logo
  1. Blog
  2. Tin tức
  3. NEAR Protocol là gì? Một số thông tin cơ bản về Token NEAR

NEAR Protocol là gì? Một số thông tin cơ bản về Token NEAR

  1. 1. NEAR Protocol là gì?
  2. 2. Hệ sinh thái của Near Protocol có gì?
  3. 2.1 Stablecoin
  4. 2.2 AMM
  5. 2.3 Oracle
  6. 2.4 IDO Platform
  7. 2.5 NFT Marketplace
  8. 2.6 GameFi
  9. 2.7 EVM
  10. 3. Những vấn đề NEAR Protocol cần giải quyết là gì?
  11. 5. Đặc điểm nổi bật của NEAR Protocol
  12. 5.1 Khả năng giải quyết vấn đề về System Design
  13. 5.2 Các công nghệ cốt lõi của Near
  14. 5.3 Nguyên tắc thiết kế công nghệ
  15. 6. Ưu điểm và nhược điểm của NEAR Protocol
  16. 6.1 Ưu điểm
  17. 6.2 Nhược điểm
  18. 7. Thông tin chi tiết về NEAR Token
  19. 7.1 Những chỉ số quan trọng NEAR
  20. 7.2 Phân bổ Token NEAR
  21. 7.3 Mục đích sử dụng của Token NEAR
  22. 7.4 Nguồn cung ban đầu của Token NEAR
  23. 7.5 Lịch phân bổ Token NEAR
  24. 7.6 Bán Token NEAR
  25. 8. Ví lưu trữ và sàn giao dịch Token NEAR
  26. 8.1 Ví lưu trữ NEAR
  27. 8.2 Sàn giao dịch NEAR
  28. 9. Lộ trình phát triển
  29. 10. Đội ngũ dự án và nhà đầu tư
  30. 10.1 Đội ngũ dự án
  31. 10.2 Nhà đầu tư
  32. 11. Nên đầu tư vào NEAR không?

NEAR Protocol là gì? Chỉ trong khoảng thời gian ngắn ra mắt, NEAR Protocol đã lập được nhiều thành tích các cột mốc ATH mới. Để tìm hiểu thêm về dự án này cũng như tiềm năng của NEAR Protocol trong tương lai, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của BHO Network nhé!

1. NEAR Protocol là gì?

NEAR Protocol là nền tảng ứng dụng phi tập trung (dApp) và cũng là một đối thủ cạnh tranh của Athereum. NEAR Protocol tập trung phát triển trải nghiệm người dùng. NEAR là native token của nền tảng này và được sử dụng để giao dịch và lưu trữ trên các nền tảng tiền mã hoá. NEAR Protocol là blockchain Proof-of-Stake sử dụng công nghệ sharding nhằm mở rộng nền tảng.

NEAR Protocol tập trung vào tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng

2. Hệ sinh thái của Near Protocol có gì?

Sau khi đã nắm rõ NEAR Protocol là gì, mời bạn tiếp tục tìm hiểu về hệ sinh thái NEAR. Phần nội dung này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nền tảng NEAR Protocol.

2.1 Stablecoin

Hệ sinh thái NEAR hiện tại có 4 stablecoin: USDC, USDT, TUSD và DAI. Lượng thanh khoản của 4 loại stablecoin trên NEAR rất thấp và chủ yếu được người dùng chuyển từ Ethereum lên Near Protocol nhờ vào Rainbow Bridge.

Bên cạnh những stable trên, trong tương lai Oin Finance sẽ phát hành thêm các stablecoin tuỳ chỉnh khác trên hệ sinh thái này nhờ vào sự hỗ trợ của Near Foundation.

Hệ sinh thái NEAR có 4 loại stablecoin là USDC, USDT, TUSD và DAI

OnFinance

OinFinance là giao thức phát hành stablecoin phi tập trung đa chuỗi. Người tham gia cộng đồng này của các public blockchain khác có thể stake native token của họ để làm tài sản thế chấp để mint stablecoin được chốt bằng USD.

2.2 AMM

Ref Finance

Ref Finance là AMM được xây dựng từ Near Protocol. Nhờ sử dụng Rainbow Bridge mới ra mắt, nhà đầu tư có thể giao dịch tài sản ERC-20 từ Ethereum hoặc từ bất kỳ chuỗi nào (BSC, Cosmos/ IBC, Polygon/ Matic và những người khác) trên NEAR.

Sản phẩm đầu tiên của Ref Finance là AMM (công cụ tạo thị trường tự động) gần giống với Uniswap nhưng có một số thay đổi như sau: Kết hợp nhiều pool trong một hợp đồng. Nhờ vào điều này, bạn có thể hoán đổi các pool trong cùng một giao dịch.

Phí LP có thể thay đổi tuỳ thuộc vào mỗi pool. Chính vì vậy, LP sẽ tính phí cho tác token dễ mất giá hoặc kém thanh khoản. Hiện nay, chi phí giới thiệu cho các nhà giao dịch hoán đổi là 1 bps. Nhà phát triển sẽ kiếm được phần thưởng trong khi xây dựng giao diện và ứng dụng trên Ref Finance.

Số lượng thanh khoản trên Ref Finance còn khá ít. Chính vì vậy, người tham gia nên cân nhắc đến vấn đề trượt giá. Trải nghiệm người dùng trên Ref Finance vẫn còn chưa được tối ưu hoá.

  • Volume giao dịch: 871.326 USD.
  • Số token được hỗ trợ: 28.
  • Số cặp giao dịch: 276.

Ref Finance được xây dựng từ NEAR Protocol

2.3 Oracle

Chainlink

Chainlink là dự án oracle lớn nhất tập trung vào việc cung cấp dữ liệu trong thế giới thực cho hợp đồng thông minh trên các chuỗi khối. Hiện nay, đã có hơn 700 đối tác làm việc với Chainlink.

Brand Protocol

Brand Protocol là một dự án phi tập trung chuỗi chéo cho phép hợp đồng thông minh kết nối và tổng hợp các nguồn dữ liệu bên ngoài hoặc API theo cách có thể mở rộng và đáng tin cậy.

Flux Protocol

Đây là trình tổng hợp oracle xuyên chuỗi chuyên cung cấp hợp đồng thông minh có quyền truy cập vào nguồn cấp dữ liệu an toàn về kinh tế.

Flux Protocol vừa được đầu tư tới 10,3 triệu USD từ các quỹ đầu tư như IOSG Venture hay Coinbase Venture.

Flux Protocol được đầu tư tới 10.3 triệu USD

Xem thêm: Merit Circle là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về MC Token

2.4 IDO Platform

Skyward Finance

Skyward Finance là launchpad mã nguồn mở cho phép dự án khởi chạy token của họ mà không cần tính thanh khoản.

Mục tiêu chính của Skyward Fiance là cung cấp cơ chế để khám phá giá ban đầu và phân phối token qua đấu giá dựa và thời gian thực mà cộng đồng có thể truy cập phi tập trung, đồng thời chống các cuộc tấn công chạy trước, đồng bộ hoá và thao túng giá. Skyward Fiannce sẽ phát hành token cho phép công đông thành một phần của nền tảng và nhận mức doanh thu tương ứng.

NearPad

NearPad là Launchpad, Yield Aggregator và DEX Aggregator. NearPad thay đổi cách nhà phát triển và cộng đồng truy cập vào cung cụ tài chính mở để gọi vốn từ cộng đồng, quản lý tài sản thu được và tối ưu hoá lợi nhuận.

NearPad cũng là giao thức đầu tiên cho DAO dẫn đầu trên Aurora bằng cách cho phép cộng đồng kiểm soát hoàn toàn các quỹ công và kho bạc được sử dụng trong hệ sinh thái.

2.5 NFT Marketplace

Paras

Paras là thị trường NDT tập trung sưu tập kỹ thuật số. Dự án này phát triển mạnh khi đưa ra các bộ sưu tập thông thường vào không gian tiền mã hoá. Paras đưa thẻ kỹ thuật số được lấy cảm hứng từ thẻ giao dịch trong thế giới thực, có khả năng chống đạn và tồn tại mãi mãi từ khi chúng được giới thiệu trong những năm 80. Paras mong muốn đa dạng hoá tài sản sang các bộ sưu tập kỹ thuật số.

Với sự gia tăng của NFT năm 2021 Paras tin rằng NFT hiện vẫn ở giai đoạn đầu. Blockchain và khả năng của hợp đồng thông minh trên thực tế có thể tạo những trải nghiệm tốt hơn cho nhiều ngành dọc mà đối tác web 2.0 không thể tạo điều kiện.

Mintbase

Mintbase là nơi phát hành và giao dịch NFT cho phép bất kỳ ai có thể tạo tài sản kỹ thuật số cá nhân được xác minh trên nhiều blockchain, kể cả những người không có nhiều kiến thức về kỹ thuật.

Ai cũng có thể tạo tài khoản kỹ thuật số trên Mintbase

2.6 GameFi

OP Games

OP Games được thành lập vào năm 2018 bởi một nhóm các nhà phát triển game HTML5, tham gia các cuộc đấu và mua OP (NFT).

Nhờ sử dụng giao thức OP, nhà phát triển có thể thiết lập mô hình khả thi và bền vững hơn so với các nền tảng web 2.0 quá tập trung làm giảm lợi ích của người chơi game và cả nhà phát triển.

Dự án này ra đời nhằm tự định vị như một trung tâm game web 3.0 với các nhà phát triển, chủ sở hữu và người chơi game cùng làm việc để phát triển cộng đồng, cùng nhau khai thác tiềm năng của nền tảng và truyền bá lợi ích cho các bên liên quan.

Mục đích của OP games là định vi thành một trung tâm game web 3.0

2.7 EVM

Aurora

Aurora là EVM được tạo ra từ team phát triển NEAR Protocol cung cấp giải pháp cho nhà phát triển để vận hành các ứng dụng của họ trên nền tảng tương thích với Ethereum, có thông lượng cao, có khả năng mở rộng, an toàn trong tương lai chỉ với mức chi phí thấp cho người dùng.

Những đặc điểm nổi bật của dự án là:

  • Có khả năng tương thích đầy đủ của nền tảng Ethereum.
  • Có khả năng mở rộng và thông lượng cao.
  • Người dùng có thể giao dịch với mức chi phí thấp.
  • Cầu nối không cần tin cậy.

Aurora cung cấp giải pháp vận hành các ứng dụng

3. Những vấn đề NEAR Protocol cần giải quyết là gì?

Hiện tại, rất nhiều dự án blockchain đang đối mặt với vấn đề tính chất phi tập trung và khả năng mở rộng nền tảng.

Chính vì vậy, đội ngũ của NEAR dã tạo ra một mạng lưới Sharding mới (Nightshade) tập trung vào thiết bị di động, áp dụng thêm cơ chế đồng thuận Thresholded Proof of Stake trong điện toán phân tán. Hướng tiếp cận này sẽ giúp làm giảm rào cản gia nhập của các thiết bị.

Bên cạnh đó, NEAR cũng tăng cường phát triển các thiết bị điện thoại di động thành các node (nút). Tới khi thành công, NEAR có thể mở rộng tới hàng triệu nút khác và hàng tỷ giao dịch phi tập trung hoàn toàn. Không có bất kỳ giới hạn nào về khả năng của mạng lưới đối với NEAR.

NEAR phát triển các thiết bị điện thoại di động thành các node

Về kỹ thuật, đội ngũ phát triển đã xây dựng NEAR Protocol trên cơ chế đồng thuận mới có tên là Doomslug. Điều đó đồng nghĩa với việc nền tảng NEAR có cùng cấp độ hệ sinh thái với các dự án khác như EOS hay Ethereum.

NEAR cũng cho phép nhà phát triển tạo ra dApp trên hệ sinh thái. NEAR cũng có nhiều điểm tương đồng với các nền tảng AWS của Amazon, nơi mà rất nhiều ứng dụng bạn có thể biết và yêu thích được lưu trữ trên máy chủ của họ. Tuy nhiên, NEAR không thực sự được điều hành bởi bất kỳ công ty nào mà bởi hàng triệu người trên thế giới. Bạn có thể gọi đây là một đám mây do cộng đồng điều hành.

Trở thành nền tảng phi tập trung chính là mục tiêu hàng đầu của NEAR. Một số lợi ích của NEAR Protocol mà bạn cần biết là:

  • Đối với doanh nhân/ nhà phát triển: Nhà phát triển không phải chịu sự kiểm soát từ bất kỳ từ công ty nào hay thậm chí là chính phủ. Họ cũng được phép truy cập miễn phí vào các ứng dụng bổ sung khác như chương trình mã hoá và thanh toán. Đây chính là một thách thức khi thiết lập ứng dụng truyền thống.
  • Đối với người dùng: Người tham gia có thể biết rõ những gì các ứng dụng phi tập trung và mã code tại NEAR hoạt động. Khi ứng dụng và code chạy, chúng sẽ không thể bị thay đổi. Do đó, không hề có bất kỳ hành vi mờ ám nào từ NEAR đối với thông tin người dùng và tài sản của họ. Thậm chí, ứng dụng tại hệ sinh thái NEAR cũng không thể lưu trữ dữ liệu của người dùng.

Thông tin của người dùng không thể bị lưu trữ bởi các ứng dụng tại NEAR

5. Đặc điểm nổi bật của NEAR Protocol

Là một nền tảng được nhiều chuyên gia đánh giá cao, NEAR Protocol có những đặc điểm nổi bật nào thu hút người dùng mới? Dưới đây là những điểm sáng của dự án này, mời bạn tham khảo!

5.1 Khả năng giải quyết vấn đề về System Design

NEAR Protocol có cấu trúc đặc biệt để giải quyết các vấn đề về system design, tập trung vào tạo ra ứng dụng phi tập trung (dApp) có khả năng mở rộng và các cơ cấu tổ chức quản trị hoạt động và phát triển giao thức để không bị lỗi thời qua thời gian.

Nền tảng đám mây do cộng đồng vận hành sử dụng thuật toán đồng thuận mới và kiến trúc phân đoạn (Sharding) có thẻ mở rộng nhằm đạt được các mục tiêu thiết kế cao cấp.

NEAR có thể giải quyết các vấn đề về thiết kế hệ thống

5.2 Các công nghệ cốt lõi của Near

  • Sharding: Hệ thống được thiết kế nhằm mục đích tính toán trên nhiều phân đoạn cùng một lúc.
  • Sự đồng thuận: Đạt sự đồng thuận trên tất cả các node nhờ sử dụng thuật toán mới Nightshade.
  • Staking selection and Game theory: Staker sẽ được lựa chọn bằng cách sử dụng một quy trình ngẫu nhiên và an toàn, giúp phân phối không gian giữa các bên và tạo động lực để họ hoạt động với các hành vi tốt.
  • Tính ngẫu nhiên: Tiếp cận ngẫu nhiên không thể đoán trước.

Cấu trúc Sharding của NEAR

5.3 Nguyên tắc thiết kế công nghệ

Nhà đảm bảo phải tuân thủ bảng nguyên tắc khi thiết kế các công nghệ trên như thân thiện với người dùng, có thể mở rộng, đơn giản và bền vững.

6. Ưu điểm và nhược điểm của NEAR Protocol

Bất kỳ một nền tảng tiền mã hoá nào cũng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. NEAR Protocol không phải là trường hợp ngoại lệ.

6.1 Ưu điểm

Công nghệ tiên tiến: NEAR có khả năng mở rộng quy mô tương tác và hợp tác với các blockchain khác trong cùng hệ sinh thái nhờ ứng dụng công nghệ sharding mới. Ngoài ra, NEAR cũng cho phép nhà phát triển ứng dụng và linh hoạt dựa trên mô hình tài khoản cốt lõi.

Đội ngũ phát triển kinh nghiệm: NEAR được tạo nên bởi các kỹ sư công nghệ có tay nghề cao. Họ không chỉ giỏi về chuyên môn và còn từng vận hành các hệ thống có quy mô lớn và phức tạp. Nằm trong đội ngũ phát triển của NEAR có hai thành viên đã từng đạt giải vô địch thế giới ICPC hai lần.

Hệ sinh thái mở rộng: NEAR sở hữu hơn 100 cộng tác viên từ khắp nơi trên toàn thế giới. Đội ngũ này luôn nỗ lực để tạo ra và phát triển được hệ thống hiện đại và lớn mạnh hơn.

Tiến trình hiện đại: NEAR's MainNet sẵn sàng hoạt động trên 300 trình xác thực. Tiến trình này hạn chế chuyển giao cho tới khi Validator bỏ phiếu mở khoá.

Phí Gas thấp: Phí giao dịch của NEAR thuộc phân khúc thấp với nhiều ưu đãi. Nhờ điều này mà các nhà đầu tư có thể tối ưu hoá chi phí và thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận.

Tốc độ giao dịch nhanh chóng: NEAR là blockchain có thời gian giao dịch nhanh. Nền tảng này có khả năng xử lý tới 100.000 giao dịch/ giây. Đặc biệt, nhờ vào nhịp khối một giây mà NEAR có thể hoàn thành giao dịch ngay lập tức. Theo báo cáo, tốc độ giao dịch của NEAR nhanh hơn 10 nghìn lần so với Ethereum.

Thao tác đơn giản và thân thiện với người dùng: NEAR được thiết kế dành cho tất cả mọi người. Do vậy, kể cả những người không am hiểu về blockchain cũng có thể sử dụng. Người tham gia có thể truy cập vào dApp của NEAR với quy trình tương tự như trên các dApp khác.

Hệ sinh thái của NEAR bao gồm nhiều đối tác trên toàn thế giới

6.2 Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm, NEAR còn tồn tại những điểm yếu khiến các cộng đồng băn khoăn trước khi quyết định đầu tư. Nhược điểm lớn nhất của NEAR là nền tảng này chưa có thời gian vận hành lâu dài để chứng minh sự ổn định và tạo niềm tin có nhà đầu tư.

7. Thông tin chi tiết về NEAR Token

Với dự án tiền mã hoá NEAR Protocol, người mới bắt đầu tìm hiểu cần nắm rõ những thông tin sau:

7.1 Những chỉ số quan trọng NEAR

  • Ticker: NEAR.
  • Blockchain: Near
  • Token type: Utility + Governance.
  • Token standard: https://explorer.near.org/.
  • Total Supply: 1,000,000,000.
  • Circulating Supply: 476,366,166.

7.2 Phân bổ Token NEAR

1.000.000.000 token NEAR sẽ được chia theo tỷ lệ sau:

  • Backers: 17.6%.
  • Community Grants, Program: 17%.
  • Core Contributors: 14.5%.
  • Early Ecosystem: 13.3%.
  • Operation Grants: 11.5%.
  • Community Sale: 10%.
  • Foundation Endowment: 10%.
  • Small Backers: 6.1%.

Biểu đồ phân bổ Token NEAR

7.3 Mục đích sử dụng của Token NEAR

Token NEAR được sử dụng với những mục đích như sau:

  • Thanh toán chi phí xử giao dịch và lưu trữ dữ liệu cho hệ thống.
  • Stake để nhận thưởng, chạy node xác thực.
  • Tham gia vào quá trình quản trị hệ sinh thái.

7.4 Nguồn cung ban đầu của Token NEAR

Đa số nguồn cung ban đầu của Token NEAR có thể bị khóa trong dài hạn. Do đó, nguồn cung lưu hành ở thời gian này được tạo từ các điều khoản cho cộng đồng bán token, từ hoạt động phân phối và số ít hợp đồng cộng đồng,... Các nguồn cung tồn tại ở khối nguyên thuỷ được mở khoá vào tháng thứ 60.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện gia tăng nguồn cung lưu hành khi được mở khóa token mới được mint, mời bạn đọc tham khảo.

Biểu đồ gia tăng nguồn cung lưu hành của NEAR

Chi tiết circulation supply theo từng hạng mục được thể hiện dưới biểu đồ sau:

Circulation supply theo từng hạng mục tại NEAR Protocol

7.5 Lịch phân bổ Token NEAR

Bakers: NEAR đã có nhiều lần kêu gọi vốn từ các bakers vào năm 2017 với thời gian trả token như sau:

  • Community Grants và Programs: Tài trợ và đóng góp xây dựng cộng đồng từ giáo dục vâng cao nhận thức, sự kiện qua giveaway hoặc bán cho cộng đồng. Token NEAR sẽ được phát hành cho nhóm Community Grants và Programs trong vòng hơn 6 tháng.
  • Core Team: Lock-up trong 4 năm 12 tháng và nhận đầy đủ quyền lợi sau ra mắt.
  • Early Ecosystem: Lock-up 6 tháng hoặc 12 tháng, vẫn chưa có dự kiến unlock dự án này.
  • Operation Grants: NEAR đã phân bố đợt đầu tiên vào đầu năm 2021.
  • Community Sale: Có 100 triệu token NEAR được phân phối cho cộng đồng thông qua hình thức này. Nhưng chỉ có 25 triệu token được unlock, số token còn lại sẽ được lock-up từ này 12 - 24 hàng tháng.

Lịch phân bổ token NEAR

7.6 Bán Token NEAR

NEAR Protocol đã mở bán 25 triệu token NEAR tương đương 2,5% vào ngày 12/8/2020 trên Coinlist.

8. Ví lưu trữ và sàn giao dịch Token NEAR

Người tham gia hệ sinh thái NEAR có thể giao dịch Token với người khác qua những nền tảng nào? Nên sử dụng loại ví nào để lưu trữ tiền mã hoá? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc.

8.1 Ví lưu trữ NEAR

Bạn có thể lưu trữ token NEAR tại NEAR Wallet hoặc tại các sàn giao dịch khác. Dù ở bất kỳ nền tảng nào, bạn nên bảo quản tài sản bằng các hệ thống bảo mật an toàn. Bạn cũng có thể lựa chọn ví lạnh, các sàn hoặc ví lưu trữ ngoại tuyến để lưu trữ.

Người dùng có thể lưu trữ tiền mã hoá trực tiếp trên NEAR Wallet

8.2 Sàn giao dịch NEAR

Người tham gia đầu tư vào token NEAR có thể mua bán tiền mã hoá trên các thị trường như KuCoin, OKEx hay Huobi,...

9. Lộ trình phát triển

  • Tháng 8/2020: Lên ý tưởng và bắt đầu phát triển NEAR Protocol.
  • Tháng 4/2020: Giai đoạn đầu tiên Mainnet diễn ra theo cơ chế Proof-of-Authority được phát triển bởi NEAR Foundation. Ở thời gian này, validators tại NEAR Foundation vẫn vận hành các node.
  • Tháng 9/2020: Mainnet giai đoạn thứ 2 cho phép validators của bên thứ ba tham gia vận hành mạng lưới.
  • Tháng 4/2021: Rainbow Bridge - cầu nối của Ethereum và NEAR Protocol được ra mắt.
  • Quý 3/2021: Xuất hiện các dApps đầu tiên như Staking pool (Metapool), AMM DEX (Ref Finance), Lending (Oin Finance),... Tới thời điểm 26/10/2021, tổng giá trị tài sản bị khoá (TVL) của NEAR Protocol đạt 140 triệu USD, riêng Ref Finance đạt 110 triệu USD.

Lộ trình phát triển của NEAR Protocol

Xem thêm: Solanium là gì? Thông tin chi tiết về Token SLIM

10. Đội ngũ dự án và nhà đầu tư

Mỗi dự án thành công không thể thiếu đội ngũ phát triển và sự góp sức của các nhà đầu tư. Vậy, đội ngũ và nhà đầu tư của dự án NEAR Protocol là những ai? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé!

10.1 Đội ngũ dự án

Đội ngũ sáng lập có tới hơn 200 contributors. Trong đó có nguồn lực nòng cốt là những thành viên có nhiều năm kinh nghiệm và từng là nhân sự của các tổ chức và tập đoàn lớn như Google, Facebook, Microsoft,...

Chân dung đội ngũ phát triển dự án NEAR Protocol

10.2 Nhà đầu tư

NEAR Protocol có nhiều backer hỗ trợ như các tổ chức nổi bật là Coinbase Ventures, a16z, Liberus Capital,...

Các nhà đầu tư của NEAR Protocol

11. Nên đầu tư vào NEAR không?

NEAR là nền tảng có nhiều ưu điểm nổi bật được đánh giá tích cực từ chuyên gia trong ngành. Hơn thế nữa, dự án này cũng hợp tác và được nhận hỗ trợ với nhiều đối tác là các tổ chức tài chính lớn. Những đơn vị này hợp tác với NEAR vì mục tiêu phát triển mạnh mẽ với công nghệ hiện đại.

Ở thời điểm hiện tại, token NEAR mới chỉ có mặt trên một số sàn giao dịch lớn nhưng theo dự tính, NEAR sẽ có bước nhảy vọt trong tương lai gần. Chính vì thế mà token NEAR sẽ là khoản đầu tư tiềm năng trong thời gian tới.

NEAR được dự đoán có bước nhảy vọt trong tương lai

Những bài viết liên quan:

Trên đây là những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất dành cho người mới tìm hiểu NEAR Protocol là gì. Với những thông tin mà BHO Network đã gửi tới bạn đọc, chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ đưa ra được quyết định có nên đầu tư vào dự án này hay không. Để cập nhật các thông tin mới nhất về lĩnh vực tiền mã hoá nói chung, đừng quên ghé thăm website của chúng tôi ngay nhé!

Xuất bản ngày 24 tháng 8 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare