logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Venture Capital là gì? Top 5 quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu

Venture Capital là gì? Top 5 quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu

  1. 1. Venture Capital là gì?
  2. 2. Nhà đầu tư mạo hiểm đầu tư vào các doanh nghiệp như thế nào?
  3. 2. Các ưu nhược điểm của quỹ đầu tư mạo hiểm
  4. 3.1 Ưu điểm của quỹ đầu tư mạo hiểm
  5. 3.2 Nhược điểm của quỹ đầu tư mạo hiểm
  6. 4. Các loại hình Venture Capital
  7. 5. Thành phần trong quỹ đầu tư
  8. 6. Top 5 VC hàng đầu trên thị trường Crypto
  9. 6.1 Three Arrow Capital
  10. 6.2 Alameda Research
  11. 6.3 Binance Labs
  12. 6.4 Panteraoin
  13. 5.5 Pantera
  14. 7. Các loại phí của quỹ đầu tư Venture Capital
  15. 7.1 Phí tổ chức quỹ, đảm bảo pháp lý
  16. 7.2 Phí quản lý quỹ
  17. 7.3 Lãi suất từ đầu tư
  18. 8. Trong crypto Venture Capital có những rủi ro nào?
  19. 9. Chiến lược của các Venture Capital
  20. 10. Kinh nghiệm chọn Venture Capital

Venture Capital là gì? Venture Capital là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ mảng đầu tư nào từ truyền thống cho tới Crypto. Mời bạn hãy cùng với BHO Network tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!

1. Venture Capital là gì?

Venture Capital ̣(VC) là một dạng vốn cổ phần tư nhân và là một loại tài chính mà các nhà đầu tư cung cấp cho các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ được cho là có tiềm năng tăng trưởng dài hạn. Vốn mạo hiểm thường đến từ các nhà đầu tư, ngân hàng hay bất kỳ tổ chức tài chính nào khác.

Các doanh nghiệp có thể nhận được vốn đầu tư mạo hiểm trong suốt giai đoạn đầu và giữa của chu kỳ tăng trưởng. Điều này có thể được tổ chức qua một loạt nhiều vòng tài trợ, cho phép các doanh nghiệp gây quỹ khi cần thiết, cho đến khi phát hành lần đầu ra công chúng (IPO).

Venture Capital là quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên rót vốn cho dự án mới

Định nghĩa của Venture Capital cũng không quá khác biệt so với Crypto vì bản thân thị trường này đã có tính chất mạo hiểm hơn so với thị trường truyền thống nên các nhà đầu tư đều có thể gọi là Venture Capital (hay VC). Một số VC nổi tiếng có thể nhắc tới là Hashed, Coinbase Ventures hay Paradigm,...

2. Nhà đầu tư mạo hiểm đầu tư vào các doanh nghiệp như thế nào?

Hoạt động trong quan hệ đối tác hạn chế với nhiều tổ chức khác nhau, từ những cá nhân có giá trị ròng cao đến các quỹ hưu trí, các nhà đầu tư mạo hiểm huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để đầu tư vào các doanh nghiệp mới. Mỗi đối tác đầu tư với kỳ vọng rằng họ sẽ nhận được lợi nhuận đáng kể trong trung và dài hạn.

Cách quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động

2. Các ưu nhược điểm của quỹ đầu tư mạo hiểm

Bất kỳ loại hình dự án đầu tư nào cũng tồn tại hai khía cạnh là ưu điểm và nhược điểm, không có dự án nào là hoàn toàn hoàn hảo. Sau đây, BHO Network sẽ giới thiệu đến bạn ưu điểm và nhược điểm của quỹ đầu tư mạo hiểm.

3.1 Ưu điểm của quỹ đầu tư mạo hiểm

  • Cung cấp cho các công ty ở giai đoạn đầu nguồn vốn cần thiết để khởi động các hoạt động.
  • Không giống như các khoản vay ngân hàng, các công ty không cần dòng tiền hoặc tài sản để đảm bảo tài trợ cho VC.
  • Các VC cũng có thể cung cấp các dịch vụ cố vấn và kết nối mạng để giúp một công ty mới đảm bảo nhân tài và sự phát triển.

Quỹ đầu tư mạo hiểm giúp tạo ra nguồn vốn cho các doanh nghiệp mới mở, doanh nghiệp vừa và nhỏ

3.2 Nhược điểm của quỹ đầu tư mạo hiểm

  • Các VC có xu hướng yêu cầu một phần lớn vốn chủ sở hữu của công ty.
  • Các công ty chấp nhận đầu tư mạo hiểm có thể thấy mình mất quyền kiểm soát sáng tạo khi các nhà đầu tư của họ yêu cầu lợi nhuận ngay lập tức.
  • Các VC cũng có thể gây áp lực buộc một công ty phải rút khoản đầu tư của họ thay vì theo đuổi tăng trưởng dài hạn.

Nhà đầu tư sẽ phải chịu rủi ro khi lựa chọn sau Venture Capital để rót vốn

Xem thêm: Rug Pull là gì? Cách nhận biết và phòng tránh Rug Pull

4. Các loại hình Venture Capital

Vốn mạo hiểm có thể được phân chia rộng rãi theo giai đoạn tăng trưởng của công ty nhận đầu tư. Nói chung, một công ty càng non trẻ thì rủi ro cho các nhà đầu tư càng lớn.

Các giai đoạn đầu tư VC là:

  • Pre-Seed: Đây là giai đoạn phát triển kinh doanh sớm nhất khi những người sáng lập cố gắng biến một ý tưởng thành một kế hoạch kinh doanh cụ thể. Họ có thể đăng ký vào một chương trình tăng tốc kinh doanh để đảm bảo tài trợ sớm và cố vấn.

  • Tài trợ hạt giống: Đây là điểm mà một doanh nghiệp mới tìm cách tung ra sản phẩm đầu tiên của mình. Vì chưa có dòng doanh thu nào nên công ty sẽ cần các quỹ đầu tư mạo hiểm để tài trợ cho tất cả các hoạt động của mình.

  • Cấp vốn giai đoạn đầu: Khi một doanh nghiệp đã phát triển một sản phẩm, nó sẽ cần thêm vốn để đẩy mạnh sản xuất và bán hàng trước khi có thể tự cấp vốn. Sau đó, doanh nghiệp sẽ cần một hoặc nhiều vòng cấp vốn, thường được ký hiệu tăng dần là Series A, Series B, v.v.

5. Thành phần trong quỹ đầu tư

Các thành phần trong quỹ đầu tư này bao gồm:

  • Limited Partners (LP): những người rót tiền vào quỹ đầu tư, họ sử dụng tiền của mình để đầu tư vào hạng mục nào đó
  • Managing Partners (General Partners - GP): đây là người có tiếng nói lớn nhất trong quỹ đầu tư. GP sẽ trực tiếp quản lý số tiền đó để đem đi đầu tư.
  • Principals: cấp bậc thấp hơn Managing Partners. Principals có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư cho quỹ. Ở một số doanh nghiệp, họ chính là người dẫn đầu nhóm thẩm định và thực hiện quá trình phân tích tài chính của các công ty có tiềm năng.
  • Venture Partners: Các quỹ lớn đôi khi sẽ thuê thêm Venture Parters (bao gồm full-time và part-time). Đây là những nhà đầu tư kỳ cựu hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực. Nhìn chung, bạn có thể coi đây là Advisors của quỹ. Tóm lại, mô hình quỹ đầu tư nghĩa là LP đang sử dụng dịch vụ mà GP cung cấp. Đó là dùng tiền của LP đi đầu tư để sinh lợi nhuận.

Limited Partners là những người rót tiền vào quỹ đầu tư

6. Top 5 VC hàng đầu trên thị trường Crypto

Sau đây là top 5 quỹ đầu tư mạo hiểm đang phát triển mạnh mẽ trong thị trường Crypto một vài năm trở lại đây.

6.1 Three Arrow Capital

Three Arrows Capital được sáng lập bởi Su Zhu và Kyle Davies vào năm 2012. Họ được đánh giá là một trong những quỹ đầu tư mạo hiểm và nhà tạo lập thị trường (market maker) hàng đầu trong thị trường crypto.

Hiện tại họ đang nắm giữ cổ phần của một số blockchain lớn như Avalanche, Ethereum, Bitcoin, Terra, Polkadot, Solana và các blockchain khác. Ngoài ra, Three Arrows Capital cũng tham gia đầu tư vào một số dự án DeFiGameFi như Axie Infinity, Aave và vài dự án khác.

Họ cũng đầu tư vào một số dự án blockchain dựa trên vốn chủ sở hữu như: Quỹ có cổ phần trong BlockFi, Starkware và Deribit.

Three Arrows Capital nắm giữ cố phần ở nhiều sự án lớn trong thị trường Crypto hiện nay

6.2 Alameda Research

Alameda Research là một quỹ đầu tư tiền điện tử hiện do Sam Trabucco đứng đầu nhưng Sam Bankman-Fried - người sáng lập sàn FTX thành lập nên.

Alameda Research sở hữu cổ phần trong rất nhiều các blockchain và các dự án blockchain lớn như: Ethereum, Bitcoin, Binance, Solana, Uniswap và vô số dự án khác.

6.3 Binance Labs

Binance Labs thuộc Binance - một sàn giao dịch nổi tiếng khác. Binance Labs đã sử dụng Binance DEX để đầu tư vào các dự án tiền điện tử mới. Danh mục đầu tư của họ có nhiều cái tên quen thuộc như: Terra, Moonbeam và Coin98 cùng nhiều dự án khác.

Binance Labs tập trung đầu tư vào một số dự án tiền điện tử mới có tiềm năng lớn

6.4 Panteraoin

Multicoin là một công ty nổi tiếng về lĩnh vực đầu tư vào tiền điện tử, token và các công ty blockchain. Multicoin là một quỹ gốc tiền điện tử trực tiếp tham gia vào việc đặt cược, thanh lý và các hoạt động tiền điện tử khác. Danh mục đầu tư của họ bao gồm Arweave, Audius, Near Protocol,...

5.5 Pantera

Pantera tuyên bố rằng họ là "nhà quản lý tài sản đầu tiên của Hoa Kỳ tập trung hoàn toàn vào blockchain”. Bắt đầu từ năm 2013 đến nay, Pantera đã tham gia đầu tư vào các cơ sở hạ tầng blockchain thiết yếu như người giám sát, sàn giao dịch, công cụ giao dịch tổ chức, tài chính phi tập trung và nhiều phần khác. Danh mục đầu tư của họ bao gồm FTX, Coinbase, Polkadot,...

Pantera tự nhận họ là nhà quản lý tài sản đầu tiên của Hoa Kỳ tập trung hoàn toàn vào blockchain

Xem thêm: Mint NFT là gì? Những điều cần biết về Mint NFT

7. Các loại phí của quỹ đầu tư Venture Capital

Quỹ đầu tư gồm có 3 loại phí:

7.1 Phí tổ chức quỹ, đảm bảo pháp lý

Khi GP tạo quỹ, họ cần tiền để xây dựng khung pháp lý cho quỹ. Ngoài ra, phí nộp hồ sơ để đăng ký quan hệ đối tác với LP có thể dao động từ 500 USD đến 2,000 USD.

Phí tổ chức quỹ được dùng trong các trường hợp như sửa đổi tài liệu, đàm phán hay các hoạt động liên quan đến pháp lý.

Phí tổ chức quỹ được dùng để sửa đổi tài liệu, đàm phán hay các hoạt động liên quan

7.2 Phí quản lý quỹ

Phí quản lý quỹ là phí trả cho GP. Đây được xem như tiền thưởng cho họ điều hành, quản lý quỹ. Phí này dao động từ 2 - 2.5% so với tổng vốn cam kết và được trả theo năm trong suốt quá trình quỹ còn hoạt động.

Một cách khác để tính phí quản lý quỹ đó chính là dựa theo từng thương vụ đầu tư. Với cách tính này, chi phí quỹ được dựa trên số vốn triển khai. Điều này thúc đẩy các quỹ đầu tư có nhiều dự án hơn. Điều này cũng là lý cho khiến thị trường crypto vẫn có nhiều thương vụ đầu tư trong khi downtrend vào năm 2022.

7.3 Lãi suất từ đầu tư

Lãi suất từ đầu tư là số tiền được tính theo lợi nhuận tạo ra từ GP. Thông thường, lãi suất này là dao động trong khoảng 20%. Tức là tổng tiền quỹ trừ đi tiền vốn của LP, sau đó 20% thuộc về GP, 80% chia theo tỷ lệ góp của LP.

8. Trong crypto Venture Capital có những rủi ro nào?

Scam: Scam không những chỉ việc dự án ôm tiền bỏ trốn mà còn thể hiện rằng dự án đó không thực hiện đúng theo lộ trình đã công bố.

Ví dụ: Theo lộ trình ban đầu, sau 3 tháng gọi vốn, dự án sẽ cho ra mắt sản phẩm. Trong 3 tháng tiếp theo, KPI phải đạt được một mốc cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế thì dự án làm việc chậm chạp và không hề có những bước tiến triển nào trong suốt thời gian dài.

Người đầu tư cần tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty gọi vốn để tránh scam

Thua lỗ

Không phải bất kỳ cuộc giao dịch nào cũng mang lại lợi nhuận cho các quỹ đầu tư mạo hiểm. Thực tế, đã có những giao dịch tưởng chừng như dễ dàng nhưng gặp phải nhiều yếu tố khách quan, từ đó dẫn tới thua lỗ. Bên cạnh đó, có rất nhiều người đầu tư không phải vì lợi nhuận mà vì các mối quan hệ.

Tuy nhiên, quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ có những cách thức phân bổ phù hợp để khi họ có lỗ giao dịch này, thì lợi nhuận của các giao dịch khác vẫn bù lại.

9. Chiến lược của các Venture Capital

Dù các cá nhân trong quỹ đều có kiến thức về thị trường vững vàng, nhưng mỗi người đều có những nhận định riêng dẫn tới cấu trúc quỹ cũng sẽ khác nhau. Đó là chưa kể tới sẽ có nhiều yếu tố khách quan khác tác động tới cấu trúc quỹ như các mối quan hệ.

Ví dụ, Delphi Digital có tầm nhìn tốt ở Layer 1 cùng nhiều deal lớn như SolanaTerra. Tuy nhiên, đối với Lending thì điều này dường như chưa thực sự đặc sắc.

Delphi Digital có nhiều deal lớn như Terra và Solana

Đối với Spartan, dù họ không nắm giữ nhiều vị thế ở các dự án Layer 1 nhưng lại tập trung vào Internet của Blockchain, Polkadot hay Cosmos với nhiều dự án trong hai hệ sinh thái này.

Theo xu hướng NFT thì Play to Earn, Spartan hay Delphi Digital cũng đều có cho mình nhiều dự án Gaming, NFT.

Một chiến lược khác của các Venture Capital là phân bổ vốn. Các quỹ sẽ chia số vốn ra nhiều phần để đầu tư theo các mục đích khác nhau.

Ví dụ về các chiến thuật của Not Boring Capital dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thông tin trên:

  • Core: Sử dụng 75% tổng Fund cho dự án chính, vốn trong Bull case có thể được hoàn lại.
  • Growth: Sử dụng khoảng 20% tổng Fund. Đây chính là các khoản đầu tư khi dự án đã chạy được một phần nên sẽ an toàn với giá trần thấp hơn và giá sàn cao hơn.
  • Explore: Sử dụng từ 5 - 10% tổng Fund để có vị thế trong vòng gọi vốn sau hoặc tăng deal flow. Chiến lược này có thể mang lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng cao.

Not Boring Capital phân bổ nguồn vốn để đầu tư theo từng mục đích

10. Kinh nghiệm chọn Venture Capital

Theo Jason Choi - một cộng sự chính thức của Spartner đã chia sẻ về cách lựa chọn VC như sau: Gọi vốn là công việc quan trọng mà trong đó, ta có thể coi như mình đang thuê nhà đầu tư nên cần bĩnh tĩnh và thận trọng khi làm việc. Khi có cơ hội tiếp xúc với các nhà đầu tư, dự án cần xem xét kỹ lưỡng những gì đã nhận được để ra deal phù hợp.

Venture Capital có thể mang đến những giá trị cho một dự án thường là:

  • Marketing, Branding nhằm giúp cộng đồng biết về dự án nhiều hơn.
  • Technical support, hỗ trợ code hoặc tham gia hệ sinh thái các dự án đã đầu tư.
  • Mở rộng mối quan hệ trong ngành.
  • Cố vấn chiến lược phát triển, mô hình dự án hoặc thiết kế Tokenomics,...

Các dự án mới cần xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định hợp tác với Venture Capital

Các VC sẽ đưa ra con số tối thiểu để đầu tư nhưng đừng đưa cho họ bằng mức đó. VC cũng sẽ không chỉ có mình deal của bạn nên bạn cũng không thể đòi hỏi Venture Capital dành nhiều thời gian cho dự án bán allocation quá ít cho mình so với những dự án khác được offer có giá trị cao hơn gấp 10 lần.

Việc các quỹ có thể đầu tư vào dự án của đối thủ cùng phân khúc là khó tránh khỏi vì quỹ sẽ rải tiền ở nhiều dự án khác nhau. Nếu gặp điều này, bạn hãy liên hệ tới quỹ để hỏi nếu không tin tưởng VC sẽ đảm bảo thông tin cá nhân của mình không bị lộ.

Những bài viết liên quan:

*Bài viết trên BHO Network đã chia sẻ những vấn đề xoay quanh Venture Capital là gì. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về chủ đề này.

Xuất bản ngày 25 tháng 8 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare