Multi-chain là gì? Xu thế của Multi-chain và Cross-chain
- 1. Multi-chain là gì?
- 2. Phân biệt Multi-chain với Cross-chain
- 3. Cách Multi-chain hoạt động
- 4. Ưu điểm và nhược điểm của Multi-chain
- 4.1 Ưu điểm
- 4.2 Nhược điểm
- 5. Các dự án nổi bật đã triển khai Multi-chain
- 5.1 Tether (USDT)
- 5.2 Polkadot (DOT)
- 5.3 Cosmos (ATOM)
- 5.4 Multichain (MULTI)
- 5.5 SushiSwap (SUSHI)
- 5.6 BHO Network
- 6. Xu thế và sự phát triển của Cross-chain và Multi-chain
- 7. Tại sao triển khai dự án Multi-chain
- 8. Xu hướng của Multi-chain trong thời gian tới
- 9. Tiềm năng đầu tư vào Multi-chain
Multi-chain là gì? Đối với bất cứ ai tìm hiểu về các dự án tiền mã hoá lớn, chắc hăn hai thuật ngữ Multi-chain và Cross-chain đã không còn xa lạ. Tuy nhiên vẫn còn không ít người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Để nắm rõ hơn Multi-chain và Cross-chain, BHO Network mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Multi-chain là gì?
Multi-chain có nghĩa là "đa chuỗi, đa nền tảng". Cụ thể, trong thị trường tiền mã hóa, nếu một dự án được triển khai trên đa chuỗi, nó phải được triển khai trên ít nhất hai chuỗi, có thể là Ethereum, Binance Smart Chain, Solana, Polkadot, Avalanche hoặc các Blockchain khác.
Ví dụ: Token USDT (Tether), Stablecoin đang sở hữu vốn hóa lớn nhất thị trường. Giai đoạn đầu USDT hoạt động chủ yếu trên lớp Omni Chain của Bitcoin. Không dừng lại ở đó mà chúng tiếp tục triển khai trên nhiều blockchain khác (Ethereum, Algorand, EOS, Binance Smart Chain,..).
Tương tự Multi-chain cũng có sự thay đổi từ Blockchain. Tuy nhiên thay vì hình thành từ nhiều khối dữ liệu xuất phát từ một giao thức, Multi-chain lại bao gồm vô số Blockchain.
2. Phân biệt Multi-chain với Cross-chain
Giống nhau: đều giả định sự tồn tại và hoạt động trên các Blockchain khác nhau.
Khác nhau giữa Multi-chain và Cross-chain được thể hiện ở đặc điểm sau:
- Multi-chain chỉ nhiều chuỗi khác nhau. Khi 1 dự án triển khai Multi-chain đồng nghĩa với việc ngoài chuỗi gốc bạn đầu ra (có thể là Ethereum, BSC…) thì dự án đó có thể triển khai một cách độc lập ở chuỗi khác như BSC hay Polkadot.
- Ngoài triển khai đa chuỗi thì chúng ta cũng cần một công cụ có thể luân chuyển tài sản giữ các chuỗi độc lập và Cross-chain sinh ra để giải quyết vấn đề đó. Đây là công cụ cho phép các bạn chuyển tài sản giữa chuỗi Ethereum với các chuỗi khác trên thị trường.
Xem thêm: NFT Marketplace là gì? Tổng quan kiến thức về NFT Marketplace
3. Cách Multi-chain hoạt động
Ở mức cơ bản Multi-chain sử dụng 2 phương pháp để kết nối các mã thông báo:
- Sử dụng các hợp đồng thông minh để khóa mã thông báo trên một chuỗi khối.
- Đúc mã thông báo được bọc trên một chuỗi khối khác.
Khi không thực hiện được nó sẽ sử dụng một mạng lưới các nhóm pool trên các chuỗi để giao dịch bắc cầu token. Thông thường, tất cả điều này có thể được thực hiện trong vòng chưa đầy 30 phút mà không bị trượt.
Multi-chain hỗ trợ các mạng Ethereum Virtual Machine (EVM), hàng loạt các mạng blockchain sử dụng công nghệ khác nhau như Cosmos và Terra. Multi-chain cũng cung cấp dịch vụ bắc cầu tương tự cho NFT. Các dự án muốn kết nối mã thông báo của họ có thể làm việc với Multi-chain để phát hành chúng cho các blockchain mới. Dịch vụ này miễn phí và có thể được hoàn thành trong vòng chưa đầy một tuần.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả công việc này, Multi-chain có một mạng gồm các SMPC do các bên khác nhau điều hành.
4. Ưu điểm và nhược điểm của Multi-chain
Trong bất cứ giải pháp tiềm năng nào cũng đều có ưu điểm nhược điểm riêng và Multi-chain cũng vậy. Để hiểu rõ hơn BHO sẽ đi sâu từng cái một để độc giả có thể hình dung dễ hơn.
4.1 Ưu điểm
- Công nghệ Multi-chain giúp giải quyết được bài toàn biến những Blockchain riêng lẻ phức tạp phân mảnh thành một tập hợp các chuỗi có khả năng hoạt động liền mạch và không bị gián đoạn.
- Ở các dự án trong hệ sinh thái khác có thể dễ dàng tiếp cận với số lượng người dùng mới rất cao.
- Giải quyết được những khuyết điểm của các chuỗi chính như tắc nghẽn, thông lượng thấp… và tận dụng ưu điểm của các chuỗi khác như phí giao dịch rẻ, tốc độ nhanh… để tối ưu cho người dùng.
- Tăng độ phổ biến của dự án trên nhiều hệ sinh thái khác nhau.
- Giảm thiểu sự rủi ro cho dự án, khi 1 dự án triển khai trên nhiều Blockchain khác nhau, nếu có một chain nào đó gặp vấn đề thì cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều.
- Bên cạnh đó thì người dùng ở các hệ sinh thái khác nhau có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trên các blockchain họ đang sử dụng. Họ sẽ không còn bị bó buộc với các DApps trên 1 blockchain duy nhất nữa. Đặc biệt là với những blockchain nhỏ có nhiều lĩnh vực chưa được phát triển.
4.2 Nhược điểm
- Bản chất, việc triển khai Multi-chain khá là khó khăn. Các dự án sẽ mất nhiều thời gian nghiên cứu và điều chỉnh khi muốn triển khai trên 1 hệ sinh thái mới vì mỗi hệ sinh thái sẽ có những đặc trưng riêng (như ngôn ngữ lập trình, bộ công cụ hỗ trợ…).
- Việc duy trì, đảm bảo các hoạt động của dự án trên các blockchain khác một cách đồng đều và hiệu quả để thu hút người dùng cũng là một vấn đề cần cân nhắc.
- Một vấn đề tranh cãi xoay quanh Multi-chain là vấn đề bảo mật. Có thể nói giải pháp hiện tại vẫn chưa thể đáp ứng đủ yêu cầu về bảo mật, chưa đủ an toàn, chưa đủ nhanh,… so với nhu cầu của người dùng. Mặc dù vậy nhưng Cross-chain, Multi-chain vẫn được lựa chọn.
5. Các dự án nổi bật đã triển khai Multi-chain
Các phần nội dung trên đã giúp bạn hiểu thế nào là Multi-chain, sau đây BHO sẽ giới thiệu đến bạn đọc 5 dự án nổi bật đã kết hợp thành công với Multi-chain. Cùng xem đó là những dự án nào nhé.
5.1 Tether (USDT)
Tether (USDT) là Stablecoin nổi bật nhất chiếm lên đến 80% thị phần của thị trường Crypto. Việc chiếm thị phần lớn như vậy là nhờ vào việc triển khai Multi-chain từ rất sớm nên được các nhà đầu tư rất tin tưởng, chấp nhận và sử dụng.
Hiện nay USDT đã có mặt trên hơn 20 hệ sinh thái khác nhau như Ethereum, BNB Chain, Solana, Algorand, Fantom, Polygon…
Tại sao Tether lại triển khai Multi-chain sớm?
- Lợi ích Tether:
- Trong Stablecoin dự án Tether ra đời sớm nhất và có sức ảnh hưởng khá lớn về thị trường Crypto. Chính vì thế để không bị đối thủ vượt bậc và chiếm lĩnh thị phần Tether đã ra tay trước để nắm bắt cơ hội.
- Khi triển khai trên nhiều mạng lưới, Tether sẽ phổ biến hóa được USDT cho người dùng ở nhiều mạng lưới khác nhau như Ethereum, Polkadot, Solana,... từ đó giúp USDT trở thành một Token được chấp nhận rộng rãi trong thị trường Crypto.
- Đối với người dùng: So với mạng lưới khác khi nạp USDT từ Binance thì sẽ có mức phí rẻ hơn.
5.2 Polkadot (DOT)
Polkadot là một giao thức mạng và nền tảng Layer-0 cho phép kết nối và chuyển giao dữ liệu. Không chỉ có Token mà qua các Blockchain khác nhau để có thể kết nối tạo thành một mạng lưới multi-chain, không đồng nhất (heterogeneous) và có thể mở rộng.
Cấu trúc của Polkadot bao gồm:
- Relay Chain (Chuỗi chính): Có vai trò chịu trách nhiệm về tính bảo mật, sự đồng thuận và khả năng tương tác chuỗi chéo.
- Parachains: Các blockchain riêng biệt có thể có Token riêng và tối ưu hóa chức năng của chúng cho các trường hợp sử dụng cụ thể.
- Parathreads: Tương tự như parachains nhưng với mô hình pay-as-you-go. Điều này giúp tiết kiệm hơn cho các blockchain nhờ không cần kết nối liên tục với mạng.
- Bridge: Cho phép tất cả các Parachains và Parathreads kết nối và giao tiếp với các mạng bên ngoài như Ethereum và Bitcoin.
Cấu trúc này biến Polkadot trở thành một môi trường ứng dụng Multi-chain thực sự, Blockchain của các Blockchain.
5.3 Cosmos (ATOM)
Cũng giống với Polkadot, Cosmos là một nền tảng blockchain Layer-0 với cơ chế đồng thuận Tendermint.
Dự định trong tương lai xây dựng một “Internet of Blockchains” để có thể tạo ra một thế giới mà các nền tảng Layer 1 liên kết với nhau thông qua cầu nối. Hiện tại những nền tảng phổ biến đã có mặt trên Cosmos IBC bao gồm Terra, BNB Chain, Osmosis, Crypto.org, THORChain…
5.4 Multichain (MULTI)
Trước đây Multichain là AnySwap là một dự án đa chuỗi hỗ trợ nhiều hệ sinh thái khác nhau cho phép người dùng chuyển giao tài sản giữa các Blockchain và khai thác thanh khoản.
Hiện tại Multichain hiện đang hỗ trợ hơn 1.600 tài sản khác nhau với giá trị giao dịch hàng ngày trị giá hàng trăm triệu USD cùng tổng cộng hơn 540.000 người dùng.
5.5 SushiSwap (SUSHI)
Một nền tảng giao dịch tiền mã hóa phi tập trung được xây dựng đầu tiên trên Ethereum chính là SushiSwap. Mục đích sinh ra để cạnh tranh với Uniswap.
SushiSwap cũng là một trong những dự án multi-chain trong mảng AMM DEX nổi bật nhất hiện nay khi hỗ trợ tới 14 chain khác nhau như Ethereum, Polygon, Moonbeam, Avalanche…
Hiện mảng AMM Dex trên Ethereum đang bị bão hòa với sự cạnh tranh rất lớn đến từ Uniswap và 0x Protocol. Vì vậy để mở rộng tiềm năng và thu hút lượng người dùng mới đến với nền tảng của mình, SushiSwap buộc phải triển khai ở những chuỗi khác - những nơi chưa có nhiều dự án AMM Dex nổi bật.
5.6 BHO Network
BHO Network có thể tương tác, liên kết chéo với các nền kinh tế tài sản kỹ thuật số khác nhau với sự tích hợp trực tiếp với các mạng Defi khác như Binance, Ethereum và Polkadot.
Ngoài ra, BHO Network cũng hoạt động như một mô hình kết hợp để tăng tốc tài chính truyền thống, cho phép người chơi trong mạng ghi lại tài sản trong thế giới thực của họ trên chuỗi với NFT.
BHO Network sử dụng Substrate Framework để xây dựng mạng lưới blockchain của họ và cũng là cầu nối của chúng tôi, do đó, bất kì tích hợp chuỗi chéo nào dựa trên Substrate với BHO Network đều phải liền mạch.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là BHO Network chỉ giới hạn bắc cầu với các mạng dựa trên Substrate, bất kỳ sự tích hợp nào với các công nghệ blockchain khác như Bitcoin, Ethereum, Binance Smart Chain cũng hoạt động theo cách tương tự.
Hiện tại, BHO Network đã là thành viên của Polkaproject và đang hợp tác với Kambria. Sau vòng gọi vốn đầu tiên thành công (gây quỹ $ 2,400,000) và bán hết toàn bộ IMO Vòng 1, các vòng tiếp theo (IMO) sẽ sớm được mở cho các nhà đầu tư, mọi người được khuyến khích DYOR trước khi đầu tư.
6. Xu thế và sự phát triển của Cross-chain và Multi-chain
Cross-chain tool có sự đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của Multi-chain, bởi vì Cross-chain sẽ giúp chúng ta luân chuyển tài sản giữa các chuỗi với nhau. Mình sẽ tóm tắt sự phát triển của Cross-chain và Multi-chain qua 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Sự xuất hiện của các Cross-chain tool trên hệ sinh thái mới
Trong giai đoạn này để thu hút tài sản từ hệ sinh thái khác thì các hệ sinh thái đang lựa chọn Cross-chain để triển khai. Vì Cross-chain giúp chuyển tài sản từ chuỗi này sang chuỗi khác sẽ dễ dàng hơn.
Điểm qua một vài hệ sinh thái sử dụng Cross-chain như: Binance, Smart Chain và Polkadot.
Giai đoạn 2: Xuất hiện các dự án chuyên về lĩnh vực hỗ trợ Cross-chain & Multi-chain
Đến giai đoạn 2, anh em sẽ thấy có nhiều dự án chuyên về lĩnh vực Cross-chain bridge cho các bạn sử dụng.
AnySwap, Multi-chain.xyz là hai dự án nổi bật trong lĩnh vực cầu nối xuyên chuỗi, chúng hỗ trợ tới 10 chuỗi, chủ yếu là các chuỗi được xây dựng trên Ethereum EVM. Các dự án này có thể giúp bạn chuyển tài sản giữa Ethereum, BSC, Fantom và nhiều chuỗi khác ... mà không cần phải thực hiện trên nhiều cầu nối khác nhau.
Đây sẽ là giai đoạn quyết định trước khi dự án triển khai trên các chuỗi khác. Bạn nên chú ý đến việc Token gốc của dự án có được sử dụng nhiều trên chuỗi mới hay không.
Nếu bạn thấy Token được sử dụng nhiều trong Yield Farming, Pool hay AMM thì có nhiều khả năng dự án sẽ được triển khai trên các chuỗi đó vì họ đã có một số lượng lớn người dùng đã sử dụng các cầu nối chuỗi chéo để lưu thông Token.
Giai đoạn 3: Tích hợp Multi-chain trở thành điều không thể thiếu đối với dự án DeFi
Trong giai đoạn 3 thì thị trường hiện tại của Cross-chain tool đã có tiềm năng hơn. Khi một dự án đã thực hiện đa chuỗi trên thị trường, điều đó có nghĩa là họ đang tìm cách tiếp cận người dùng mới và đưa sản phẩm của họ ra thị trường.
Bài học có thể rút ra một kết luận rằng nếu triển khai thành công trên các chuỗi khác thì dự án sẽ có tính ứng dụng cao hơn, thu hút được nhiều người dùng hơn, mang lại nhiều dòng tiền hơn cho dự án.
Xem thêm: Etherscan là gì? Chi tiết về Etherscan.io chi tiết nhất
7. Tại sao triển khai dự án Multi-chain
Ngoài việc chúng ta tìm hiểu về định nghĩa thì cũng cần lưu ý đến tầm quan trọng của việc triển khai dự án Multi-chain.
Trong bối cảnh thị trường tài chính phi tập trung Defi ngày càng bùng nổ. Sự xuất hiện của Multi-chain càng cho thấy tầm quan trọng của nó. Trong cùng phân khúc AMM DEX bạn cũng sẽ bắt gặp những dự án nổi bật của mỗi nền tảng. Ví dụ: trên Ethereum thì có Uniswap, Polygon lại có Quickswap.
Thế nhưng mỗi dự án vẫn đang hoạt động mang tính chất đơn lẻ vẫn chưa có sự kết nối với nhau. Chúng vẫn đang chỉ phục vụ người cùng cùng hệ sinh thái chứ chưa tiếp cận toàn diện với Blockchain khác.
Tuy nhiên nếu những dự án đã triển khai trên Multi-chain, cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nhiều. Cụ thể như:
- Multi-chain giúp các dự án phát hành mã thông báo trên các chuỗi.
- Multi-chain không chỉ cung cấp cầu nối chéo chuỗi 1:1.
- Nó có sự hỗ trợ và tài trợ từ các nhà lãnh đạo ngành và các công ty đầu tư mạo hiểm đáng tin cậy.
- Nó cung cấp một loạt các mã thông báo mà các cây cầu khác phải vật lộn để cạnh tranh.
8. Xu hướng của Multi-chain trong thời gian tới
Với sự phát triển của Multi-chain như hiện tại thì việc các nhà đầu tư đổ tiền vào dự án là xác suất cực kỳ cao.
Theo dữ liệu từ The Block Research, 33% các dự án gọi vốn thành công trong năm gần đây đều định hướng hỗ trợ đa chuỗi. Phần lớn các dự án này tương thích với EVM, nghĩa là chúng sẽ hỗ trợ Ethereum, các nền tảng Ethereum Layer-2 và các Layer-1 tương thích khác như BSC, Avalanche hay Fantom,...
Nhiều dự án DeFi nổi tiếng cũng đang dần phát triển và mở rộng ra các hệ sinh thái khác như:
- Uniswap: Vừa qua, Uniswap với Uniswap V3 đã triển khai trên Polygon, đánh dấu sự phát triển trên các nền tảng Ethereum Layer-2.
- Aave: Được triển khai trên Ethereum, Aave hiện đã bắt đầu phát triển trên Polygon và có kế hoạch mở rộng sang Solana. Ngoài ra, kế hoạch mở rộng này cũng bao gồm việc triển khai qua giải pháp EVM tương thích của Neon Labs, Avalanche và các giải pháp Optimistic Rollup như Arbitrum, Optimism.
- ApeSwap: ApeSwap ban đầu được xây dựng trên nền tảng BSC, sau đó tiếp tục mở rộng sang hệ sinh thái Polygon vào tháng 7/2021 vừa qua.
- 1inch: Tương tự Aave, 1inch ban đầu được triển khai trên Ethereum, sau đó tiếp tục mở rộng sang BSC và Polygon trong năm 2021.
Do đó, theo xu hướng thị trường hiện nay, ngày càng nhiều dự án tiềm năng sẽ bắt đầu thực hiện đa chuỗi bằng cách phát triển và phổ biến sản phẩm của họ trên các nền tảng mới. Nếu thành công, dự án sẽ có tính ứng dụng cao hơn, thu hút lượng người dùng mới, đồng thời tạo ra dòng tiền mới cho dự án.
9. Tiềm năng đầu tư vào Multi-chain
Để có nhiều cơ hội đầu tư trong Multi-chain bạn hãy lưu ý những yếu tố trọng yếu AMM DEX, Lending & Borrowing hiện chưa triển khai Multi-chain. Đây có thể là những cơ hội đầu tư tốt vì với sự phát triển hiện tại của Multi-chain, nhiều khả năng những dự án này cũng sẽ triển khai đa chuỗi trong tương lai.
Bên cạnh đó, hãy thường xuyên theo dõi các kênh truyền thông, mạng xã hội của các blockchain đang phát triển như Binance Smart Chain, Solana hay Polkadot.
Liệt kê và theo dõi các dự án DeFi trong nhiều hệ sinh thái khác nhau, và người dùng sẽ thấy một số hệ sinh thái mới nổi thiếu đầu tư vào các lĩnh vực như Lending hoặc AMM DEX. Các dự án trưởng thành trong hệ sinh thái ban đầu có xu hướng triển khai và thu hút người dùng trên các chuỗi khác.
Những bài viết liên quan:
- Metaverse là gì? Những thông tin cơ bản cần biết về Metaverse
- IGO là gì? Tổng quan kiến thức về dự án IGO
Hy vọng bài viết trên của BHO Network đã giúp người dùng hiểu hơn về Multi-chain là gì. Nếu bạn đang quan tâm đến thông tin những sàn chưa liên kết Multi-chain tương lai như thế nào hay bất kỳ thứ gì liên quan thì hãy theo dõi và đọc những bài viết sắp tới trên website nhé.
Xuất bản ngày 02 tháng 9 năm 2021
Chủ đề liên quan