored Assets hoặc deposit thêm tài sản vào trong hệ thống.

4.3 Liquidity Provider

Liquidity Provider có thể thêm một lượng mAssets và UST tương ứng vào nền tảng Terraswap Pool để tăng tính thanh khoản cho thị trường. Từ đó, Liquidity Provider có thể nhận được phần thẳng bằng Token LP mới được mint. Mặt khác, Token LP có thể được burn để nhận lại các tài sản Mirrored Assets và UST từ pool.

Liquidity Provider có thể thêm một lượng Mirrored Assets và UST vừa đủ

4.4 Staker

Staker là những người dùng tham gia staking Token LP/sLP hoặc Token MIR (với hợp đồng Gov) để kiếm Token reward dưới dạng của MIR Token.

Cụ thể, phần thưởng mà staker nhận được phân bổ theo như sau:

  • LP và sLP staker kiếm từ việc staking reward sang Token MIR mới.
  • MIR staker kiếm được từ staking reward thông qua phí rút tiền của CDP.

MIR staker có đủ điều kiện để tham gia vào việc quản trị và thực hiện quyền biểu quyết theo số Token đã staking. Điều này có nghĩa nếu họ stake càng nhiều Token, thì quyền tham gia quản trị sẽ càng lớn hơn.

Những người dùng tham gia stake Token MIR để kiếm Token reward

Quyền quản trị là quá trình mà các Mirrored Asset mới được đưa vào danh sách cho phép cùng những thông số giao thức có thể được thay đổi. Cụ thể, quyền này sẽ thực hiện trên Mirror Protocol gắn với việc unstake Token thông qua một đợt vote quản trị.

Mặt khác, Token LP còn có thể được unstake bất cứ lúc nào mà không cần phải thông qua các đợt vote này.

4.5 Oracle Feeder

Một Oracle Feeder là tài khoản Terra được chỉ định có nhiệm vụ chịu trách nhiệm cung cấp nguồn cấp dữ liệu giá chính xác để cập nhật cho các mAsset cụ thể hoặc tài sản thế chấp trong whitelist.

Đồng thời chúng cũng là bên duy nhất được phép cập nhật giá của tài sản phản ánh giá trị hiện tại. Do vai trò quan trọng của chúng đối với sự ổn định hoạt động của mAssets.

Ngoài ra, Oracle Feeder cũng được bầu chọn thông qua quyền quản trị và sẽ nhanh chóng bị thay thế bởi cộng đồng nếu nó hoạt động không hiệu quả trong các nhiệm vụ của mình.

Oracle Feeder là một tài khoản Terra có nhiệm vụ cung cấp nguồn cấp dữ liệu giá MIR

5. Chi tiết về Token MIR

Token MIR được biết tới là loại Token gồm nhiều nội dung hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng BHO Network đi tìm hiểu từng hạng mục của chúng thông qua những thông tin dưới đây nhé!

5.1 Token MIR là gì?

MIR là một Token quản trị của nền tảng Mirror Protocol. Tính năng chính là Token này là khả năng quản trị nhiều giao thức như là phiếu bầu và khuyến khích người nắm giữ tham gia vào các hoạt động quản trị như một phẩn thưởng. Bên cạnh đó, Token MIR còn khuyến khích người dùng stake và yield farm để kiếm thêm phần thưởng.

MIR Token có khả năng quản trị nhiều giao thức của nền tảng Mirror Protocol

5.2 Thông tin chi tiết của MIR Token

  • Token Name: MIR Token.
  • Ticker: MIR.
  • Blockchain: Ethereum.
  • Token Standard: ERC-20.
  • Contract: 0x09a3ecafa817268f77be1283176b946c4ff2e608.
  • Token Type: Governance.
  • Total Supply: 113,195,941 MIR.
  • Circulating Supply: 370,575,000 MIR.

5.3 Phân bổ MIR Token

  • mAsset LP Staking Reward: 45.1%.
  • Community Pool: 34.6%.
  • MIR LP Staking Reward: 10.4%.
  • Luna LP Staking Reward: 4.9%.
  • Airdrop: 4.9%.

Phân bổ MIR Token

5.4 Bán MIR Token

  • Private Sale round 1: ~$0.1/MIR
  • Private Sale round 2: ~$0.18/MIR
  • Giá ban đầu khi list Uniswap: ~$0.2/MIR

5.5 Lịch mở khóa MIR Token

  • mAsset LP Staking Reward: Dùng để trả phần thưởng mỗi ngày cho các Pool cho đến hết bốn năm.
  • MIR LP Staking Reward: Dùng để trả phần thưởng mỗi ngày cho các Pool MIR-UST hoặc MIR-UST (mETH) cho đến hết năm thứ tư.
  • Luna LP Staking Reward: Dùng để trả thưởng cho Luna holder trong những năm đầu tiên từ khi ra mắt. MIR Token sẽ được phân phối chủ yếu cứ mỗi 100,000 Blockchain trong mỗi tuần, bắt đầu từ Blockchain 920,000.
  • Airdrop: Dành cho các UNI holders và Luna Staker.

5.6 Ứng dụng của MIR Token

  • Governance: Chúng cho phép người dùng có thể tham gia vào việc quản trị Protocol và danh sách các tài sản được mint. Để tạo một poll, người dùng cần trả một lượng MIR Token nhất định, chúng sẽ được chia đều cho MIR stakers.
  • Sharing fee: MIR holders sẽ được chia sẻ withdrawal fees trên nền tảng Mirror Protocol.
  • Ngoài ra, trong tương lai, dự án này sẽ cập nhật thêm một số incentives cho MIR.
  • Staking reward: MIR được dùng để trả thưởng cho những người dùng đã stake LP Token.

MIR Token có thể dùng để trả thưởng cho những người đã staking Token

6. Cách tìm kiếm và sở hữu Token MIR

Người dùng có thể kiếm và sở hữu được MIR Token bằng cách tham gia staking LP Token, staking MIR hoặc mua từ sàn giao dịch có hỗ trợ loại Token này.

7. Ví lưu trữ Token MIR

Hiện nay, Token MIR có thể được lưu trữ qua ví 3S.

3S Wallet được thiết kế và xây dựng dựa trên trải nghiệm của người dùng với tính năng bảo mật cao và luôn được cải thiện dựa trên tiêu chuẩn của ba giá trị cốt lõi “Đơn Giản - An Toàn - Bảo Mật”.

Hướng dẫn lưu trữ Token MIR trên 3S Wallet

  • Bước 1: Tại giao diện chính của 3S Wallet, chọn Receive (Nhận).
  • Bước 2: Nhập Token MIR vào ô tìm kiếm.
  • Bước 3: Sao chép địa chỉ ví MIR và gửi Token MIR vào địa chỉ đó để lưu trữ.

Để hiểu rõ hơn về cách lưu trữ Token MIR trên 3S Wallet, bạn có thể xem video hướng dẫn tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=7x6m2a6bBEg

8. Lộ trình phát triển

Jan 2021

  • Bán Token.
  • Block các Explorer.
  • Ra mắt nền tảng Betanet.
  • Hỗ trợ đa chuỗi cho các CLPs: Liquidity Pools.
  • Peggy từ hệ sinh thái Ethereum.
  • Tích hợp chức năng stake & ủy quyền và kiếm phần thưởng giá trị.
  • Swap.
  • SifDAO.
  • Tiến hành bỏ phiếu và quản trị.

Q1/2021

  • Ra mắt IBC Protocol.
  • Tiến hành giao dịch Margin.
  • Tiến hành Additional Peg Zones.

Q2/2021

  • Ra mắt lệnh giới hạn.
  • Tiến hành Additional Peg Zones.

9. Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác của dự án

Mirror Protocol được xây dựng bởi chính đội ngũ của Terraform Labs – đội ngũ phát triển dự án Blockchain Terra. Họ tập hợp những gương mặt đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực, có khả năng cung cấp năng lượng cho các ứng dụng tài chính và tiền mã hoá của startup.

Trong đó, nổi trội nhất là bốn thành viên có tên tuổi trong đội ngũ, bao gồm:

  • Do Kwon: Một Co-founder khác của Terraform Labs – Mirror Protocol. Anh hiện đang điều hành và cũng là một founder giỏi của dự án Anyfi. Bên cạnh đó, Do Kwon đã từng làm việc tại tại nền tảng phổ biến như Microsoft và Apple với vai trò là kỹ sư phần mềm.
  • Nicholas Platias: Anh là trưởng phòng Nghiên cứu của Terraform Labs – Mirror Protocol. Trước khi làm việc với dự án Terra, anh là người đã sáng lập nên Guru Labs và phát triển các thuật toán, hệ thống phân tán tại Nest và RelatelQ.
  • Paul Kim: Đây là người nắm trong tay vị trí Trưởng phòng Cơ sở hạ tầng tại Terraform Labs - dự án Mirror Protocol. Trước khi gia nhập Terra, Paul Kim đã từng là CTO tại các công ty khác nhau và khởi chạy một số nền tảng tiếp thị người có ảnh hưởng mới.
  • Brian Jung: Một CTO tại Terraform Labs – Mirror Protocol. Anh là người đã kinh nghiệm làm việc trong bộ phận kinh doanh du lịch tại tập đoàn TMON – một trong những Công ty Thương Mại điện tử hàng đầu tại Hàn Quốc. Ngoài ra, Brian Jung đã khởi chạy và điều hành các nền tảng đặt phòng khách sạn,...

Đội ngũ phát triển gồm bốn thành viên đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực

Terraform Labs là công ty Hàn Quốc đã đứng sau Blockchain công khai Terra, họ đã huy động được 150 triệu USD từ các nhà đầu tư tiền mã hoá lớn hiện nay bao gồm Arrington XRP Capital, Pantera Capital, Galaxy Digital và BlockTower Capital.

Galaxy Digital là một trong những nhà đầu tư tiềm năng của Mirror Protocol

Với cam kết trị giá lên tới 150 triệu USD cho quỹ hệ sinh thái của Terra, Terraform Labs đã sử dụng số tiền này để tài trợ cho các dự án được xây dựng trên nền tảng Blockchain Terra. Các dự án đó bao gồm nhiều nền tảng nổi tiếng như Mirror Protocol, Anchor Protocol, Pylon Protocol,…

Hiện nay, Band Protocol đang cung cấp giá theo thời gian thực cho ra mắt một loạt các Mirrored Assets ban đầu. Dựa trên mức độ phổ biến, chúng sẽ cung cấp các vị thế mua và bán cùng phạm vi bao phủ vô cùng rộng rãi.

Band Protocol hiện đang là đối tác lớn của dự án Mirror Protocol

Xem ngay: Tranchess là gì? Làm sao để sở hữu được token CHESS?

10. Các sản phẩm của Mirror Protocol

Tính đến thời điểm hiện tại, Mirror Protocol đang sở hữu cho mình một bộ sản phẩm gồm 4 nền tảng bao gồm: Mirror wallet, Terraswap, Mirror web app và mETH.

Mirror Protocol đang sở hữu 4 sản phẩm độc lạ

11. Các dự án tương tự

Hiện nay, trên thị trường có ba dự án khá tương tự với Mirror Protocol, cụ thể như sau:

  • Compound
  • Aave
  • Cream

Cream là một trong những dự án khá giống với Mirror Protocol hiện nay

12. Thông tin cộng đồng của dự án

Các kênh thông tin và cộng đồng hiện nay của Mirror Protocol:

Kênh Twitter chính thống có 123.8K lượt follow của Mirror Protocol

Những bài viết liên quan:

Trên đây là tất cả thông tin bổ ích về Mirror Protocol là gìBHO Network đã chia sẻ tới bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết, bạn đọc đã nắm được những kiến thức cơ bản để quyết định đầu tư vào Token MIR. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua trang website nhé!

Xuất bản ngày 05 tháng 9 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare