- Blog
- Tin tức Crypto
- PERP Token là gì? Thông tin chi tiết về Perpetual Protocol
PERP Token là gì? Thông tin chi tiết về Perpetual Protocol
- 1. Perpetual Protocol là gì?
- 2. Thị trường tự động ảo (vAMM)
- 2.1. Khái niệm vAMM
- 2.2. Điểm khác nhau giữa AMM và vAMM
- 2.3. Hợp đồng vĩnh viễn
- 3. Thông tin cơ bản về PERP Token
- 3.1. Các chỉ số quan trọng của PERP Token
- 3.2. Phân bổ PERP Token
- 3.3. Bán PERP Token
- 3.4. Lịch mở PERP Token
- 3.5. Mục đích sử dụng PERP Token
- 4. Điểm nổi bật của giao thức Perpetual
- 4.1. Trượt giá thấp
- 4.2. Mở vị thế Long hoặc Short trên nhiều loại tài sản
- 4.3. Mức đòn bẩy tương đối cao
- 4.4. Hỗ trợ thiết lập rút tiền nhanh
- 5. Phương thức hoạt động của giao thức Perpetual
- 5.1. Tạo lập thị trường tự động ảo
- 5.2. Quỹ bảo hiểm
- 6. Sàn giao dịch và ví lưu trữ Token PERP
- 6.1. Sàn giao dịch token PERP
- 6.2. Ví lưu trữ token PERP
- 7. Lộ trình phát triển và những cập nhật mới
- 8. Đội ngũ dự án, nhà đầu tư & đối tác
- 8.1 Đội ngũ phát triển, đối tác và nhà đầu tư
- 8.2 Sản phẩm và tính năng
- 8.3 Tiềm năng của dự án
PERP Token là gì? Thời gian một năm gần đây, khối Ethereum có rất nhiều giao thức được đưa vào hoạt động. Đây là một giao thức khá nổi bật trong số đó và thuộc nhóm giao thức tạo lập thị trường hình tự động phi tập trung. Bài viết này BHO Network gửi đến người đọc những thông tin tổng quan nhất về dự án, cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé!
1. Perpetual Protocol là gì?
Perpetual Protocol là một giao thức cho phép bạn phát hành các hợp đồng tương lai không kỳ hạn cho mọi tài sản. Bất kỳ người dùng đang ở đâu, thời điểm nào đều có thể truy cập và sử dụng nền tảng để Trading mà không cần thông qua bên thứ 3. Bên cạnh đó, hệ thống hợp đồng vĩnh viễn của PERP còn có thể áp dụng cho rất nhiều loại hình tài sản khác nhau.
Perpetual Protocol như là một nền tảng DEX
PERP còn được biết đến như là một nền tảng DEX với Perpetual Futures sử dụng cơ chế vAMM. Hầu hết vAMMs như Perpetual đều tạo tính thanh khoản ngay trên chuỗi để đảm bảo rằng giá cả có thể đoán trước được một phần. Giao thức được ứng dụng cơ chế xDAI Scaling không yêu cầu người dùng phải thiết lập ví. Vì vậy, bạn có thể thực hiện gửi USDC đến Perpetual trong ứng dụng hiện có. Số tiền nhà giao dịch gửi được quản lý bởi hệ thống phí lưu trữ Metamask hoặc app phí khác.
2. Thị trường tự động ảo (vAMM)
BHO Network đã nhắc đến thuật ngữ vAMM. Liệu các bạn đã có những thông tin hiểu biết nào về thuật ngữ này chưa? Hãy cùng tìm hiểu tiếp về thị trường tự động ảo vAMM ngay dưới đây để nắm vững hơn về khái niệm Perpetual Protocol là gì nhé!
2.1. Khái niệm vAMM
Future Contract và Perpetual Contract là các sản phẩm phái sinh phổ biến hiện nay. Perpetual Contract dù đã sao chép nhiều đặc điểm của Future Contract nhưng vẫn thiếu thời hạn sử dụng cố định. Nhờ vậy, những rủi ro đối tác và chi phí của việc hấp thụ đã chậm lại.
Khi tiến hành giao dịch các công cụ phái sinh trên sàn CEX, tài chính phi tập trung (DeFi) đã loại bỏ các rủi ro liên quan. Tuy nhiên, việc sử dụng Uniswap, Balancer và các mạng DeFi khác để cung cấp năng lượng cho hệ sinh thái không phù hợp khi người dùng muốn xử lý Perpetual Contract. Bởi vậy, Perpetual Protocol đã sử dụng vAMM - một Model Market Making mới để thu hẹp khoảng cách.
Khái niệm vAMM
2.2. Điểm khác nhau giữa AMM và vAMM
Sau đây là một số điểm khác biệt giữa AMM và vAMM. Một hệ thống sử dụng mô hình AMM để điều khiển các liquidity pool trực tiếp. Trong khi đó, vAMM lại giới thiệu các virtual pool, tiền sẽ được giữ trong một smart contract.
Contract sẽ xử lý hỗ trợ tài sản thế chấp vì vậy tính thanh khoản trên Perpetual có thể được chứng minh về mặt thuật toán. Các giao thức dựa trên AMM như Balancer và Uniswap, thông qua các Liquidity Provider lại có thể dự báo sức mạnh của thị trường.
vAMM cung cấp cho người dùng các lợi thế như tính thanh khoản luôn tồn tại, dự đoán giá cả, đảm bảo thế chấp hoàn toàn contract. Trader sẽ luôn nhận được phần của mình trong quá trình thanh toán với điều kiện đảm bảo đủ tài sản thế chấp.
Điều này giúp loại bỏ nguy cơ mất mát vô thường (impermanent loss) mà các nhà đầu tư phải chịu khi sử dụng AMM. Không chỉ vậy, mạng lưới Perpetual còn cho phép các nhà đầu tư giao dịch vị thế với đòn bẩy lên đến 20X.
Điểm khác nhau giữa AMM và vAMM
2.3. Hợp đồng vĩnh viễn
Đây là loại hợp đồng giúp nhà đầu tư dự đoán được hướng dịch chuyển của giá cả đối với sản phẩm trong tương lai. Quá trình dự toán được thực hiện thông qua các lệnh long hoặc short. Hợp đồng vĩnh viễn khác với hợp đồng tương lai ở chỗ ngay cả khi trader đã quyết định đóng vị thế thì tình trạng khó hiểu vẫn diễn ra.
Trader phải lưu ý rằng, giá cả trong hợp đồng vĩnh viễn của tài sản luôn khác so với giá tài sản tại thị trường. Mức chênh lệch này sẽ phần nào cho biết được tâm lý của nhà đầu tư. Nếu hầu hết nhà giao dịch đều muốn giá tài sản tăng, thì giá cả trong hợp đồng vĩnh viễn chắc chắn sẽ vượt qua thị trường giao ngay.
Ngược lại, giá giao dịch trong hợp đồng vĩnh viễn sẽ thấp hơn thị trường giao ngay nếu nhà giao dịch kỳ vọng giảm.
Để kiểm soát mức chênh lệch giá cả này, Perpetual đã được trang bị đầy đủ 2 loại cơ chế là Funding Payments và Arbitrage:
- Cơ chế Arbitrage: Trong trường hợp mức chênh lệch quá lớn, Trader sẽ có thể kiếm lời từ chính khoản chênh lệch đó. Khi đó, giá cả giữa hợp đồng vĩnh viễn và thị trường giao ngay sẽ được cân bằng lại.
- Cơ chế Funding Payments: Mỗi giờ trôi qua tùy theo từng điều khiển thị trường mà giao dịch thực hiện vị thế short hoặc long phải thanh toán một khoản phí theo quy định. Trong trường hợp giá điều tra lớn hơn giá thị trường thì người đã mở vị thế long sẽ phải thanh toán cho người đặt vị thế short và ngược lại.
Hợp đồng vĩnh viễn
Xem thêm: WINkLink (WIN) là gì? Tổng quan về đồng tiền điện tử WIN
3. Thông tin cơ bản về PERP Token
Perpetual Protocol có rất nhiều tên gọi khác nhau như PERP Coin, token PERP hay đồng tiền PERP. Dưới đây là các thông tin cơ bản về token PERP mà bạn cần nhận biết và nhớ rõ.
3.1. Các chỉ số quan trọng của PERP Token
Token PERP là gì? Trước hết bạn cần biết khái quát về các chỉ số quan trọng của PERP. Các chỉ số chính về PERP bao gồm các yếu tố sau đây:
- Ticker: PERP
- Blockchain: Ethereum
- Token Standard: Native token
- Contract: 0xbc396689893d065f41bc2c6ecbee5e0085233447
- Token Type: ERC-20
- Total Supply: 150.000.000 PERP
- Circulating Supply: 20.551.250 PERP
Các chỉ số quan trọng của Token PERP
3.2. Phân bổ PERP Token
Theo thông tin được BHO Network cập nhật tại thời điểm hiện tại, PERP Token hiện được phân bổ theo tỷ lệ như sau:
- 54.8% được sử dụng làm phần thưởng và phát triển hệ sinh thái
- 21% dành cho Đội ngũ dự án và Ban cố vấn của dự án
- 15% dành cho các nhà đầu tư chiến lược
- 5% dành cho Balancer LBP
- 4.2% còn lại dành cho các Seed Investor
Phân bổ Token PERP
3.3. Bán PERP Token
Hiện nay Token PERP đã được mở bán bằng các hình thức cộng đồng và Seed Round, Strategic investors hay private sale, cụ thể như sau:
- Seed Round: Binance Labs đã đầu tư vào dự án từ khoảng năm 2018. Tuy nhiên, các thông tin về giá cả chi tiết thì vẫn không được tiết lộ.
- Strategic investors hay Private Sale: Diễn ra vào tháng 5 với giá 0.08 USD/PERP.
- Public Sale: Diễn ra vào tháng 9 trên Balancer với giá 1.5 USD/PERP.
Bán Token PERP
3.4. Lịch mở PERP Token
Lịch trình phân bổ của Token PERP được thể hiện qua 4 thành phần là Balancer LBP, Team & Advisor, Seed & Strategic Investors và Ecosystem và Rewards. Mỗi thành phần trongcoin bao gồm:
- Balancer LBP: Không bao giờ bị lock.
- Team & Advisor: Giai đoạn vesting token sẽ được team bắt đầu vào các thời điểm như 6 tháng sau khi launch mannet và hàng quý trong 30 tháng tiếp theo.
- Seed & Strategic Investors: Team sẽ bắt đầu vesting token ngay sau khi Balancer LBP kết thúc (25%), sau đó họ cũng thường xuyên thực hiện hàng quý trong 12 tháng tiếp theo.
- Ecosystem và Rewards: Trước khi chuyển sang community governance, 10% trong số các token PERP sẽ được unlock. Sau quá trình chuyển đổi community governance, tất cả đồng tiền perp sẽ đều được unlock.
Lịch mở Token PERP
3.5. Mục đích sử dụng PERP Token
PERP được thiết kế với mục đích khuyến khích việc quản lý phi tập trung cho giao thức. Các ứng dụng của PERP sẽ chủ yếu xoay quanh 2 việc sau:
- Governance: người dùng có thể được quyền bỏ phiếu hoặc đề xuất ý tưởng để cải thiện Perpetual Protocol khi bạn stake token PERP vào giao thức. Quyền biểu quyết của PERP token holder trong giao thức và số lượng token mà họ nắm giữ tỷ lệ thuận với nhau.
- Staking: người dùng có thể nhận phần thưởng khi họ tiến hành stake token, PERP token vào các Staking Pool.
Mục đích sử dụng Token PERP
Xem thêm: EPX Coin là gì? Thông tin chi tiết về Ellipsis Finance
4. Điểm nổi bật của giao thức Perpetual
Perpetual Protocol nổi bật với những ưu điểm sau: mức trượt giá thấp, mức đòn bẩy khá cao, mức giá thấp, hỗ trợ thiết lập đơn giản.
4.1. Trượt giá thấp
Phần lớn trên các nền tảng tạo lập thị trường tự động AMM khi giao dịch đều tuân thủ theo công thức k=X×Y. Chính vì thế, mức giá trên một số nền tảng đầu tư Uniswap bị trượt giá cao hơn so với những sàn giao dịch tập trung. Điều này là bởi vì tính thanh khoản đã bị giới hạn. Tuy nhiên với Perpetual, cơ chế vAMM điều chỉnh mức trượt giá linh hoạt, thường theo hướng thấp hơn có lợi cho nhà giao dịch.
Trượt giá thấp
4.2. Mở vị thế Long hoặc Short trên nhiều loại tài sản
Tài sản nào cũng có thể có hợp đồng vĩnh viễn trên Perpetual Protocol ví dụ như vàng, fiat, BTC, BCH, ETH, ERC-20s, XRP, EOS, LTC, ZEC, XMR,… Đồng tiền tạo điều kiện để trader mở với vị thế long hoặc short với bất kỳ loại hình tài sản nào bao gồm cả tiền điện tử, tiền pháp định, kim loại quý,fiat, BTC, BCH, ETH, ERC-20s, XRP, EOS, LTC, ZEC, XM,... Giao dịch chạy trên Perpetual được thực hiện thông qua hợp đồng vĩnh viễn.
4.3. Mức đòn bẩy tương đối cao
Perpetual hỗ trợ người dùng thực hiện các giao dịch với nhiều loại hình tài sản kết hợp với mức đòn bẩy tương đối cao lên tới 10x cho vị thế long hoặc short. Bên cạnh đó, mức chi phí giao dịch tại đây thực sự minh bạch, không tồn tại các chi phí ẩn và tính thanh khoản được đảm bảo 24/7.
4.4. Hỗ trợ thiết lập rút tiền nhanh
Tại Perpetual, nhà giao dịch sẽ không gặp bất kỳ khó khăn gì nếu cần kết nối ví Metamask hoặc những loại ví tương thích khác với giao thức. Việc kết nối thành công chỉ diễn ra trong vòng một phút, sau đó trader sẽ thoải mái thực hiện giao dịch mà không bị giới hạn.
Đặc biệt, Perpetual còn cho phép trader thực hiện rút tiền chỉ sau vài giây cho dù dịch vụ của giao thức gặp phải sự cố. Tiền của người dùng sẽ được rút ra nhanh chóng, mức phí rút khá ưu đãi.
Mức đòn bẩy tương đối cao
5. Phương thức hoạt động của giao thức Perpetual
Như đã nói ở trên, PERP Token được thiết kế để tạo điều kiện cho việc mua bán các hợp đồng vĩnh viễn dễ dàng, thuận lợi hơn. Phương thức được thực hiện bằng cách tạo một phiên bản mới của AMM, một kỹ thuật sử dụng hàm toán học để xác định giá của tài sản. Bên cạnh đó AMM còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc swap hai hoặc nhiều tài sản.
5.1. Tạo lập thị trường tự động ảo
Trong các thiết lập AMM phổ biến nhất, người dùng sẽ gửi tiền điện tử vào các nhóm thanh khoản đại diện cho các giao dịch nhất định. Người dùng sẽ phải trả một khoản phí được phân bổ cho tất cả các nhà cung cấp thanh khoản theo tỷ lệ dựa trên phần mà họ đóng góp cho nhóm.
Các nhà cung cấp giao thức DeFi cùng với các nhà giao dịch tham gia đều sẽ xác định giá cho từng cặp và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc trao đổi tài sản thực tế.
Ngược lại, vAMM của Perpetual Protocol được thiết kế chỉ để xác định giá chứ không phải để trao đổi. vAMM và các dự án DeFi khác đều sử dụng cùng một hàm toán học nhưng không có tài sản tiền điện tử thực nào được lưu trữ trong thị trường này. Đây là lý do tại sao vAMM được gọi là Trình tạo thị trường tự động “ảo”.
Tạo lập thị trường tự động ảo
5.2. Quỹ bảo hiểm
Trong quá trình thanh lý xuất hiện những tổn thất hay khi các nhà giao dịch không có khả năng tài trợ cho các khoản thanh toán vị thế sẽ gây nên những tổn thất không mong muốn. Khi đó, quỹ bảo hiểm sẽ là biện pháp bảo vệ nhà đầu tư.
Quỹ này được tích lũy thông qua việc sử dụng giao thức bởi vì đây là nơi nắm giữ 50% phí giao dịch. Khi quỹ bảo hiểm cạn kiệt làm thế nào để bảo vệ khả năng thanh khoản của hệ thống? Trong trường hợp này một hợp đồng thông minh sẽ được kích hoạt để tạo ra PERP mới, sau đó bán chúng để thế chấp trong Vault.
Quỹ bảo hiểm
Xem thêm: POND coin là gì? Toàn bộ kiến thức về Marlin Protocol
6. Sàn giao dịch và ví lưu trữ Token PERP
Sàn giao dịch và ví lưu trữ của Token PERP có những đặc điểm riêng, khác biệt với các nền tảng khác? BHO Network sẽ giúp bạn tìm hiểu ở nội dung dưới đây.
6.1. Sàn giao dịch token PERP
Hiện tại PERP token đang được giao dịch tại nhiều sàn giao dịch khác nhau, tổng volume giao dịch khoảng gần 7 triệu $ mỗi ngày. Các sàn giao dịch niêm yết Token PERP hiện tại gồm các sàn Uniswap, MXC, FTX, Bkex, BitZ, LBank, Hotbit, Gate.io, Bibox.
Sàn Hotbit hỗ trợ giao dịch token PERP
6.2. Ví lưu trữ token PERP
PERP là một token ERC20. Giá trị của đồng token tương thích trên nhiều loại ví điện tử khác nhau. Do dó, bạn có thể tùy ý lựa chọn wallet theo mong muốn của mình. Các bạn có thể chọn các loại ví sau:
- Ví sàn
- Ví ETH thông dụng: Metamask, Myetherwallet, Mycrypto
- Ví lạnh: Ledger, Trezor
Hoặc bạn cũng có thể lưu trữ token PERP trực tiếp trên sàn giao dịch, nơi bạn đã mua token đó. Nhưng phải nhớ là bật bảo mật đầy đủ nhé.
Ví lưu trữ token PERP
7. Lộ trình phát triển và những cập nhật mới
Trong quý 1/2021, dự án đã triển khai các hạng mục như Transaction Mining, Stats dashboard (ecosystem), Staking Pool, Trading interface redesign, Keeper Bots (open source). Theo thông tin được cập nhật tại thời điểm viết bài viết này, Perpetual Protocol cũng có kế hoạch triển khai xDai Native UI, Limit, Stop Orders, Mobile UI (e.g for use with Metamask Mobile) nhưng chưa có thời gian cụ thể.
Cuối tháng 6/2021, PERP Coin vừa ra mắt các tiết lộ cho phiên bản V2 với tên gọi Curie. Qua phiên bản này:
- Perpetual Protocol V2 sẽ chạy trên Arbitrum, người dùng sẽ có những trải nghiệm tốt hơn, chi phí rẻ hơn,…
- Dự án sẽ hợp tác với Uniswap V3 với tính năng tập trung thanh khoản từ đó các lệnh volume lớn sẽ ít bị lệch giá hơn trước.
- Cross-margin: bạn sẽ có thể thực hiện mở nhiều lệnh cùng lúc với tổng tài sản trong tài khoản.
- Bạn có thể sử dụng nhiều tài sản khác nhau để làm thế chấp thay cho USDC ở V1. Ví dụ bạn dùng ETH làm thế chấp cho long BTC. Nếu giá BTC tăng, thì lợi nhuận bạn nhận được là USDC. Còn nếu như giá giảm, người dùng sẽ nhận về ít ETH hơn.
- Oracle được sử dụng trong phiên bản này là Chainlink và Uniswap V3 TWAP. Do đó, người dùng sẽ có thể giao dịch được Forex, chứng khoán, tài sản khác ngoài Crypto.
Roadmaps & Updates
Tham khảo: Celo là gì? Tất tần tật về dự án dự án Celo và CELO Coin
8. Đội ngũ dự án, nhà đầu tư & đối tác
Ngoài thông tin Perpetual Protocol là gì, bạn đọc nên tìm hiểu về các yếu tố khác như đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và các đối tác, các sản phẩm, tính năng của dự án. Bởi những thông tin hữu ích này sẽ phục vụ và giúp bạn trong quá trình đầu tư. Phần nội dung dưới đây BHO Network sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
8.1 Đội ngũ phát triển, đối tác và nhà đầu tư
Trước hết và về các nhà đầu tư cho dự án. Perpetual Protocol thông báo rằng đã huy động được 1,8 triệu USD trong Strategic Round với sự tham gia của Multicoin Capital Zee Prime Capital, Three Arrows Capital, CMS Holdings, LLC. Alameda Research, người hợp tác chiến lược với FTX, trong đó, dẫn đầu là Multicoin Capital.
Ngoài ra còn có các Strategic angel khác bao gồm Binance Labs, Andrew Kang, George Lambeth, Calvin Liu, Tony Sheng, Alex Pack và Regan Bozman.
Các đối tác của PERP Coin là gì? Hiện tại BHO Network có thể liệt kê các đối tác của token PERP như sau:
-
Chainlink: Chainlink sẽ cung cấp Decentralized Price Oracle an toàn và đáng tin cậy cho dự án. Đảm bảo rằng dự án có một funding payment system hoạt động tốt. Điều này cho phép người dùng tin tưởng vào sự tái cân bằng tự động của nền tảng rằng nó sẽ mang lại sự an toàn cho tiền của họ.
-
xDai: Tầm quan trọng của khả năng mở rộng đã được chứng minh khi giá gas cao trên Ethereum. Perpetual Protocol lựa chọn xDAI bởi sự tương thích và thân thiện với người dùng của chúng.
Perpetual Protocol được bắt đầu bởi một đội ngũ những người đam mê tiền điện tử đến từ Đài Loan. Hiện tại đội ngũ phát triển ấy đã bao gồm rất nhiều thành viên trên khắp thế giới.
Đội ngũ phát triển, đối tác và nhà đầu tư
8.2 Sản phẩm và tính năng
Hiện tại BHO Network đã cập nhật được những thông tin sau:
- 20x Leverage On-Chain Perpetual Contact: Trader có thể giao dịch với đòn bẩy lên 20X long hoặc short. Giao dịch có phí minh bạch và thanh khoản được đảm bảo 24/7.
- vAMM đảm bảo tính thanh khoản: Nội dung đều có thể được hỗ trợ thông qua Perpetual Contract trên Perpetual Protocol. Cho dù đó là vàng, fiat, BTC, BCH, ETH,… Thông tin Perpetual Protocol yêu cầu là nguồn cấp giá cho tài sản cơ bản từ một nhà oracle.
- Không impermanent loss do biến động giá: Trái ngược với DeFi, Protocol phổ biến sử dụng AMM như Uniswap và Balancer. Staker trên Perpetual Protocol không phải chịu tổn thất vô thường nào do biến động giá gây ra.
Sản phẩm và tính năng
8.3 Tiềm năng của dự án
Perpetual Protocol là dự án tiềm năng trong mảng hợp đồng vĩnh cửu của hệ sinh thái DeFi. Khi Mainnet chính thức ra mắt, các ứng dụng sử dụng Perpetual Protocol tạo ra nhiều sản phẩm hợp đồng vĩnh cửu. Điều này sẽ giúp lượng người dùng tăng, phí giao dịch thu được tăng. Bên cạnh đó, Holder của PERP cũng sẽ được chia nhiều thưởng hơn, tăng nhu cầu mua và nắm giữ.
Hiện tại, vốn hóa thị trường ngoại hối truyền thống toàn cầu đã đạt giá trị hàng nghìn tỷ đô. Nếu một phần nhỏ của số tiền này đổ vào giao thức trên nền tảng Blockchain thì Perpetual Protocol sẽ đạt được những bước tiến vượt bậc trong tương lai.
Tiềm năng của dự án
Những bài viết cùng chủ đề:
- CertiK (CTK) là gì? Tất tần tật về dự án và đồng coin CTK
- Sol invictus (IN) là gì? Tổng quan về dự án và đồng coin IN
Trên đây có đầy đủ mọi thông tin về PERP Token và Perpetual Protocol để giúp bạn có thêm kiến thức khi tìm hiểu về dự án và đưa ra những nhận định cho riêng mình khi đầu tư. BHO Network mong rằng, bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều giá trị thiết thực nhất, theo dõi thường xuyên trang web để cập nhật nhanh nhất và chính xác nhất nhé.
Xuất bản ngày 30 tháng 5 năm 2022
Chủ đề liên quan