- Blog
- Tin tức Crypto
- Hệ sinh thái Crypto: Những kiến thức cơ bản cần biết năm 2023
Hệ sinh thái Crypto: Những kiến thức cơ bản cần biết năm 2023
- 1. Hệ sinh thái Crypto là gì?
- 2. Tại sao Blockchain xây dựng các hệ sinh thái Crypto?
- 3. TOP 10 hệ sinh thái Crypto nổi bật nhất hiện nay
- 3.1 Ethereum
- 3.2 Binance Smart Chain (BSC)
- 3.3 Terra
- 3.4 Flow
- 3.5 Celo
- 3.6 Solana
- 3.7 Avalanche
- 3.8 Polkadot
- 4. Hệ sinh thái Crypto gồm những thành phần nào?
- 4.1 Các sàn giao dịch điện tử (Crypto Exchange)
- 4.2 Ví điện tử (Crypto Hardware Wallet)
- 4.3 Giao thức Blockchain (Blockchain Protocols)
- 4.4 Dịch vụ tài chính DeFi (Financial Services)
- 4.5 Các quy định riêng (Crypto Regulation)
- 4.6 Kế hoạch truyền thông, hội nghị Crypto
- 4.7 Trình tổng hợp dữ liệu và phân tích Blockchain
Hệ sinh thái Crypto là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong thị trường này, bởi nó tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng cũng như tiềm năng của một Token được xây dựng trên hệ sinh thái đó. Vậy hệ sinh thái Crypto là gì? Những cái tên hệ sinh thái tiềm năng trong năm 2023 gồm những ai? Hãy cùng BHO Network khám phá thêm trong bài viết này nhé!
1. Hệ sinh thái Crypto là gì?
Hiện nay, Blockchain được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Đồng thời khẳng định sức mạnh của mình trong bảo mật và lưu trữ thông tin, duy trì tính minh bạch của mọi giao dịch.
Lượng thông tin về người dùng ngày càng lớn lên theo sự tăng trưởng, mở rộng của công nghệ mới này. Từ đó, các Blockchain nảy sinh nhu cầu tự xây dựng hệ sinh thái riêng để hút vốn từ các ngành truyền thống và bảo lưu được được nhóm người dùng có sẵn.
Hệ sinh thái Crypto là một hệ thống sản phẩm liên kết chặt chẽ trong một Blockchain. Mỗi Blockchain có vai trò như một công ty với cơ sở hạ tầng riêng phục vụ đồng thời cho sự phát triển tự thân và sự phát triển của hệ thống.
Để hoàn thiện một hệ sinh thái, mỗi Blockchain cần có đầy đủ các nhóm sản phẩm sau đây:
- Transactions & Payment Services (giao dịch và thanh toán): Nhóm sản phẩm này thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của một Blockchain. Trong đó bao gồm Token, ví, hợp đồng thông minh,...
- DeFi (tài chính phi tập trung): Đây là nhóm sản phẩm được chú trọng nhất hiện tại. DeFi giúp người dùng thực hiện giao dịch, vay, mượn, gửi tiết kiệm,... trực tiếp không qua trung gian. Nhóm DeFi bao gồm Stablecoin (Token ổn định), sàn DEX, giao dịch Lending/Borrowing (vay/cho vay), đồng Synthetic,…
- Social & Entertainment (cộng đồng và giải trí): Nhóm này hiện bao gồm tài sản số NFT, trò chơi, hoạt động cờ bạc,...
- Enterprise Blockchain Solutions (ứng dụng Blockchain vào thực tế): Có thể kể đến những lĩnh vực ngoài đời mà Blockchain được sử dụng như tài chính, giáo dục, y tế, cung ứng logistics,...
2. Tại sao Blockchain xây dựng các hệ sinh thái Crypto?
Hãy thử nghĩ đến các hệ sinh thái lớn mạnh của tập đoàn Apple, Google, Vingroup,...Ở đó khách hàng được thỏa mãn với hệ sản phẩm, dịch vụ đồng bộ, đa dạng, trở nên trung thành tuyệt đối và không còn muốn thay đổi, thử nghiệm hệ nào khác.
Tương tự, hệ sinh thái Crypto mang lại lợi ích kép với cả người dùng và Blockchain của nó. Người dùng được phục vụ toàn diện với các sản phẩm thuận tiện, liên kết chặt chẽ, đáp ứng mọi nhu cầu xoay quanh Crypto.
Bản thân các Blockchain nhờ các hệ sinh thái Crypto mà gia tăng khả năng mở rộng quy mô, tạo nên chuỗi giá trị mạnh mẽ. Đồng thời, Blockchain được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng và nguồn data người dùng có sẵn.
Hơn hết, một dự án có hệ sinh thái Crypto hoàn chỉnh sẽ đủ sức níu chân người dùng với Blockchain, giảm thiểu thất thoát, tạo tiền đề để tập trung cải thiện và mở rộng hệ thống.
3. TOP 10 hệ sinh thái Crypto nổi bật nhất hiện nay
Hai hệ sinh thái nổi bật nhất hiện nay là Ethereum và Binance Smart Chain. Bên cạnh đó, Solana, Avalanche, Polkadot,... cũng là những ngôi sao đang lên. Cùng BHO Network tìm hiểu các hệ sinh thái Crypto tiềm năng
3.1 Ethereum
Cuối 2013, Vitalik Buterin đã nhắc đến Ethereum trong một văn bản nói về việc xây dựng ứng dụng phân quyền DApp. Đầu 2014, dự án Ethereum chính thức được phát triển bởi NGO Ethereum Foundation. Blockchain của Ethereum chính thức ra mắt vào ngày 30/07/2015.
Ethereum là một nền tảng mã nguồn mở sử dụng công nghệ Blockchain. Đây là một hệ thống phi tập trung (de fiat) có chức năng hợp đồng thông minh (Smart Contract) giúp cho các giao dịch tài chính được xác minh và lưu trữ hoàn toàn bằng phần mềm mà không cần thông qua bên thứ ba.
Hiện tại Ethereum đã gần như hoàn thiện, lọt top hệ sinh thái thành công nhất trong thị trường Crypto. Các thành phần của hệ sinh thái Crypto Ethereum có thể kể đến: DeFi, Centralized Exchanges, Scaling, NFT, Infrastructure, Data/Analytics, Auditors, Corporate Testing, Events.
3.2 Binance Smart Chain (BSC)
Năm 2019, Binance ra mắt Binance Chain, tập trung chủ yếu vào việc chuyển đổi và giao dịch tài sản Blockchain. Tháng 4/2020 đội ngũ đã tạo ra 1 Blockchain khác chạy song song với Binance Chain là Binance Smart Chain (BSC).
BSC được xây dựng dựa trên cơ chế EVM (Ethereum Virtual Machine) của Ethereum và cơ chế đồng thuận PoSA (Proof of Staked Authority), chạy song song với nền tảng Binance Chain.
BSC cho phép người dùng tận dụng cả khả năng giao dịch trên Binance Chain và chức năng hợp đồng thông minh (Smart Contract) trên Ethereum một cách tốt nhất. Hệ quả là các dự án được xây dựng trên Ethereum có thể dễ dàng chuyển sang BSC.
Đến nay trên hệ sinh thái Crypto đã có hơn 200 dự án. Các ứng dụng xây dựng trên hệ sinh thái BSC có thể kể đến là Infrastructure & Tooling, DeFi (AMM-DEX, Lending & Borrowing, Yield, Stablecoin, Insurance, IDO/Laundpad), NFT, GameFi & Metaverse.
3.3 Terra
Terra là 1 Blockchain được tạo ra bởi Terraform Labs có trụ sở tại Hàn Quốc. Terra bắt đầu phát triển vào tháng 1/2018 và chính thức được ra mắt vào tháng 4/2019.
Terra là một mạng lưới tài chính phi tập trung xây dựng lại hệ thống thanh toán truyền thống trên Blockchain. Terra cung cấp cơ chế đảm bảo sự ổn định về giá của Stablecoin, chấp nhận rộng rãi các loại tiền tệ Fiat với tính năng chống kiểm duyệt của Bitcoin.
Các thành phần của hệ sinh thái Crypto Terra bao gồm AMM-DEX, Lending, Yield Farming, Launchpad, Insurance, Infrastructure/Data, Synthetic Assets, Wallet, Saving/Payment. Một số ứng dụng được cung cấp bởi Terra là Paywith, Kash, LoTerra, Alice Finance, Spar Protocol,…
Hiện nay có hơn 70 dự án xây dựng và phát triển trên hệ sinh thái của Terra. Mặc dù số lượng dự án xây dựng trên hệ sinh thái Terra còn khá ít so với các Blockchain Layer 1 khác như Bitcoin, Ethereum nhưng Terra đã thiết lập thành công vị trí của mình trong thế giới DeFi bằng cách tập trung vào Stablecoin.
3.4 Flow
Năm 2017, Dapper Labs ra game NFT Cryptokitties. Thành công của trò chơi đã làm nghẽn mạng lưới của Ethereum, đẩy phí giao dịch của Ethereum lên ngày càng cao. Vì vậy Dapper Labs tiếp tục cho ra đời hệ sinh thái Crypto Flow vào tháng 10/2020.Hệ sinh thái Flow tập trung vào các mảng DApp có tính ứng dụng cao về âm nhạc, nghệ thuật, game,….
Một số sản phẩm độc đáo của Flow Blockchain: Cadence, Flow Playground, Flow JavaScript SDK, Flow Go SDK,… Hệ sinh thái Flow bao gồm một số thành phần tiêu biểu như: DeFi (AMM-DEX, Lending-Borrowing, Stablecoin), Infrastructure (Oracle, Wallet, Explore), NFT, Games & Collectibles.
3.5 Celo
22/02/2020, mạng chính thức mainnet của Celo được ra mắt. Đến nay, Celo đã hỗ trợ hơn 1000 dự án từ khoảng 100 quốc gia trên thế giới.
Celo là một nền tảng Blockchain phi tập trung, được xây dựng với sự kết hợp giữa cơ chế đồng thuận PoS và tương thích với máy ảo của Ethereum. Điều này cho phép các DApp xây dựng trên nền tảng của Ethereum có thể dễ dàng triển khai và hoạt động trên Celo.
Đây cũng là một nền tảng Blockchain mở đầu tiên dành cho thiết bị di động (Mobile Blockchain) trên thị trường Crypto. Đã có hơn 113 dự án được xây dựng trên hệ sinh thái của Celo, trong đó có một số sản phẩm nổi bật giúp quản lý tài sản và cung cấp thanh khoản điển hình như: Valora, Ví Celo, UbeSwap, Moola,…
Đây là một hệ sinh thái còn khá mới mẻ đang trong quá trình hoàn thiện với một số thành phần độc đáo như: AMM-DEX, Lending & Borrowing, Bridge, NFTs/Gaming, Launchpad, Infrastructure/Data, Wallet.
3.6 Solana
Solana được tạo ra vào năm 2017 bởi Anatoly Yakovenko cùng với thành viên hội đồng quản trị Solana hiện tại và Giám đốc hoạt động Raj Gokal.
Solana là một Blockchain công khai, mã nguồn mở, hỗ trợ các hợp đồng thông minh, bao gồm các NFT và một loạt các ứng dụng phi tập trung (DApp). Có nguồn gốc từ Blockchain Solana là token SOL cung cấp bảo mật mạng thông qua việc stake như một phương tiện chuyển giao giá trị.
Hiện tại đã khoảng 900 dự án với nhiều đối tác lớn xây dựng trên hệ sinh thái của Solana trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Serum, Raydium, Audius, The Graph,… Một số thành phần nổi bật góp phần vào sự phát triển của Solana Ecosystem: AMM-DEX, Lending & Borrowing, Insurance, Wallet, Stablecoin, Oracles, NFTs, IDO Platform, Infrastructure.
3.7 Avalanche
Avalanche (AVAX) là một nền tảng Blockchain cạnh tranh với Ethereum. AVAX là mã token gốc của Blockchain Avalanche, giống như Ethereum. Blockchain Avalanche có thể cung cấp khả năng hoàn tất giao dịch gần như tức thì. AVAX được sử dụng để thanh toán phí xử lý giao dịch và bảo mật mạng Avalanche. AVAX hoạt động như một đơn vị tài khoản cơ bản giữa các Blockchains trong mạng Avalanche.
Có thể thấy hệ sinh thái Avalanche gần như đang hoàn thiện các mảnh ghép của mình với hơn 150 dự án đang xây dựng trên hệ sinh thái. Thành phần của hệ sinh thái Crypto Avalanche: Infrastructure, Tooling, Oracle, AMM-DEX, DeFi, NFT, Game.
3.8 Polkadot
Polkadot là một mã nguồn mở, nền tảng Blockchain và tiền mã hóa cho phép máy tính phân tán. Mạng sử dụng thuật toán đồng thuận bằng chứng cổ phần. Giao thức được sử dụng, Blind Assignment for Blockchain Extension (BABE), có nguồn gốc từ Ouroboros.
Giao thức được điều chỉnh bởi người đồng sáng lập Ethereum Gavin Wood. Do Web3 Foundation thực hiện với việc triển khai ban đầu bởi Parity Technologies. Vào tháng 6 năm 2021, Coinbase đã thêm Polkadot vào nền tảng giao dịch tiền mã hóa của mình.
Đợt bán Token đầu tiên của Polkadot đã kết thúc vào ngày 27 tháng 10 năm 2017. Kết quả đã huy động được tổng cộng 485.331 ETH (Ether- đơn vị tiền tệ của blockchain cho phép xây dựng DApp, chuỗi chéo bằng cách sử dụng mạng Polkadot Ethereum). Polkadot cho phép chuyển dữ liệu hoặc tài sản xuyên chuỗi giữa các blockchain khác nhau.
Hệ sinh thái NEAR đang dần dần hoàn thiện với AMM-DEX, IDO Platform, Stablecoin, Lending & Borrowing, NFTs, DAO, Oracle, Gaming.
4. Hệ sinh thái Crypto gồm những thành phần nào?
Một hệ sinh thái Crypto gồm 7 thành phần chính, cùng BHO khám phá chi tiết 7 thành phần đó ngay sau đây nhé.
4.1 Các sàn giao dịch điện tử (Crypto Exchange)
Sàn giao dịch tiền mã hóa cho phép khách hàng giao dịch Crypto lấy các tài sản khác, chẳng hạn như tiền fiat thông thường hoặc các loại tiền kỹ thuật số khác. Các sàn giao dịch có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác để đổi lấy Crypto.
Một số sàn cũng tập trung vào các tài sản khác như cổ phiếu, như Robinhood và eToro, cho phép người dùng mua nhưng không rút Crypto. Tuy nhiên, các sàn giao dịch tiền mã hóa chuyên dụng như Binance và Coinbase sẽ cho phép rút tiền mã hóa.
4.2 Ví điện tử (Crypto Hardware Wallet)
Ví điện tử là một thiết bị vật lý, có kích thước bằng một ngón tay cái, lưu trữ các khóa cá nhân cho Crypto. Hầu hết mọi người không sử dụng ví cứng vì sự phức tạp và chi phí ngày càng tăng của chúng.
Nhưng ví cũng có một số lợi ích như sau: chúng có thể giữ Crypto của bạn an toàn ngay cả khi máy tính của bạn bị tấn công. Tuy nhiên, tính năng bảo mật nâng cao này đồng nghĩa với giá ví khá cao. Hai thương hiệu ví cứng nổi tiếng nhất hiện tại là Ledger và Trezor.
4.3 Giao thức Blockchain (Blockchain Protocols)
Trong thế giới lập trình máy tính, các giao thức là các quy tắc tiêu chuẩn hóa quy định hệ thống nên làm gì hoặc không nên làm gì. Do đó, trong thế giới của Blockchain, các giao thức Blockchain là một tập hợp các mã hoặc yêu cầu chi phối cách thức hoạt động của một Blockchain.
Một giao thức Blockchain có thể đặt ra một loạt các quy tắc, chẳng hạn như giao diện của Blockchain, sự tương tác của các máy tính tham gia, loại dữ liệu nên được chia sẻ, các ưu đãi dành cho các nhà phát triển tham gia vào mạng,…
Các giao thức Blockchain hiện tại có thể được phân loại thành ba lớp:
- Lớp 1: Lớp này đề cập đến hệ thống cơ bản của một giao thức Blockchain.
- Lớp 2: Lớp này xây dựng trên Lớp 1 và chủ yếu giải quyết các vấn đề về tốc độ và khả năng mở rộng.
- Lớp 3: Lớp này xử lý việc áp dụng và thực thi một giao thức Blockchain. Nhiều ứng dụng phi tập trung là giao thức lớp ba. Ví dụ bao gồm các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) Uniswap, PancakeSwap và NFT marketplace NBA Top Shot.
Do sự phổ biến của Crypto, nhiều công ty Blockchain hiện đang xây dựng trên các lớp giao thức hiện có để giải quyết các vấn đề trong hệ thống của họ. Một số giao thức Blockchain hiện cung cấp tới năm lớp giao thức để có khả năng mở rộng tối đa.
4.4 Dịch vụ tài chính DeFi (Financial Services)
Khi người tiêu dùng ngày càng trở nên tích cực trực tuyến, vũ trụ kỹ thuật số sinh ra những kẻ lừa đảo. Với công nghệ Blockchain, mối quan tâm này có thể được giảm bớt. Thanh toán và chuyển tiền được thực hiện trên Blockchain nhanh hơn và dễ theo dõi hơn so với ngân hàng truyền thống.
Blockchain có thể làm cho ngành dịch vụ tài chính minh bạch hơn vì người dùng đang thực hiện các hoạt động trên sổ cái công khai. Trong tài chính truyền thống, đôi khi sẽ xảy ra các thiệt hại kinh tế nghiêm trọng do hành vi thiếu cẩn trọng hoặc các tác nhân độc hại.
Rủi ro này có thể được giảm thiểu đáng kể với sự kết hợp của công nghệ Blockchain và AI để theo dõi và quản lý rủi ro với mức độ chính xác cao. Cuối cùng, khi nhà đầu tư dần bỏ qua các cố vấn tài chính để tránh phí cao, Blockchain tạo cơ hội cho người dùng hưởng lợi từ chi phí thấp hơn liên quan đến các dịch vụ tài chính truyền thống.
4.5 Các quy định riêng (Crypto Regulation)
Quy định về tiền mã hóa có thể là một chủ đề gây tranh cãi, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng các nhà đầu tư tiền mã hóa nên hoan nghênh nó. Đối với những người mới bắt đầu, nhiều quy định hơn có thể đồng nghĩa với sự ổn định hơn trong một thị trường tiền mã hóa nổi tiếng biến động. Điều đó sẽ giúp bảo vệ các nhà đầu tư.
4.6 Kế hoạch truyền thông, hội nghị Crypto
Do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của Crypto, yêu cầu truyền thông, quảng bá hoạt động cho các dự án Blockchain ngày càng phổ biến. Hệ sinh thái Crypto cũng cung cấp thị trường cho giới truyền thông, đồng thời tổ chức các hội nghị cho giới đầu tư.
4.7 Trình tổng hợp dữ liệu và phân tích Blockchain
Trình tổng hợp dữ liệu (Data Aggregators) hiện nay sử dụng phương pháp truy cập API, trong đó ngân hàng và công ty tổng hợp dữ liệu chia sẻ thông tin thông qua một nguồn cấp dữ liệu trực tiếp, hỗ trợ công nghệ.
Dữ liệu đã thu thập thông tin tài chính của ai đó từ các tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng và tài khoản đầu tư khác nhau sẽ được xử lý và định dạng để có thể đưa vào các ứng dụng Fintech. Điều này cho phép ai đó chia hóa đơn với một người bạn hoặc đặt mục tiêu tài chính.
Phân tích Blockchain là quá trình kiểm tra, xác định, phân cụm, mô hình hóa và đại diện trực quan dữ liệu trên một sổ cái phân tán mật mã được gọi là Blockchain. Mục tiêu của phân tích Blockchain là khám phá thông tin hữu ích về các tác nhân khác nhau giao dịch bằng tiền mã hóa.
Công nghệ Blockchain có thể giúp các nhà tổng hợp dữ liệu quản lý dữ liệu trong bốn lĩnh vực chính: bảo mật, quyền riêng tư, phân tích và khả năng kiểm toán.
Các Blockchain lưu trữ dữ liệu theo cách phi tập trung, chống giả mạo, do đó tăng cường bảo mật. Khi được định cấu hình chính xác, các Blockchains tăng cường quyền riêng tư bằng cách cho phép lưu trữ, chia sẻ và phân tích dữ liệu mà không tiết lộ nội dung của nó.
Một hệ sinh thái Crypto tiềm năng sẽ vừa có khả năng ứng dụng thực tế cao, vừa khắc phục được vấn đề của các hệ sinh thái đã có. Bài viết này là thông tin tổng quan nhất về hệ sinh thái trong thị trường Crypto của BHO Network để cung cấp kiến thức hỗ trợ quyết định đầu tư của các Crypto holder. Hãy truy cập vào website BHO để tìm hiểu thêm thông tin về thị trường tiền mã hóa
Xuất bản ngày 02 tháng 1 năm 2022
Chủ đề liên quan