logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Request Network là gì? Tất tần tật thông tin về Token REQ

Request Network là gì? Tất tần tật thông tin về Token REQ

  1. 1. Request Network (REQ) là gì?
  2. 2. Cách thức hoạt động của Request Network
  3. 3. Những trường hợp nên sử dụng Request
  4. 3.1 Hoá đơn B2B (B2B invoicing)
  5. 3.2 Thanh toán online (Online payments)
  6. 4. Thông tin chi tiết về REQ Token
  7. 4.1 Token REQ là gì?
  8. 4.1 Những chỉ số quan trọng của REQ
  9. 4.2 Phân bổ Token REQ
  10. 4.3 Mục đích sử dụng Token REQ
  11. 5. Ví lưu trữ và sàn giao dịch REQ Token
  12. 5.1 Ví lưu trữ
  13. 5.2 Sàn giao dịch
  14. 6. Hệ thống thanh toán hiện tại của Request Network
  15. 6.1 Với người dùng
  16. 6.2 Với doanh nghiệp
  17. 6.3 Giải pháp
  18. 7. Lộ trình phát triển dự án
  19. 8. Đội ngũ dự án và đối tác
  20. 8.1 Đội ngũ dự án
  21. 8.2 Đối tác
  22. 9. Tương lai đồng Request Network (REQ)
  23. 10. FAQs về Request Network

Request Network là gì? Một mạng lưới phi tập trung và sử dụng công nghệ Blockchain để thanh toán. Vậy Request có những điểm gì nổi bật và nên lưu trữ REQ Token ở đâu? BHO Network sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về REQ qua bài viết dưới đây.

1. Request Network (REQ) là gì?

Request Network (REQ) là một Token được sử dụng trên nền tảng thanh toán phi tập trung Request để thực hiện thanh toán một cách an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó còn cho phép khả năng tự động hoá được nhiều hơn.

Token REQ còn được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ERC-20 của ETH và được phát hành vào 16/10/2017 thông qua hình thức gọi vốn ICO nên rất tiện lợi giao dịch.

Request Network được sử dụng trên nền tảng Request

2. Cách thức hoạt động của Request Network

Tại thời điểm hiện nay, bất cứ người dùng nào cũng có thể viết trực tiếp lên sổ Request cũng như tạo những yêu cầu thanh toán.

Bên cạnh đó, Request Network cũng có thể phát hiện người dùng nào đang theo dõi mạng lưới nhờ vào ví điện tử hoặc những ứng dụng tài chính trên thị trường.

Như vậy, nếu như yêu cầu được phê duyệt bởi người dùng, chúng có thể được thanh toán chỉ bằng một cú nhấp chuột. Ngay sau đó, yêu cầu của người dùng sẽ hoàn tất đồng thời được cập nhật đầy đủ trên hệ thống.

Ví dụ: Bob yêu cầu Alice tiến hành thanh toán, sau đó, anh tạo một hóa đơn theo yêu cầu và chuyển nó tới Blockchain. Ví của Alice lúc này sẽ phát hiện ra yêu cầu và tiến hành xử lý khoản thanh toán trên.

Như vậy, Request Network sẽ cung cấp tới người dùng:

  • Độ bảo mật cao: Vì không cần thiết phải cung cấp toàn bộ thông tin tài khoản ngân hàng. vì không nhất thiết phải cung cấp thông tin ngân hàng.
  • Tiết kiệm chi phí: Vì quá trình mua hàng có thể diễn ra mà không cần yêu cầu của bên thứ ba, ví dụ như PayPal.
  • Đơn giản: Vì chỉ cần một cú nhấp chuột là có thể được phê duyệt.

Một ví dụ về quá trình thanh toán giữa Alice và Bob qua REQ

3. Những trường hợp nên sử dụng Request

Là một mạng lưới phi tập trung và cho phép thực hiện giao dịch an toàn giữa người thanh toán cũng như người yêu cầu thanh toán. Request được sử dụng trong các trường hợp sau:

3.1 Hoá đơn B2B (B2B invoicing)

Trên thị trường hiện nay, những công ty đang phải chia sẻ với nhau hàng tỷ hóa đơn thanh toán. Hầu hết những hóa đơn này đều có dạng giấy, email và được sao chép đầy đủ.

Chính vì những cách thức này mà việc giao dịch thường xảy ra một số lỗi nghiêm trọng. Đặc biệt là khi áp dụng những quy tắc thanh toán hoặc nộp thuế nâng cao.

Nhờ vào Request, người dùng đều chia sẻ được các hóa đơn quan trọng thông qua sổ cái, vì vậy, sẽ không xảy ra bất cứ sự trùng lặp nào bởi hệ thống kế toán sẽ tự động cài đặt ngay lập tức bản cập nhật đầy đủ hóa đơn.

Ngoài ra, những công ty đang trong tình trạng chờ thanh toán có thể phát hiện được sự chậm trễ này. Thông thường, tình trạng này ít khi xảy ra hơn nhờ vào sự phát triển từ hệ thống các thanh toán. Những công ty có khả năng sẽ thực hiện thanh toán vào ngày phù hợp, tại thời điểm nhận yêu cầu.

Nhờ Request, người dùng có thể chia sẻ các hóa đơn quan trọng

3.2 Thanh toán online (Online payments)

Ví dụ: Khi mua sắm trên nền tảng Amazon và phải thanh toán bằng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng, điều đó sẽ làm lộ những thông tin bảo mật ra ngoài. Nhưng đối với REQ, khi tùy chọn thanh toán, tài khoản của người dùng hoàn toàn được bảo vệ.

Khi đó, Amazon sẽ gửi yêu cầu trực tiếp lên mạng lưới, tài khoản sẽ phát hiện và yêu cầu xác thực thanh toán. Như vậy, điều này hoàn toàn có thể kích hoạt yêu cầu chuyển khoản với mức phí thấp nhất và không làm lộ thông tin bảo mật của người dùng.

Có thể nói, chúng ta hoàn toàn có thể tránh được những khoản thanh toán qua thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ mà những dịch vụ này sẽ tính phí theo cách ẩn, chúng cung cấp cách thức nào đó để xác thực những khoản giao dịch trước khi xảy ra.

REQ sẽ giúp người dùng tránh việc thanh toán qua thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ

Xem ngay: Solanium là gì? Thông tin chi tiết về Token SLIM

4. Thông tin chi tiết về REQ Token

Để có thể thực hiện giao dịch thuận lợi, người dùng cũng cần nắm rõ những thông tin chi tiết về REQ Token. Dưới đây là một số nội dung mà bạn có thể tham khảo.

4.1 Token REQ là gì?

Token REQ là một loại Token tiện ích trong hệ sinh thái Request Network, được xây dựng dựa trên Blockchain ETH với tiêu chuẩn ERC-20.

4.1 Những chỉ số quan trọng của REQ

  • Ticker: REQ.
  • Contract: 0x8f8221afbb33998d8584a2b05749ba73c37a938a.
  • Decimal: 18.
  • Blockchain: Ethereum.
  • Token Standard: ERC-20.
  • Token Type: Utility Token.
  • Total Supply: 999,986,238 REQ.
  • Circulating Supply: 729,656,474 REQ.

Thông tin của Token REQ

4.2 Phân bổ Token REQ

Tổng số Token của Request Network (REQ) sẽ được phân bổ theo tỷ lệ như sau:

  • Crowdsale (ICO): chiếm 50%.
  • Early Backers & Contributors: 20%.
  • Development Fund: nắm giữ 15%.
  • Team & Advisors: chiếm 15% với thời gian giải ngân 2 năm.

Đội ngũ dự án sẽ nắm giữ 15% trong tổng số Token REQ

4.3 Mục đích sử dụng Token REQ

Theo Whitepaper của Request Network, REQ Token sẽ được sử dụng với các mục đích sau:

Incentivize Development on top of the Request Protocol

Request Network có nhiều phần thưởng có nhiều phần thưởng dành cho các nền tảng phát triển ứng dụng tiện ích. Những phần thưởng này đều được trả bằng REQ Token.

Governance

Ngoài ra, Request còn cho phép cộng đồng sử dụng REQ Token để duy trì tính linh hoạt và khả năng mở rộng thị trường. Hơn nữa, chúng cũng được dùng để thảo luận hoặc bỏ phiếu cho những quyết định quan trọng của dự án.

Monetary Independence

REQ Token có tính độc lập về tài sản, chúng sẽ không phụ thuộc vào bất cứ tiền mã hóa nào, kể cả ETH, cho dù REQ là loại Token mã ERC-20.

Technical Independence

  • REQ Token được sử dụng với mục đích tạo tính độc lập, linh hoạt và khả năng phát triển trong tầm nhìn dài hạn.
  • Mặc dù chưa có thông tin chính thức nhưng Request Network có khả năng chuyển sang dạng PoS trong tương lai.

Facilitate Cross - Currency Exchanges

Thêm vào đó, Request đã hợp tác với nền tảng Kyber Network để dễ dàng thực hiện việc trao đổi, chuyển đổi giữa các Token trong hệ sinh thái ETH hơn.

REQ Token được sử dụng với 5 mục đích, mang đến sự tiện lợi cho người dùng

5. Ví lưu trữ và sàn giao dịch REQ Token

Để có thể lưu trữ và giao dịch REQ Token, người dùng có thể lựa chọn các nền tảng dưới đây:

5.1 Ví lưu trữ

Request Network (REQ) là Token mã ERC-20 nên bạn có thể lưu trữ REQ ở những ví đang hỗ trợ hệ sinh thái ETH như:

Ledger Nano S là nền tảng đang hỗ trợ lưu trữ REQ Token

5.2 Sàn giao dịch

Hiện tại, Request Network (REQ) đã được sàn BinanceHuobi Global cho phép giao dịch và mua bán theo tỉ lệ lần lượt là 89,4% và 4,48%.

Người dùng có thể sử dụng sàn Binance hoặc Huobi Global để giao dịch

Với tổng lượng giao dịch trong vòng 24 giờ lên tới hơn 1.000.000 USD, điều này đã cho thấy tính thanh khoản của REQ Token thuộc dạng khá ổn.

6. Hệ thống thanh toán hiện tại của Request Network

Hiện nay, hệ thống thanh toán của Token REQ đang gặp những vấn đề gì? Chúng đã gây ảnh hưởng đến người dùng, doanh nghiệp như thế nào? Cần có giải pháp gì để ngăn chặn? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để có câu trả lời nhé!

6.1 Với người dùng

Ngày nay, trong một giao dịch, chúng ta cần phải dùng tới Venmo, PayPal hoặc những dịch vụ tập trung khác, nghĩa là phải thông qua một đơn vị trung gian.

PayPal là nền tảng cần thiết trong một giao dịch

Với PayPal, khi chúng ta chọn hình thức thanh toán không trả phí thì trong trường hợp người bán giao sản phẩm không giống như cam kết hoặc lừa đảo thì rất khó để đòi tiền. Còn nếu chọn hình thức thanh toán có trả phí, người dùng phải trả thêm 3% phí dịch vụ cho PayPal.

Với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ tính phí 1.51% cho mỗi lần quẹt thẻ, nghĩa là giá của sản phẩm đó sẽ tính thêm phí và người mua sẽ là người trả, người nhận là Visa có vai trò trung gian.

6.2 Với doanh nghiệp

Kế toán là xương sống của cả một doanh nghiệp bởi tất cả công ty hiện nay đều phải lưu trữ các hồ sơ kế toán nếu không thì sẽ sập. Vậy nên mỗi doanh nghiệp cần thuê đội ngũ kế toán để quản lý thu chi, tránh lãng phí và tính toán hiệu quả.

Kế toán có vai trò quan trọng, chủ chốt của cả một công ty, doanh nghiệp

Vai trò của kế toán quan trọng như thế nào thì phía trên chúng tôi đã nói nhưng các phương pháp hiện tại không được hiệu quả, chúng không có sự chuẩn hóa. Kế toán viên quá phụ thuộc vào phương pháp nhập liệu sổ kép.

Hơn nữa, mỗi năm, chi phí kế toán trên thế giới rất lớn. Ví dụ như 100 công ty hàng đầu tại Mỹ chi tới 2.5 tỷ USD để trả phí cho kiểm toán, bốn đại gia trong ngành kế toán kiếm 133.8 tỷ USD.

Với hệ thống kế toán sổ kép như hiện nay thì các công ty, doanh nghiệp bắt buộc phải trả phí kiểm toán chứ không còn cách nào khác.

6.3 Giải pháp

Giá như có hệ thống mà người mua có thể nhận được hóa đơn kỹ thuật số và lưu nó vào Blockchain, các điều khoản thì được lập trình sẵn hoặc có thể thêm khoản ưu đãi nếu trả tiền sớm thì quá hoàn hảo.

Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi vì chi phí thấp hơn và không còn hệ thống ngân hàng hay công ty thanh toán nữa. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chúng ta vẫn phải cung cấp đầy đủ thông tin để xác định danh tính trên hệ thống của Request Network (REQ).

Ngoài ra, khách hàng cũng không cần phải tin tưởng vào bên thứ ba nhưng doanh nghiệp vẫn có thể tuân theo luật Biết Khách Hàng (KYC). Chắc hẳn ai đã tham gia ICO đều sẽ quen thuộc với thuật ngữ này.

Mỗi doanh nghiệp cần phải biết đến thuật ngữ KYC (Know Your Customer)

7. Lộ trình phát triển dự án

  • Ra mắt phiên bản đầu tiên làm việc với hệ sinh thái Ethereum trên Test Net.
  • Yêu cầu Core làm việc trực tiếp với một Token.
  • Ra mắt API để tạo, đọc và cập nhật Request.
  • Xây dựng vòng lặp đầu tiên của Request khi làm việc với Ethereum trên Main Net.
  • Khai triển thêm kênh Website để tạo, trực quan hóa và tương tác với Request.
  • Thêm các yêu cầu về quản lý các lĩnh vực kế toán như hoàn tiền, đơn đặt hàng và ghi chú tín dụng.
  • Request mở rộng quy mô thông qua chuỗi Plasma và PoS.
  • Ra mắt tính năng bảo mật khi sử dụng ZkSnarks.
  • Tích hợp thêm quản lý fiat-currency vào Request.
  • Khai triển thêm nhiều tiện ích mới hơn như Escrow, Tax, Down Payment và Late Fee.
  • Mở rộng thêm hệ thống quản trị dữ liệu.
  • Khai triển tính năng thanh toán ngoại tệ thông qua REQ Token để có thể giao dịch quốc tế.

Dự án Request Network đã mở rộng quy mô thông qua chuỗi Pos và Plasma

8. Đội ngũ dự án và đối tác

Để có được bước phát triển như ngày hôm nay, phải kể đến công lao của đội ngũ dự án và hỗ trợ từ nhiều đối tác. Vậy họ là ai? Hãy cùng BHO Network tìm hiểu qua nội dung sau đây:

8.1 Đội ngũ dự án

Christophe Lassuyt (CEO & Giám đốc tài chính): Ông đã có những thành tích nổi bật như đồng sáng lập Moneytis, Neomy, cựu giám đốc tài chính của Virtua SA, Euranka.

Etienne Tatur (Đồng sáng lập & CTO): CTO của Moneytis, cựu nhà phát triển hàng đầu của nền tảng QOBUZ, CTO của Amaris.

Julien Devoir (CMO): Giám đốc tăng trưởng của Moneytis, từng là nhà tiếp thị tăng trưởng của Molotov TV và Virtua SA.

Christophe Lassuyt là CEO của dự án Request Network (REQ)

8.2 Đối tác

Hiện tại, Request Network có sự kết hợp với các đối tác vô cùng tiềm năng và cung cấp nhiều tính năng cho nền tảng này, giúp nâng cao hình ảnh của REQ trong lĩnh vực tài chính, có thể kể đến như:

  • 0x: Nổi bật với dịch vụ cho phép khách hàng đổi tiền dễ dàng trước khi chuyển tiền.
  • Kyber Network: Cho phép người dùng đổi tiền tự động.
  • Civic: Đóng vai trò nhận dạng số, giúp Request Network có thể tích hợp tính năng này trong kế toán, nhận dạng hoặc kiểm toán.
  • Aragon: Cung cấp phương tiện cho các tổ chức quản trị, cho phép họ sử dụng nhiều cấu trúc phức tạp trên các Blockchain.
  • iEx.EC: Đây là công ty điện toán đám mây phân tán trên thị trường hiện nay.
  • Quantstamp: Cung cấp hệ thống kiểm toán các smart contract, đây cũng chính là người kiểm toán ICO của REQ.

Xem ngay: The Graph là gì? Thông tin chi tiết về Token GRT

9. Tương lai đồng Request Network (REQ)

REQ Token như một mạch máu mang tính sống còn cho dự án Request Network. Vì chúng được sử dụng trong toàn bộ hoạt động của nền tảng này.

Chính vì vậy, tương lai của REQ Token như thế nào sẽ phụ thuộc vào độ phát triển, số lượng giao dịch trên mạng lưới Request. Để đánh giá điều đó, bạn có thể xem cách dự án này phân bổ vốn, tiềm năng thị trường và nguồn nhân lực của REQ.

Tiềm năng thị trường ​​ Request Network (REQ) hoạt động trên tính năng thanh toán trực tuyến và giá trị của chúng khoảng một nghìn tỷ USD. Điều đó đã cho thấy tiềm năng thị trường của REQ lớn đến mức nào.

Với tiềm năng lớn như vậy, Request Network gặp ngay những đối thủ cạnh tranh như:

  • Truyền thống: Venmo, Stripe, PayPal.
  • Crypto: Monaco, Everex, Metal, Omisego, TenX, Populous,...

Nguồn lực của Request Network

  • Dự án được đứng sau bởi YCombinator (có trị giá hơn 80 tỷ USD).
  • Các đối tác chiến lược mạnh nhất hiện nay, bao gồm Kyber Network, Iexec, Quantstamp, Pwc.

10. FAQs về Request Network

Sau đây là một số câu hỏi xoay quanh về Request Network mà chúng tôi đã tổng hợp lại, chắc chắn những nội dung này sẽ giúp ích tới bạn.

Đào Request Network (REQ) như thế nào?

Request Network không thể đào được vì bản chất, REQ là một Token. Tuy nhiên, trong tương lai, người dùng vẫn có thể Staking REQ Token khi dự án này chuyển sang chạy PoS.

Phí giao dịch Request Network (REQ)

Phí giao dịch REQ Token: Người dùng sẽ phải trả phí Transaction trong mạng lưới của Ethereum.

Phí khi nạp rút REQ Token: Các sàn giao dịch như Binance, Coinbase,... đã cho phép mua bán REQ, mỗi sàn sẽ có quy định về mức phí khác nhau.

Ví dụ về sàn giao dịch Binance:

  • Phí nạp REQ: hoàn toàn miễn phí.
  • Phí rút REQ: Số GTO tối thiểu 69.4 REQ và phí rút lên tới 34.7 REQ.

Cập nhật các thông tin về Request Network qua các kênh nào?

Những bài viết liên quan:

Như vậy, BHO Network đã chia sẻ tới bạn những thông tin bổ ích về Request Network. Dự án này sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai, tuy nhiên, người dùng cũng cần tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư. Để có thêm những kiến thức chuyên sâu về DeFi, đừng quên theo dõi các bài viết khác của chúng tôi trên website nhé!

Xuất bản ngày 20 tháng 8 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare